Viêm khớp tay: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh viêm khớp

Viêm khớp tay là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Đau nhức, mất sức khiến mọi sinh hoạt trong cuộc sống bị cản trở, bất lực. Nguyên nhân gây nên chứng bệnh viêm khớp tay là gì, làm cách nào để cải thiện và điều trị bệnh. Vậy viêm khớp tay là bệnh gì? Xuất hiện ở những bộ phận nào

Viêm khớp tay là tình trạng đau nhức, mỏi, mất khả năng cử động ở các bộ phần trên cánh tay và bàn tay. Các khớp bị bào mòn do thoái hóa, sụn khớp bị tổn thương hay nhiễm trùng ổ khớp. Tình trạng viêm đau có thể xuất hiện ở hầu hết các khớp bộ phận:

  • Khớp cổ tay
  • Khớp bàn tay
  • Khớp khuỷu tay
  • Khớp tay

Bị viêm khớp tay khiến các khớp bị cứng lại, khó xoay trở, khó vận động. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nhưng không thể tránh khỏi các biến chứng như: Mất chức năng cầm nắm, vận động, tàn tật vĩnh viễn; teo cơ; bàn tay, cánh tay bị biến dạng;…

Nguyên nhân bệnh viêm khớp tay thường gặp

Thực tế, có rất nhiều yếu tố cộng hưởng gây nên chứng viêm đau tay, cụ thể như:

Tuổi tác

Có thống kê đã chỉ ra rằng, ở độ tuổi > 70, có ít nhất 26% nữ giới và 13% nam giới mắc chứng đau khớp tay. Xương khớp sẽ bị lão hóa theo thời gian, đó là lý do vì sao người cao tuổi thường mắc các chứng bệnh về đau xương khớp.

Khi mật độ canxi suy giảm, xương trở nên yếu và tổn thương hơn. Các sụn khớp cũng qua một thời gian dài cọ xát vào nhau, bị bào mòn, có thể hình thành các gai xương, gây viêm đau.

Từ sau 40 tuổi, chúng ta sẽ bắt đầu nhận thấy các biểu hiện của viêm đau, sưng tấy, suy giảm chức năng xương khớp

Chấn thương

Chấn thương do tác động cơ học, vật lý bên ngoài là một trong những nguyên nhân gây viêm khớp tay điển hình nhất. Chấn thương có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, tại bất kỳ bộ phận nào và gây ra những hậu quả khôn lường.

Ở mức độ nhẹ, chấn thương có thể khiến bong gân, viêm gân, viêm điểm bám gân; nặng hơn có thể khiến viêm khớp, gãy hoặc rạn xương khớp. Bởi vì tay là bộ phận linh động và đảm nhiệm nhiều chức năng vận động đối với con người.

Do vậy, chấn thương tay rất dễ xảy ra, ví dụ một số trường hợp như: cầm vật nặng, chống tay, kéo đẩy,…

Tính chất công việc

Một số công việc được nhận định là có nguy cơ gây viêm khớp tay do thói quen hoặc tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần. Ví dụ, dân văn phòng thường xuyên dùng máy tính, nhân viên xưởng sản xuất, vận động viên thể thao,… Những thao tác công việc sử dụng tay với tần suất lớn khiến các khớp xương vận động quá sức rất dễ xảy ra tình trạng viêm đau.

Tư thế sinh hoạt

Tương tự như tính chất công việc, một vài tư thế sinh hoạt sử dụng tay hàng ngày nếu lặp lại mỗi ngày cũng sẽ khiến khớp tay bị ảnh hưởng rất lớn. Ví dụ như thói quen nằm nghiêng đè lên tay hay thói quen chống tay. Những thói quen này ban đầu không có gì bất thường nhưng mỗi ngày một chút, khớp xương sẽ bị tổn thương một cách từ từ.

Di truyền

Các bệnh lý liên quan đến xương khớp như thoái hóa khớp, bệnh lý thoát vị đĩa đệm, đau khớp gối, khớp tay… đều có thể di truyền. Những người có bố mẹ, người thân trong gia đình có tiền sử các vấn đề xương khớp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.

Giới tính

Nghiên cứu chỉ ra rằng, nữ giới có tỉ lệ mắc viêm khớp tay nói riêng và gặp các vấn đề khác liên quan đến xương khớp nhiều hơn so với nam giới, con số này xấp xỉ là 60 : 40. Đặc biệt, đau khớp tay khi mang thai và sau thai kỳ chiếm tỉ lệ rất lớn.

Lý giải điều này có thể là do tính chất xương của phụ nữ yếu hơn, kém chắc khỏe hơn so với nam giới. Khi mang thai, cơ thể thay đổi nội tiết, nhiều khớp xương phải chịu áp lực mạnh do tăng cân nên bị tổn thương, đặc biệt là khớp gối.

Viêm khớp khuỷu tay là bệnh gì? Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh ?

Về kiến thức giải phẫu, khuỷu tay là bộ phận nối liền cánh tay và cẳng tay. Khớp tại khuỷu tay sẽ có ba phần nhô ra liên kết với gân cơ, hệ thống dây chằng, cụ thể như sau:

  • Phần bên ngoài (còn gọi là mỏm trên cầu lồi ngoài): Nơi bám của các nhóm cơ duỗi các ngón tay và cổ tay
  • Phần bên trong (còn gọi là mỏm trên cầu lồi trong): Nơi bám của các nhóm cơ gập các ngón tay và cổ tay
  • Phần xung quanh: Nơi bám của hệ thống dây chằng và bao khớp.

Viêm khớp khuỷu tay là bệnh lý xương khớp xảy ra với phần mỏm trên cầu lồi ngoài, gây viêm và rách vùng gân cơ tại đây. Khi đó, người bệnh có các biểu hiện đặc trưng như đau nhức, sưng tấy, tê bì ổ khớp bị viêm nhiễm,…

Tình trạng viêm nhiễm tại vị trí này khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động cầm nắm, co duỗi và quay cánh tay. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, người bệnh sẽ nhận thấy sự hạn chế trong các hoạt động hàng ngày như: Cầm nắm; gõ bàn phím; mở cửa;….

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp khuỷu tay

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp khuỷu tay, trong đó bao gồm các nguyên nhân về bệnh lý hoặc do tác động từ môi trường ngoài. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân do bệnh lý

Viêm khớp khuỷu tay có thể khởi phát riêng biệt hoặc là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Đau nhức tại khớp khuỷu tay có thể do các bệnh lý sau:

  • Viêm bao hoạt dịch: Bệnh này gây tác động đến sự ổn định trong hoạt động của bao hoạt dịch – nơi chứa chất lỏng bôi trơn ổ khớp, giảm ma sát khi cử động. Biểu hiện đặc trưng của tình trạng này là tê bì, cứng khớp và sờ vào thấy tấy đỏ, ấm nóng.
  • Viêm khớp dạng thấp:Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý liên quan đến sự rối loạn miễn dịch. Khi đó, hệ miễn dịch trong cơ thể nhận nhầm các tế bào khỏe mạnh là dị nguyên và tấn công chúng. Biểu hiện của bệnh thể hiện rõ ngoài da, mắt, tim và phổi kèm theo các triệu chứng toàn thân như nóng sốt, mệt mỏi.
  • Thoái hóa khớp: Tình trạng này liên quan đến sự lão hóa của cơ thể khi tuổi tác tăng lên. Các mô sụn khớp bị bào mòn, tăng sự ma sát khi vận động, có thể nghe rõ âm thanh lục cục khi di chuyển.
  • Loạn sản xương: Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng hoại tử phần xương bên dưới mô sụn (do máu kém lưu thông trong cơ thể). Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây rạn xương, nứt và gãy xương.

Ngoài các bệnh lý trên, viêm khớp khuỷu tay còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác. Do đó, để được nhận định chính xác về nguyên nhân, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương án chữa trị phù hợp.

Nguyên nhân do tác động bên ngoài

Trong một số trường hợp khác, bệnh viêm khớp khuỷu tay có thể xảy ra do tác động khách quan từ bên ngoài, cụ thể như:

  • Chấn thương: Bị tai nạn dẫn đến chấn thương cũng là nguyên nhân gây bệnh. Do đó, cần xử lý triệt để nếu gặp chấn thương liên quan đến xương khớp. Không chủ quan trong điều trị vì có thể gặp một số biến chứng như xương tay phát triển không đồng đều, viêm khớp, nhiễm trùng khớp,…
  • Tính chất công việc: Bệnh xương khớp thường xuất hiện ở những người có tính chất công việc nặng nhọc, thường phải bê vác. Tình trạng viêm nhiễm tại khớp tay thường xuất phát do phải lặp lại các hoạt động ở tay liên tục (thợ xây, thợ sửa chữa,…)
  • Chơi thể thao quá sức: Hoạt động thể thao quá sức, thực hiện sai kỹ thuật cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm nhiễm tại xương khớp. Một số bộ môn dễ dẫn đến tình trạng này nhất là chơi tennis, chơi golf (cần nhiều lực ở tay khi thực hiện động tác).

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp khuỷu tay

Tương tự như các bệnh lý viêm khớp thông thường, viêm khớp khuỷu tay cũng có những dấu hiệu tương tự. Do vị trí viêm nhiễm ở khuỷu tay nên cần chú ý một số dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Đau nhức ổ khớp: Người bệnh có biểu hiện đau nhức tại khuỷu tay. Cơn đau tăng dần từ mức độ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm. Đặc biệt, đau dữ dội khi cử động tay liên tục, đau khi ấn vào vị trí viêm nhiễm.
  • Cứng khớp: Bệnh gây hiện tượng cứng khớp, cảm giác tê bì, nhức mỏi có thể cảm nhận rõ. Khu vực khớp bị viêm có thể sưng tấy, phù nề, cảm giác nóng dần lên khi ấn vào.
  • Giảm lực cánh tay: Các bệnh lý tại khớp thường ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của bộ phận đó. Người bệnh cảm thấy mất sức ở cánh tay, khó có thể điều khiển hoạt động theo ý muốn.
  • Hạn chế vận động: Nếu để bệnh diễn tiến kéo dài, cánh tay gần như không thể vận động. Các hoạt động như cầm nắm, duỗi, co, gõ bàn phím, cầm cốc,… đều trở nên khó khăn.

Ngoài các triệu chứng trên, tùy tình trạng người bệnh mà có thể xuất hiện nhiều biểu hiện khác gây nhầm lẫn trong chữa trị. Do đó, cần chủ động đi thăm khám nếu thấy các cơn đau bất thường tại xương khớp để bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn đúng điều trị đúng cách.

Một số sự thật về đau khớp cổ tay

Đau khớp cổ tay là tình trạng phổ biến có thể xảy ra do một tác động hoặc chấn thương bất ngờ. Cơn đau xuất hiện sẽ làm cản trở các hoạt động hàng ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống bởi khớp cổ tay đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các động tác cơ bản của cơ thể như cầm nắm, viết chữ, đánh máy vi tính, nhắn tin…

Khớp cổ tay là “nơi gặp nhau” của các khớp nhỏ ở xương bàn tay và cẳng tay. Vậy nên, bất kỳ vị trí nào trên bàn tay hoặc cánh tay bao gồm xương, gân, dây chằng bị tổn hại cũng khiến cho khớp cổ tay bị đau nhức.

Cơn đau nhức ở cổ tay có thể là hiện tượng đột ngột do bong gân hoặc gãy xương, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề xương khớp mãn tính như viêm khớp, thoái hóa khớp, hội chứng ống cổ tay… Chính bởi vì đau khớp cổ tay đến từ những nguyên nhân khác nhau, thế nên chúng ta cần phải chẩn đoán chính xác nguyên nhân mới đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây đau khớp cổ tay

Khớp cổ tay bị đau vì nhiều lý do, có thể đơn giản chỉ là do tay phải gõ bàn phím máy tính quá nhiều nhưng cũng có thể là bởi xương khớp đang chịu một tổn thương nghiêm trọng. Vậy nên, nếu bị đau khớp cổ tay (tức thời hoặc lâu ngày), bạn hãy nghĩ đến những nguyên nhân sau đây:

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay còn được gọi là hội chứng đường hầm cổ tay phát sinh khi dây chằng dày lên gây áp lực đối với dây thần kinh. Vì dây thần kinh bị chèn ép nên gây ra cảm giác đau, tê và mỏi ở cổ tay.

Những người làm việc với máy tính liên tục hoặc bị béo phì, tiểu đường và viêm khớp có nguy cơ bị hội chứng ống cổ tay cao. Trong đó, dân văn phòng công sở là đối tượng có tỷ lệ mắc hội chứng này ngày một gia tăng.

Viêm khớp, thoái hóa khớp

Bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp do sụn và xương dưới sụn bị mòn có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp trên cơ thể, bao gồm cả khớp cổ tay. Viêm hay thoái hóa khớp cổ tay không chỉ gây ra cảm giác đau mà còn làm giảm khả năng vận động của tay.

Viêm khớp dạng thấp

Là bệnh tự miễn tức là các mô khỏe mạnh bị phá vỡ bởi chính hệ thống miễn dịch cơ thể, viêm khớp dạng thấp không chỉ gây đau ở khớp cổ tay mà có thể khiến tất cả các khớp nằm trong vùng ảnh hưởng chịu cảm giác này.

Hội chứng De Quervain

Còn được biết đến với tên gọi viêm bao gân De Quervain – Hội chứng De Quervain là tình trạng gân ở phía ngón tay cái của cổ tay bị viêm và sưng lên gây ra cảm giác đau rát bên trong cổ tay. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng viêm bao gân chưa được xác định cụ thể, nhưng thường liên quan đến chấn thương hoặc những động tác sử dụng cổ tay lặp đi lặp lại nhiều lần.

Viêm gân cổ tay

Khi phải thực hiện một chuyển động lặp đi lặp lại liên quan đến cổ tay sẽ khiến gân quanh khớp cổ tay cọ xát vào xương gây viêm. Viêm gân cổ tay gây đau nhức và hạn chế các cử động cầm, nắm của ngón tay.

Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng tạo thành lớp đệm cho các khớp, bao gồm cả khớp cổ tay. Khi bao hoạt dịch ở cổ tay bị viêm sẽ khiến vùng cổ tay đau, sưng tấy và đỏ rát.

Bệnh gout

Bệnh gout là hệ quả của việc cơ thể bị kích thích sản xuất quá nhiều Axit Uric (chủ yếu do thói quen uống rượu bia). Axit Uric dư thừa có thể đọng lại trong khớp dẫn đến đau và sưng đầu gối, mắt cá chân, cổ tay và bàn chân.

U nang hạch

U nang hạch là những mô mềm thường xuất hiện ở cổ tay do lớp lót và dây chằng suy yếu. Những u nang mô mềm này làm cho khớp cổ tay bị tê, ngứa và đau.

Bong gân

Theo Hiệp hội phẫu thuật bàn tay Hoa Kỳ , bong gân cổ tay xảy ra do ngã hoặc uốn cong cổ tay về phía sau quá nhiều. Tùy thuộc vào từng cấp độ (cấp độ I: Giãn dây chằng, cấp độ II: Rách dây chằng và cấp độ III: Đứt dây chằng) mà mức độ đau cổ tay nhiều hay ít.

Chấn thương

Những chấn thương khi tham gia các môn thể thao bao gồm bóng đá, bowling, golf, tennis… khiến bong gân, trật khớp cổ tay mang theo những cơn đau nhức và sưng tấy mỗi khi phải cử động bàn tay.

Lặp đi lặp lại động tác trong thời gian dài

Khi bạn lặp đi lặp lại một động tác nào đó, chẳng hạn như gõ bàn phím, cắt tóc, đan, vẽ hoặc may quần áo… trong thời gian dài cũng có thể khiến cổ tay bị nhức mỏi và đau.

Đau nhức khớp cổ tay không phân biệt nam-nữ, già-trẻ, vận động nhiều hay thường ngồi một chỗ – Bất kể bạn là ai, bạn bao nhiêu tuổi và bạn làm công việc gì thì đều có nguy cơ đau cổ tay.

Các triệu chứng đi kèm đau khớp cổ tay

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau cổ tay, mức độ đau nhức, thời gian đau nhức và vị trí đau nhức sẽ có sự khác nhau. Và đau khớp cổ tay sẽ không “đơn độc” xuất hiện mà thường sẽ đi kèm với những triệu chứng dưới đây:

  • Cứng khớp ở cổ tay và lan xuống các ngón tay.
  • Khó cầm nắm đồ vật, nhất là vật nặng hoặc quá nhỏ và mỏng.
  • Phát ra âm thanh răng rắc khi cử động cổ tay.
  • Các ngón tay tê, ngứa và mất dần cảm giác.
  • Gặp khó khăn ngay cả khi thực hiện những động tác đơn giản.

Mức độ nặng-nhẹ của các triệu chứng này phụ thuộc vào lý do bị đau nhức khớp cổ tay của bạn là gì? Và nếu ngay cả khi nghỉ ngơi, không diễn ra bất kỳ hoạt động nào mà cơn đau cùng những triệu chứng kể trên vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn trở nặng hơn thì bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp ngay lập tức.

Viêm khớp bàn tay: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Thời điểm chuyển giao mùa là lúc các bệnh lý về xương khớp biểu hiện mạnh lên, trong đó có viêm khớp bàn tay. Tình trạng này gặp ở nhiều lứa tuổi và triệu chứng ở giai đoạn mới phát triển không rõ ràng, do vậy bệnh nhân thường chưa có phương án điều trị hợp lý.

VIÊM KHỚP BÀN TAY LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Viêm khớp bàn tay là tổng hợp của các tình trạng viêm tại chỗ, đau có lan tỏa tại mô mềm, nóng sốt ổ khớp và thiếu linh hoạt trong cử động bàn tay. Bệnh thường biểu hiện nặng hơn ở mùa lạnh và ở đối tượng người cao tuổi.

Viêm khớp bàn tay có thể tác động đến các khớp lân cận như: Khớp cổ tay, dây chằng tay vai gáy. Do vậy tại thời điểm ban đầu khó có thể phân biệt được với các bệnh lý khác.

Mặt khác, do người bệnh chưa xác định rõ được nguyên nhân nên thường sẽ sử dụng các thuốc cắt cơn triệu chứng ngay khi mới chớm xuất hiện. Việc làm này khiến quá trình chẩn đoán bệnh về sau khó khăn hơn. Đối với trường hợp có biểu hiện đau nhẹ và có hồi phục nhưng tái diễn lại nhiều ngày nên theo dõi và đi thăm khám sớm.

Giai đoạn đầu chưa làm bệnh nhân cảm thấy khó chịu nhiều và cũng chưa có biến chứng gì cụ thể. Tuy nhiên bệnh thường tiến triển âm thầm và thời gian dài sẽ có những hậu quả nhất định.

Viêm khớp bàn tay khi đã chuyển sang giai đoạn nặng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Bất động chi tay và khớp trong lòng bàn tay.
  • Các khớp dính lại thành một, tức là không còn khả năng gập duỗi.
  • Hoại tự ổ khớp và có thể phải phẫu thuật.
  • Viêm kéo dài có thể gây nhiễm khuẩn huyết.

Do vậy, nếu bạn có những biểu hiện của bệnh thì nên điều trị sớm và có kế hoạch phục hồi chức năng để giảm thiểu tối đa các biến chứng sau này.

NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VIÊM KHỚP BÀN TAY

Viêm khớp bàn tay có thể xuất hiện do nguyên nhân tại khớp, hoặc cũng có thể do các bệnh lý khác gây nên. Với mỗi yếu tố gây bệnh, biện pháp điều trị sẽ khác nhau tương đối, tuy nhiên biểu hiện triệu chứng tại khớp lại có quy chuẩn rõ ràng.

NGUYÊN NHÂN

Viêm khớp bàn tay có thể do các nguyên nhân dưới đây gây ra.

Chấn thương khớp bàn tay

Viêm khớp bàn tay có thể gặp trong chấn thương thường ngày hoặc tập luyện. Thường gặp ở đối tượng là các vận động viên hoặc người chuyên tập về thể hình cần sử dụng nhiều đến chi tay.

Trong nhiều trường hợp va chạm cấp tính như: Tai nạn hoặc ngã thì biểu hiện bệnh còn phát triển toàn thân. Đối với tình huống bất ngờ, phải sơ cứu cố định các khớp trong thời gian đưa đi cấp cứu.

Thiếu nguyên liệu phát triển hệ xương

Thiếu chất cũng dẫn tới viêm khớp bàn tay. Khi bệnh nhân không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ khiến các khớp phát triển không đồng đều, từ đó dẫn tới những tác động lực khác nhau tại chi. Như vậy sẽ có khớp phải chịu áp lực nhiều hơn và có tổn thương viêm tại chỗ.

Thường gặp ở đối tượng người đang trong giai đoạn phát triển hoặc gặp vấn đề về hấp thu.

Làm việc nặng thường xuyên

Thường xuyên tác động lên xương bàn tay một lực quá sức thì các khớp tại đây dần bị rạn nứt và có thoái hóa xuất hiện. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi và hạn chế các vận động tương tự trong khoảng thời gian điều trị.

Vết thương sâu mô mềm lan tỏa

Trong trường hợp có tổn thương mô mềm tại bàn tay mà không có phương pháp điều trị đúng cũng khiến vi khuẩn có thể xâm nhập sâu hơn vào hệ xương. Biểu hiện sốt toàn thân kèm theo có thể khiến bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng cấp tính và có tiên lượng xấu ngày từ đầu.

Viêm dây chằng bàn tay

Viêm dây chằng bàn tay nếu để kéo dài sẽ lan tỏa sang các khớp và gây viêm tương xứng.

Thoái hóa khớp bàn tay

Thường gặp ở đối tượng người già, có hệ xương khớp thoái hóa. Lúc này tại các khớp không còn tạo dịch nhầy nhiều nên quá trình vận động sẽ khiến xương bị bào mòn và gây viêm tại chỗ.

Nên sử dụng các sản phẩm bổ trợ để cải thiện lượng dịch nhầy ổ khớp, hỗ trợ vận động hiệu quả hơn.

Viêm khớp dạng thấp

Bẹnh lý viêm khớp dạng thấp gây biến chứng rõ rệt tại các khớp chi đối xứng, do vậy đây cũng có thể là nguyên nhân gây viêm khớp bàn tay. Biện pháp điều trị khá phức tạp và dễ có biến chứng về sau nên người mắc phải chú ý.

Thay đổi thời tiết

Thay đổi thời tiết khiến hệ thần kinh bị tác động, đồng thời cũng là lúc vi khuẩn phát triển thuận lợi. Do vậy khả năng nhiễm khuẩn từ bên ngoài cao hơn rất nhiều.

Ở người có hệ miễn dịch suy giảm hoặc đang sử dụng các thuốc điều trị khác, nên chú ý đến sức khỏe và bổ sung dưỡng chất cần thiết để tránh nguy cơ mắc bệnh.

Thay đổi hormone

Ở nam giới trên 40 tuổi, hormone testosterone bị suy giảm, dẫn tới các hệ lụy trên xương khớp. Bên cạnh đó nguy cơ loãng xương với phụ nữ tiền mãn kinh cũng được xác thực. Do vậy cần có các biện pháp phòng ngừa hợp lý.

TRIỆU CHỨNG

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm khớp bàn tay bao gồm:

  • Cảm giác đau tại khớp với mức độ từ âm ỉ đến dữ dội.
  • Kèm theo cảm giác phồng tại các kẽ ngón tay, kèm theo sưng đau các khớp ngón tay.
  • Cử động khớp bàn tay khó khăn, có thể phục hồi hoặc không phục hồi.
  • Đau lan tỏa sang khu vực cánh tay và vai gáy trong trường hợp nặng.
  • Nóng sốt tại khớp và có thể toàn thân.
  • Ấn lõm tại mô mềm bàn tay.
  • Có hạch nổi tại cổ hoặc phần nách.
  • Biểu hiện toàn thân: Mệt mỏi, hạ huyết áp, kém ăn…

Điều trị bệnh viêm khớp

Thuốc

Để giảm đau, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng:

  • Thuốc bôi: Chẳng hạn như capsaicin hoặc diclofenac, được áp dụng bôi vùng da trên khớp
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Chẳng hạn như acetaminophen (Efferalgan), ibuprofen.
  • Thuốc giảm đau theo toa: Chẳng hạn như celecoxib (Celebrex) hoặc tramadol.

3.2 Nẹp

Một thanh nẹp có thể hỗ trợ khớp của bạn và hạn chế chuyển động của ngón tay cái và cổ tay của bạn. Bạn có thể đeo nẹp chỉ vào ban đêm hoặc suốt cả ngày và đêm.

Nẹp có thể giúp:

  • Giảm đau
  • Định vị đúng khớp
  • Giúp khớp được nghỉ ngơi

3.3 Phẫu thuật

Nếu bạn không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc nếu bạn hầu như không thể gấp duỗi ngón tay cái, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:

  • Phẫu thuật làm cứng khớp(arthrodesis): khớp bị ảnh hưởng được cố định vĩnh viễn. Sau khi làm cứng thì khớp có thể chịu trọng lượng mà không đau, nhưng không linh hoạt.
  • Thay khớp(arthroplasty): Tất cả hoặc một phần của khớp bị ảnh hưởng được loại bỏ và thay thế bằng một khớp nhân tạo.

Sau khi phẫu thuật, bạn có thể đeo băng hoặc nẹp trên ngón tay cái và cổ tay trong khoảng 6 tuần. Sau đó bạn có thể tập vật lý trị liệu để giúp lấy lại sức mạnh và chuyển động của tay.

4. Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Để giảm đau và cải thiện khả năng vận động của khớp, bạn nên cố gắng:

  • Sử dụng dụng cụ cầm tay: Cân nhắc mua thiết bị thích ứng – chẳng hạn như dụng cụ mở lọ, chìa khóa xoay và khóa kéo lớn – được thiết kế cho những người có hạn chế vận động tay. Thay thế tay nắm cửa truyền thống, mà bạn phải nắm bằng ngón tay cái của bạn, bằng đòn bẩy.
  • Áp dụng lạnh: Làm lạnh lớp băng khớp trong 5 đến 15 phút vài lần một ngày có thể giúp giảm sưng và đau.
  • Áp dụng nhiệt: Đối với một số người, nhiệt có thể hiệu quả hơn lạnh trong việc giảm đau.

Bệnh nhân bị viêm khớp ngón tay có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám và điều trị. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cơ xương khớp được đào tạo bài bản, giàu chuyên môn và kinh nghiệm; hệ thống trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn quốc tế; chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, cho hiệu quả chẩn đoán và điều trị cao.

 

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *