Nhận biết nguyên nhân, cách điều trị thoái hóa khớp háng

Đau ở khớp háng

Thoái hóa khớp háng không nằm trong nhóm khớp thường bị bệnh nhưng cũng có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Nó sẽ làm thay đổi cấu trúc của khớp, làm cho quá trình vận động, đi lại khó khăn. Điều trị sớm sẽ giảm triệu chứng giúp người bệnh thoải mái hơn. Cùng xem các dấu hiệu nhận biết mà Bác sĩ Alo đã tổng hợp dưới đây để kịp thời thăm khám bác sĩ.

Thoái hóa khớp háng là gì?

Khớp háng có vai trò nâng đỡ toàn bộ cơ thể phần trên. Cấu tạo bao gồm chỏm xương đùi và ổ chảo của khung chậu. Ở vị trí ổ chảo này có sụn viền xung quanh giúp cho khớp chắc chắn. Vị trí khớp háng ở sâu trong cơ thể nên những dấu hiệu đau, khô hay thoái hóa khớp háng rất khó nhận biết. Phải sử dụng các phương pháp can thiệp hiện đại mới nhận biết được tình trạng bệnh thoái hóa khớp như thế nào.

Đau ở khớp háng
Đau khớp háng khi cử động

Khớp hàng còn có sự liên hệ mật thiết với chân, lưng, vai, điều khiển chi dưới. Khi có hiện tượng đau khớp háng thì bạn nên nghĩ ngay đến thoái hóa khớp. Đó là tình trạng khớp bao quanh bị bào mòn chỏm xương đùi, phần xương dưới sẽ bị tổn thương theo thời gian. Những cơn đau bắt đầu xuất hiện, về lâu dài sẽ dẫn tới viêm.

Có hai dạng thoái hóa vùng khớp háng là:
· Thoái hóa nguyên phát: 50% xuất hiện ở người cao tuổi do tình trạng lão hoá. Bệnh trạng không thể phục hồi.
· Thoái hóa thứ phát: Xuất hiện ở nhiều đối tượng trẻ do chấn thương, tiền sử mắc bệnh viêm khớp, dị dạng bẩm sinh, thừa cân béo , di truyền….

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng

Dựa vào phân loại các dạng thoái hóa vùng khớp háng các chuyên gia đã nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Với dạng thoái hoá khớp háng thứ phát thì không thể loại trừ yếu tố tuổi tác. Các sụn khớp bị nhiên bị bào mòn, màng hoạt dịch không tiết ra chất lỏng bôi tròn đầy đủ. Cơ thể tự nhiên sẽ di chuyển khó khăn và chậm chạp hơn.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa thứ phát thì đa dạng hơn rất nhiều.

  • Chấn thương; trong hoạt động thể thao, lao động nặng nhọc mang vác nặng không đúng cách dễ trật khớp háng, dẫn đến bị thoái hoá, để lại di chứng.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Xương, khớp cần lượng canxi, magie, vitamin các loại đầy đủ và dễ bị phá huỷ bởi các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…. Khi sụn khớp, khớp không được cung cấp đầy đủ sẽ bị suy yếu, giảm chức năng
  • Mắc bệnh nền: Bệnh nhân đã và đang bị viêm khớp, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố…thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao.
  • Bệnh bẩm sinh, lòi ổ cối, chân thấp, chân cao…
  • Nghề nghiệp lao động chân tay nặng , bưng bê, mang vác nặng khiến vùng khớp bị áp lực mạnh.
Thoái hóa khớp háng
Hình ảnh thoái hóa khớp háng

Ngoài ra, tỉ lệ thoái hóa khớp háng phụ nữ thường cao hơn đàn ông. Cân nặng và thời tiết cũng tác động đến hệ thống xương khớp. Đặc biệt triệu chứng thấy rõ rệt với người cao tuổi.

Triệu chứng thoái hóa khớp háng

Ở vùng khớp háng liên quan đến các chi đi lại nên triệu chứng đầu tiên đó là đi lại khó khăn. Cơn đau thường xuyên diễn ra. Cụ thể:

Đau khớp háng bên phải, đau khớp háng bên trái

Triệu chứng đau thường chỉ thoáng qua ở bên khớp trái hoặc khớp phải. Những động tác đi đường dài, leo cầu thang sẽ bị đau. Bớt đau khi nghỉ ngơi. Nếu ban đầu chỉ đau một bên thì lâu dài không điều trị sẽ lan sang bên tiếp theo.
Giai đoạn ban đầu triệu chứng của thoái hóa khớp hàng còn ở vùng bẹn và mặt trước của đùi. Khi bệnh trở nặng sẽ khiến cơn đau lan ra xung quanh, có thể đến tận khớp gối – là nguyên nhân gây đau, thoái hoá khớp gối. Bệnh nhân dễ tê mỏi, khó duỗi chân.

Vi trí thoái hoá hai bên khớp háng
Vi trí thoái hoá hai bên khớp háng

Biến dạng

Giai đoạn nặng hơn hay còn là giai đoạn thứ phát thì khớp háng xuất hiện cơn đau dồn dập và sáng và tối. Dù nghỉ ngơi thì vẫn đau. Đồng thời, lúc di chuyển xác đầu xương khớp chạm vào nhau phát ra tiếng lục cục, lạo xạo lâu dần mất khả năng di chuyển.

Các bắp quanh vùng bẹn bị teo, người bệnh đi bị gập người, dạng háng hoặc người nghiêng sang bên. Đến trường hợp này phương pháp điều trị chắn phải can thiệp nội khoa mới khắc phục được.

Xem thêm Đau khớp háng dấu hiệu và cách điều trị

Cách điều trị thoái hóa khớp háng

Sử dụng biện pháp vật lý trị liệu và thuốc

Thoái hóa khớp háng được điều trị như thế nào? Mục tiêu chính của việc điều trị thoái hóa khớp háng là cải thiện khả năng vận động (khả năng đi lại) và lối sống của người bệnh. Một phần của mục tiêu này liên quan đến việc cải thiện chức năng của hông và kiểm soát cơn đau. Kế hoạch điều trị có thể bao gồm:

· Nghỉ ngơi và chăm sóc khớp
· Sử dụng một cây gậy để giảm trọng lượng khỏi phần hông bị ảnh hưởng
· Kiểm soát cơn đau
· Giảm cân
· Tập thể dục

Trường hợp những cơn đau không được cải thiện thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc. Các loại thuốc hỗ trợ bao gồm:

· Acetaminophen ( Tylenol )
· Thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen ( Advil )
· Thuốc giảm đau theo toa

Phẫu thuật

Thay thế khớp háng

Các liệu pháp bổ sung và thay thế bằng hình thức phẫu thuật sẽ được tiến hành nếu như bệnh phát triển sang giai đoạn nặng. Cơ thể không cải thiện chứng đau, tình trạng viêm càng trầm trọng hơn. Phẫu thuật thay khớp háng để điều trị đau khớp háng thoái hóa là giải pháp tối ưu nhất.

Khớp háng là một cơ chế bóng và ổ cắm. Bóng nằm ở đầu xương đùi (xương đùi). Tổng số phẫu thuật thay khớp háng toàn thay thế các bóng bị hư hỏng với một quả bóng kim loại. Ổ cắm hông được thiết kế lại bằng vỏ kim loại và lớp lót bằng nhựa.

Phẫu thuật thay khớp khi cần thiết
Phẫu thuật thay khớp háng

Tái tạo bề mặt hông là một lựa chọn phẫu thuật có thể giúp giảm đau đồng thời trì hoãn phẫu thuật thay khớp háng . Những bộ phận bị bệnh sẽ được cắt bỏ, các chuyên gia sẽ thay thế bằng kim loại. Tuy nhiên, toàn bộ xương đùi vẫn được bảo toàn. Điều đó giúp cho các ca phẫu thuật thay khớp háng trong tương lai có thể thực hiện được. Thay vì loại bỏ bóng của hốc hông, bác sĩ phẫu thuật sẽ che nó bằng một chiếc mũ kim loại.

Khi nào phải thay khớp háng

Khớp háng nhân tạo sẽ được đưa vào trong cơ thể và sử dụng như khớp tự nhiên. Nên bệnh nhân vẫn đi lại bình thường, ít xảy ra những nguy cơ rủi ro. Phương pháp này được chẩn đoán và chỉ định cho người bị:

· Viêm khớp dạng thấp: Dạng viêm này sẽ ăn mòn xương dần dần. Nếu không thay sớm thì càng gặp nhiều khó khăn.
· Viêm xương khớp: Phần sụn bao bọc xương bị viêm làm thoái hóa dần khớp háng.
· Bị hoại tử xương, khiến xương bị lún, biến dạng.

Phương pháp này chỉ là bước cuối cùng khi các biện pháp không thể cứu cánh được nữa. Tất nhiên nó không thể đảm bảo thành công 100% sau phẫu thuật nên người bệnh cần đến cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại. Hạn chế tối đa những rủi ro sau thay khớp như chảu máu, trật khớp, lỏng khớp. Cần tuân thủ nghiêm ngặt những nội dung bác sĩ đưa ra.

Sử dụng thuốc y học cổ truyền

Trong Đông y, từ cổ xưa đã có sự nghiên cứu rất lâu về chứng bệnh đau háng, đau khớp háng thoái hoá. Nguyên tắc điều trị sẽ đánh vào nguyên nhân gây bệnh, giúp thông khí huyết, bồi bổ can thận. Trên thị trường có khá nhiều bài thuốc đông y chữa bệnh thoái hoá khớp háng, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hoá khớp gối…. hiệu quả.

Biện pháp điều trị này có ưu điểm là giảm đau lâu dài có thể dứt điểm. Không sợ bị tác dụng phụ như như sử thuốc tây, an toàn cho nhiều đối tượng.

Đau khớp háng kiêng ăn gì?

Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể nhưng không thể chữa khỏi bệnh viêm khớp hay thoái hoá khớp. Nhưng nếu đang bị thoái hóa hay viêm mà ăn thực phẩm không phù hợp thì người bệnh sẽ gặp những cơn đau liên tục kéo đến.

Chuyên gia cho rằng đau khớp háng kiêng ăn

· Đồ chiên, nhiều dầu mỡ: Việc dung nạp nhiều dầu mỡ sẽ khiến cơ thể thừa cân. Cơ thể quá nặng làm cho xương khớp phải chịu đựng sức nặng quá mức khiến khớp háng bị tổn thương, sụn khớp bị chèn ép lâu dần dẫn đến thoái hoá, xương thì yếu dần.

· Rượu, bia, thuốc lá: Đây chính là 3 hùng thần giết người một cách thầm lặng. Chất kích thích của nó khiến các mao mạch khớp, tế bào xương bị ảnh hưởng. Người bình thường đã nên hạn chế thì người bệnh càng không nên uống, hút.

Không uống rượu bia, đồ uống có gas
Không uống rượu bia, đồ uống có gas

· Thịt đỏ: Thịt chứa nhiều dinh dưỡng nhưng thịt đổ như thịt bò, thịt cừu, ngựa, vịt lại không tốt cho người bị thoái ohas. Nó chứa nhiều Acid uric làm cho chứng viêm trở nên nghiêm trọng.

· Đồ ăn chứa nhiều đường, muối. Đồ ăn mặn là cho thận tiêu thụ quá nhiều canxi mà xương lại không được cung cấp đủ. Đồ ngọt lại khiến cơ thể thừa cân.

Thay vào đó chế độ ăn hợp lý cho người đau khớp háng thoái hóa là nên ăn nhiều cá béo, cá chứa omega 3 và rau xanh đậm, trà xanh, tỏi. Những thực phẩm này chứa nhiều chất chống oxy hoá khiến xương khớp được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, làm chậm sự tiến triển của bệnh, tăng cường sự chắc khoẻ xương.

Luyện tập giảm đau khớp háng

Tập Yoga tăng sức mạnh hông

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau hông, từ căng cơ và chấn thương đến viêm khớp và rối loạn viêm. Tuy nhiên, tập thể dục nhẹ nhàng vùng hông thường xuyên có thể giúp giảm đau và phục hồi khả năng vận động. Các bài tập trong yoga như kéo giãn khớp hông, căng cơ, kéo lưng giúp tăng cường sức mạnh cho hông, cải thiện khả năng vận động của khớp và giảm đau hông.

Các bài tập linh hoạt và sức mạnh là chìa khóa để giảm đau hông. Mặc dù những bài tập này có thể gây khó chịu tạm thời, nhưng chúng sẽ không gây ra hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau. Nếu một bài tập gây đau, hãy ngừng tập hoặc thử đi với tốc độ chậm hơn hoặc nhẹ nhàng hơn.

Lưu ý khi luyện tập

Những người mới thay khớp háng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào. Lưu ý đầu tiên kéo căng các cơ xung quanh khớp hông, có thể giúp giảm độ cứng và cải thiện khả năng vận động của khớp. Mọi người nên thực hiện các bài tập này vào những thời điểm họ cảm thấy ít đau và cứng nhất. Thời điểm tốt để thực hiện chúng là sau khi tắm hoặc tắm nước ấm khi các cơ được thư giãn nhất. Bắt đầu với một hoặc hai bài tập mỗi ngày, ba lần một tuần. Nếu điều này cảm thấy thoải mái, hãy thử thực hiện một số bài tập mỗi ngày một lần.

Bai tap yoga giup khop hang deo dai
Bài tập yoga giúp khớp háng dẻo dai

Mục đích của các bài tập là tăng cường cơ hông để hỗ trợ tốt hơn cho khớp háng, giúp giảm đau. Tập luyện sức bền là một hình thức tập luyện để phát triển sức mạnh cơ bắp. Trong huấn luyện sức đề kháng, một người sử dụng trọng lượng thấp hoặc khối lượng cơ thể của họ để tạo ra lực cản cho các cơ của họ hoạt động chống lại. Những người cảm thấy đau hoặc khó chịu hông trong hơn một giờ sau các bài tập này nên giảm số lần lặp lại cho phù hợp.

Để khám phá thêm thông tin và những phương pháp điều vị thoái hóa khớp háng, viêm xương khớp, đau đầu gối hãy truy cập và Bác sĩ Alo nhé. Những thông tin của chúng tôi không thay thế cho biện pháp chữa trị nhưng đều được các chuyên gia đánh giá cao cho mọi người tham khảo.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *