Khô khớp là bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh về xương khớp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Biểu hiện của bệnh là sưng, nóng, đỏ, đau tại các vị trí khớp. Hậu quả khiến người bệnh vận động hạn chế. Vậy bệnh khô khớp uống thuốc gì? Chúng ta sẽ được làm rõ những băn khoăn trên thông qua bài viết của Bác sĩ Alo dưới đây.
Mục lục
Khái niệm về khô khớp
Biểu hiện điển hình nhất bệnh khô xương khớp là tiếng lạo xạo, lục cục bên trong các khớp mỗi khi chúng ta bước đi. Lý do khớp không được bôi trơn bởi các dịch tiết hoặc lượng dịch tiết ra quá ít nên có cảm giác đau đớn khi hoạt động,làm việc. Nếu bệnh không điều trị kịp thời, không biết nên uống loại thuốc gì nguy cơ tàn phế khó tránh khỏi.
Nguyên nhân gây khô khớp
Khô khớp do tình trạng lão hóa
Theo quá trình tự nhiên, khi lớn tuổi thì các bộ phận trong cơ thể sẽ bị lão hóa. Hệ xương khớp cũng không nằm ngoại lệ. Sụn mòn sẽ làm cho bao sụn bị rách, từ đó tổ chức sụn bị biến dạng. Sụn bị bào mòn gây đau cho người bệnh khi di chuyển.
Thoái hóa khớp
Khi cao tuổi, các khớp sẽ xảy ra hiện tượng chứng khô khớp, thoái hóa đốt sống. Ngoài ra bệnh lý cũng ảnh hưởng đến khớp, khiến khớp bị khô, ví dụ như: Dạng thấp khớp, đứt dây chằng, bệnh gút, bị chấn thương gãy xương ở khớp. Khi mắc bệnh, lớp sụn bị bào mòn, chức năng dẻo dai mất đi. Lúc này khớp trở nên khô, cứng. Hơn thế nữa, bệnh khiến cho các các lớp màng xương ở đầu xương bị chèn ép khó chịu, đau đớn.
Vận động sai tư thế
Một số động tác sai tư thế cũng khiến cho khớp bị hư và tình trạng khô khớp nhanh hơn, ví dụ như: Mang vác vật nặng, ngồi kiểu gác chân, đi giày cao gót, ngồi xổm, …
Một số tác nhân khác
Ngoài các yếu tố phổ biến trên, bệnh còn có thể xảy ra do một số tác nhân khác gây ra như:
– Sau chấn thương bị trật khớp (hay còn gọi là sai khớp);
– Sự lắng đọng canxi tại ổ khớp bị vôi hóa cũng làm cho khớp bị khô.
– Một số bệnh cũng gây nên khô khớp như: Bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến, bệnh thống phong ( khớp bị tổn thương nghiêm trọng).
– Khớp bị lệch vì căng giãn quá mức của các cơ khiến sự cọ xát, phát ra các tiếng lục khục.
– Cân nặng của cơ thể gây đè nén lên trên ổ khớp sinh ra bệnh thoái hóa khớp. Vì vậy bệnh viêm khớp cũng nặng hơn. Do đó béo phì cũng gây nên khô khớp.
– Một số bài tập, môn thể thao đặc thù cũng gây nên khô khớp đối với vận động viên điền kinh. Vì đặc điểm môn này có thể cần phải di chuyển nhanh, chạy nhảy, thực hiện các động tác mạnh, khó.
Làm thế nào để nhận biết khô khớp?
Khi mới mắc bệnh, các triệu chứng của bệnh thường chỉ là các cơn đau nhẹ. Cơn đau xuất hiện không rõ ràng, không thường xuyên; chủ yếu khi gối cử động những động tác như gập, duỗi, xoắn…Bệnh diễn biến nặng, quá trình thoái hóa diễn ra nhanh nếu bệnh nhân không đi khám và điều trị ngăn ngừa sớm để biết khô khớp uống loại thuốc gì. Khi đó, dù chỉ những hành động nhỏ cũng vẫn thấy đau đớn. Một trong những triệu chứng điển hình của khô khớp cụ thể như sau:
– Nhận biết dễ dàng nhất là khớp gối không linh hoạt, chúng ta đau mỗi khi đi nhanh, chạy, nhảy, dậm chân,..
– Tùy vào cơ địa, tuổi, mức độ nặng nhẹ mà bệnh nhân cảm thấy đau khác nhau, có thể là đau nhẹ, đau âm ỉ nhiều ngày, đau dữ dội. Vị trí đau có thể tại chỗ (khớp) hoặc ảnh hưởng đến các vùng xung quanh (bắp chân, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm).
– Sưng, nóng, đỏ: Sở dĩ bị sưng nóng vì các khớp xảy ra tình trạng viêm. Đôi khi viêm nặng dẫn đến bị sốt. Lúc này đến cơ sở y tế để được điều trị là việc bắt buộc.
Như đã đề cập ở trên, còn có triệu chứng điển hình nữa; đó là tiếng lục khục, lạo xạo có thể nghe thấy mỗi khi bước đi. Âm thanh này phát ra từ các khớp bị bệnh khi vận động.
Mức độ nghiêm trọng khô khớp
Bệnh viêm khô khớp không đe dọa tính mạng con người. Tuy nhiên bệnh làm cuộc sống chúng ta giảm chất lượng. Ngoài ra nó có những biến chứng tồi tệ sau:
– Giảm vận động: Khi bị khô khớp, người bệnh rất khó khăn khi thực hiện các hoạt động của chân như leo cầu thang, đi lại, đứng lên ngồi xuống, co duỗi chân do thoái khớp gối. Bởi vì mỗi khi thực hiện các động tác trên cơ thể sẽ mệt mỏi và thậm chí đau đớn của người bệnh, giảm năng suất lao động.
– Đau đớn kéo dài: Viêm khớp gối là tình trạng hai đầu xương cọ vào nhau, ảnh hưởng lâu dài trực tiếp gây ra bào mòn, đau đớn. Sở dĩ như vậy vì các dịch tiết ra quá ít không thể khiến khớp ở đó được bôi trơn. Thậm chí bao sụn rách, tổn thương vùng xung quanh. Đặc biệt khi lý do khô khớp là do quá trình lão hóa tự nhiên. Khi đó, bệnh là mãn tính không chữa được.
– Teo cơ, biến dạng khớp: Bệnh sẽ có biểu hiện cơ quanh khớp bị teo, chân cong vẹo. Sau thời gian dài, người bệnh có thể bị vấp ngã khi đi lại.
– Ảnh hưởng dây thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa chạy từ cột sống thắt lưng đến gót chân là nơi bị ảnh hưởng nhất. Do khô khớp đã làm tổn thương bộ phận này, khiến người bệnh có triệu chứng đau vùng thắt lưng, nhức mỏi toàn thân,đau đầu và rất khó chữa trị.
– Liệt khớp gối: Tình trạng này xảy ra khi quá trình khô khớp xảy ra lâu dài mà không điều trị sớm. Triệu chứng ban đầu là khớp bị cứng và khó vận động. Cứ như vậy, đến một thời điểm sẽ không đi lại được.
Phòng tránh khô xương khớp
Khi bị khô khớp thì quan trọng nhất là phải khám chữa khô khớp uống loại thuốc gì trong thời gian càng sớm các tốt. Tìm ra lý do gây bệnh và có phương pháp điều trị khắc phục đúng cách hiệu quả. Đối tượng trẻ hiện nay không nên xem nhẹ bệnh về khớp.
– Khám và điều trị sớm: Khi bắt đầu có dấu hiệu của khớp chúng ta cần đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
– Chế độ ăn uống khoa học: Hàng ngày nên duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, thực phẩm đa dạng. Chúng ta cần ăn đủ các nhóm chất. Trong đó cần tăng cường các loại hoa quả, rau xanh, các loại đậu. Các chuyên gia cũng khuyên chúng ta nên ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, hải sản làm chậm quá trình lão hoá, thoái hoá. Mục đích bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp qua đó giúp bảo vệ bao khớp khỏi bị viêm, giảm thiểu hiện tượng hao hụt dịch khớp. Đồng thời kích thích thành bao khớp gia tăng khả năng tiết dịch nhầy trong thời gian dài.
– Hạn chế những việc quá sức như mang vác đồ nặng ảnh hưởng đến cột sống;
– Giảm cân với người quá béo
– Tập thể dục thường xuyên, lựa chọn những bài tập phù hợp với lứa tuổi.
Bệnh khô khớp gối uống thuốc gì?
Khô khớp đầu gối mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nó có thể khiến người bệnh đi lại khó khăn, gây bất tiện trong quá trình đi lại. Bệnh sẽ phát triển nặng hơn nếu coi thường điều trị bệnh viêm khô khớp.
Khi bị khô khớp đầu gối, người bệnh có thể điều trị viêm đau bằng cả tây và đông y. Một số loại thuốc mà bạn cần sử dụng khi điều trị bệnh bao gồm
Cách chữa khô khớp bằng tây y
Khô khớp gối uống loại thuốc gì? Khi chữa bệnh bằng tây y, có một số loại thuốc bạn có thể sử dụng mà không cần phải kê đơn như: Thuốc kháng viêm NSAID Ibuprofen, Aleve; thuốc giảm đau Paracetamol, Tylenol. Các loại thuốc này có thể dễ dàng tìm kiếm ở các hiệu thuốc trên khắp cả nước.
Trong đó cũng có một số loại thuốc khi sử dụng bắt buộc cần phải tuân theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ như: thuốc ức chế chọn lọc COX-2; Glucosamin sulfat; Steroid Corticoid… Những loại thuốc này có công dụng giúp giảm đau khớp gối nhanh, đồng thời đảm bảo chống viêm một cách toàn diện.
Điều trị bằng thuốc Nam
Nhiều người bị khô khớp gối nếu không muốn lạm dụng thuốc tây y khi trị liệu thì có thể tham khảo chữa bệnh một số bài thuốc bằng đông y kết hợp với tây y sau đây:
Hạt Gấc: Mang nướng, giã nhỏ rồi ngâm cùng 2 lít rượu trong khoảng thời gian ít nhất 1 tháng. Khi khớp gối bị đau nhức có thể mang ra xoa bóp, massage.
Mật ong + mù tạt: mang trộn đều rồi cho thêm một chút muối hạt với tỉ lệ 1:1:1. Khi được một hỗn hợp sền sệt thì mang thoa lên vùng khớp gối đau nhức. Để cố định qua đêm. Nó sẽ cải thiện chất nhờn trong khớp rất tốt.
Ngoài các phương pháp Tây y hiện đại thì người bệnh có thể áp dụng các biện pháp Đông y truyền thống như:
- Châm cứu đề đả thông kinh mạch, từ đó giảm đau, hạn chế tái phát hoàn toàn.
- Bấm huyệt: Biện pháp chữa khô khớp gối này chủ yếu tác động vào các huyệt đạo ở gần khớp để chúng tự sản sinh các chất nhờn giảm đau và thúc đẩy quá trình hoạt động diễn ra hiệu quả hơn. Kết quả của nó không chỉ giúp phục hồi chức năng của khớp gối mà còn giúp khớp khỏe mạnh, tái tạo dịch khớp.
- Tắm suối khoáng, bùn: Đây là một trong những cách chữa trị liệu đã được nghiên cứu, thường được rất nhiều người già áp dụng. Phương pháp này tập trung vào việc thư giãn để giải tỏa áp lực mà đầu gối đang chịu phải. Từ đó hạn chế tình trạng nhiễm trùng tiến triển hay viêm khớp gối xảy ra.
Khô khớp làm giảm chất lượng cuộc sống bởi những cơn đau hành hạ. Hoặc dẫn đến trạng thái liệt suốt đời. Vì vậy cần có ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp cơ thể sản sinh dịch khớp. Tăng cường ăn trái cây, các loại rau xanh cần thiết mỗi ngày và sử dụng các sản phẩm sạch có tính chất tốt cho sự tái tạo tốt cho xương khớp.
Với các sản phẩm từ thuốc Tây, đông y nên tìm hiểu rõ thành phần nơi cung cấp. Tại Việt Nam đang tràn lan thuốc giả rất khó kiểm soát. Tìm hiểu thành phần thuốc, địa chỉ cung cấp. Không dùng thuốc không rõ nguồn gốc cho người những người đang mắc bệnh thoái hoá khớp gối.
Tất cả các thuốc đều phải qua chẩn đoán chứng bệnh của bác sĩ rồi mới được dụng. Tác dụng của nó tuỳ từng cơ địa sẽ khác nhau. Bên cạnh đó tránh mang vác đồ nặng, có chế độ luyện tập phù hợp với lứa tuổi. Người bệnh nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh.
Còn thắc mắc, câu hỏi nào mới về bệnh khô khớp uống thuốc gì bạn để lại comment bên dưới nhé!
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.