Đau ở mắt cá chân có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Nếu tình trạng này kéo dài thì bạn phải nghĩ ngay đến bệnh viêm khớp mắt cá chân. Hôm nay Bác sĩ Alo sẽ giúp bạn chỉ ra dấu hiệu nhận biết cũng như phải làm gì nếu như gặp tình trạng này.
Mục lục
Dấu hiệu ban đầu của viêm khớp mắt cá chân
Bệnh viêm khớp có biểu hiện rõ nhất là những tiếng kêu cót két, lục khục ở đầu gối, cổ chân. Các ngón tay, ngón chân thì sưng tấy, ở hông thì bị khô cứng.
Bệnh viêm khớp mắt chân không nhận được nhiều sự quan tâm. Mặc dù viêm khớp không tác động nhiều đến đau khớp mắt cá chân phổ biến như khớp khác. Nhưng nó chi phối đáng kể đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của bạn. Nhưng theo nhiều nghiên cứu thì nó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đến bị khuyết tật ở chân.
Viêm khớp cổ chân dẫn đến những cơn đau dữ dội, sưng và biến dạng. Về lâu dài mất ổn định ở khớp cổ chân khiến việc đi lại trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Tỷ lệ mắc bệnh này đang có dấu hiệu gia tăng.
Các loại viêm khớp ảnh hưởng đến mắt cá chân, cổ chân
Chân bị đau có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Muốn điều trị khỏi dứt điểm thì cần phải biết nó thuộc dạng viêm khớp nào. Từ đó mới lựa chọn được loại thuốc cũng như phương pháp điều trị cụ thể.
Sau đây là một số loại viêm khớp liên quan đến đến mắt cá chân:
Viêm xương khớp
Bệnh thoái hoá khớp trong đó là các đệm ở đầu khớp của người bệnh bị mòn dần. Triệu chứng này xuất hiện ở đối tượng là người cao tuổi. Nhưng đa số thoái hóa khớp cổ chân có liên quan đến vấn đề bị thương mắt cá trước đó. Tác động mạnh có thể làm hỏng sụn trực tiếp hoặc thay đổi cách hoạt động của khớp mắt cá chân, dẫn đến tình trạng hư hỏng sụn theo thời gian. Bệnh thường bị biến dạng khớp nguy hiểm.
Viêm khớp do chấn thương
Mỗi lần bị thương thì sẽ để lại hậu quả sau này. Ví dụ bạn từng bị bong gân, gãy chân, trật khớp ở mắt cá chân nó làm hỏng sụn từ rất sớm.
Các triệu chứng thường xuất hiện sau đó vài năm hoặc hàng chục năm sau. Tổn thương khớp sau bị thương thường để lại đau đớn khá nặng nề.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp chân dạng thấp là căn bệnh mãn tính, do hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công cơ thể. Các khớp là đối tượng dễ bị tấn công nhất. Khi bạn đi lên cầu thang, lên dốc mà có dấu hiệu mắt cá chân bị đau thì có liên quan đến viêm khớp dạng thấp.
Bị Gout
Sưng, đau ở các ngón chân bạn hãy nghĩ đến các triệu chứng của bệnh gout. Viêm khớp diễn ra do nồng độ axit uric trong máu tăng cao tích tụ lại và làm nặng thêm ở khớp. Các cơn gút có thể tác động đến các khớp khác ngoài ngón chân cái, bao gồm cả mắt cá chân.
Tham khảo tại: https://creakyjoints.org/symptoms/arthritis-in-ankle/
Viêm khớp phản ứng
Dạng viêm khớp mãn tính này xảy ra sau khi bị nhiễm trùng hệ thống tiết niệu, sinh dục hoặc đường tiêu hóa. Mắt cá chân, cùng với đầu gối và khớp bàn chân, thường là những khớp đầu tiên bị đau bởi viêm khớp phản ứng.
Chẩn đoán phát hiện viêm khớp mắt cá chân
Điều trị viêm khớp đã có phác đồ rất cụ thể ở các bệnh viện, chuyên khoa Cơ xương khớp. Tuy nhiên, một sai lầm của nhiều người là tự đi mua giảm đau, thực phẩm chức năng hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị. Điều này không cải thiện được căn nguyên sâu xa của căn bệnh.
Nếu nghi cơ bị viêm khớp mắt cá chân, cổ chân thì hãy đến bệnh viện để kiểm tra. Tại đây bác sĩ sẽ tiến hành điều tra tiểu sử bệnh trạng của bệnh nhân, hỏi các triệu chứng và cảm nhận của cơ thể. Cơn đau gây khó chịu đến đời sống như thế nào.
Tiếp theo, bệnh nhân sẽ được tiến hành kiểm tra bằng các xét nghiệm cụ thể khiến đau vùng mắt cá chân. Cụ thể là xét nghiệm máu để đo tình trạng viêm và kháng thể để loại trừ viêm khớp hoặc xét nghiệm dịch khớp tìm tinh thể axit uric nếu nghi ngờ hiện tượng mắc bệnh gút.
Bên cạnh đó là chụp X-quang để xác định mức độ tổn thương của khớp đang ở giai đoạn nào. Có kết quả thì bác sĩ chuyên khoa mới bắt đầu điều trị bằng thuốc và phương pháp cụ thể.
Biện pháp điều trị viêm khớp
Mục tiêu của điều trị viêm khớp mắt cá chân, mắt cá chân là giúp bệnh nhân hoạt động bình thường được, cải thiện chất lượng cuộc sống, chức năng vận động. Thuốc là một phần quan trọng trong quá trình điều trị, giúp làm chậm quá trình tổn thương xương khớp, giảm viêm và đau. Tuy nhiên cần kết hợp nhiều phương pháp để tình trạng đau nhức sụn khớp được khắc phục hoàn toàn.
Thuốc điều trị gồm có:
Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc không kê đơn như ibuprofen (Advil) và naproxen (Alleve)… Thuốc dùng cần có liều lượng và chỉ định của bác sĩ để tránh bị tác dụng phụ (như loét dạ dày và rối loạn thận), đặc biệt khi dùng trong thời gian dài và / hoặc với liều lượng cao.
Tốt nhất nên sử dụng corticosteroid với liều lượng thấp nhất có thể trong thời gian ngắn. Dùng lâu dài sẽ gây ra một loạt các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm loãng xương và lượng đường trong máu cao.
Tiêm steroid giảm viêm.
Thuốc giảm đau: Thuốc acetaminophen (Tylenol) thích hợp cho người bị dị ứng với các loại thuốc chống viêm khác.
Kem bôi ngoài da: Thuốc bôi tại chỗ không kê đơn (nước muối, thuốc xoa hoặc thuốc bôi) là một giải pháp thay thế.
Thuốc chữa bệnh gút: Một số loại thuốc chữa bệnh gút giúp ngăn ngừa các cơn đau và viêm khớp tấn công.
Điều trị bệnh viêm khớp ở mắt cá chân không cần thuốc
Thay đổi lối sống là cách rất hiệu quả để cải thiện chứng đau nhức viêm khớp ở mắt cá chân thường xuyên. Các bác sĩ cho rằng cơn đau do viêm khớp có thể buộc bệnh nhân trở nên ít vận động hơn, do đó có thể gây ra trầm cảm và ăn quá nhiều. Bệnh nhân lại chuyển sang chế độ ăn uống tuy nhiên nó cũng chính là trận chiến chống lại căn bệnh này.
Duy trì cân nặng hợp lý giảm căng thẳng cho xương khớp, tránh béo phì. Giảm cân thừa dẫn đến ít đau hơn và tăng khả năng. Bạn đặc biệt muốn ăn uống lành mạnh vì khả năng tập của bạn có thể bị hạn chế.
Với các phương pháp giảm đau không cần thuốc gồm có:
Làm dịu cơn đau bằng nước đá hoặc nhiệt độ (ấm)
Đây là liệu pháp nhiệt giảm chứng cứng và đau ở cổ chân, giúp cơ thể cảm thấy thư giãn và thoải mái. Nước đá có thể giúp làm tê các khu vực khớp bị đau và giảm viêm. Chườm đá ở vị trí sưng đau và đỏ, nhiệt giúp giảm triệu chứng đau mãn tính.
Tập thể dục thân thiện với mắt cá chân
Điều tốt nhất là bạn phải kiểm soát cân nặng của mình bằng các bài tập thể thao aerobic thường xuyên. Cân nặng là yếu tố liên quan đến sức chịu lực của mắt cá chân rất nhiều. Nó sẽ làm suy yếu gân và dây chằng, khiến chân dễ bị căng cơ, bong gân.
Các động tác thân thiện cho vùng mắt cá chân là bơi lội, đạp xe. Lưu ý nên sử dụng một đôi giày tốt để bảo vệ bàn chân của bạn. Đệm lót của giày giúp bớt đau ở khớp mắt cá chân. Đồng thời hạn chế chấn thương một cách tối đa nhất.
Vật lý trị liệu
Tập vật lý trị liệu buổi sáng giúp bạn xoay khớp cổ chân linh hoạt hơn, củng cố các cơ ở mắt cá chân. Nhà trị liệu vật lý của bạn có thể phát triển một chương trình phù hợp với bạn để giảm sưng viêm, sưng khớp.
Sử dụng sản phẩm thiết bị hỗ trợ: Một cây gậy hoặc khung tập đi có thể giúp giảm căng thẳng cho khớp bị ảnh hưởng và giúp cải thiện khả năng vận động và sự ổn định.
Phẫu thuật viêm khớp ở mắt cá chân
Bác sĩ có thể khuyên bạn nên phẫu thuật viêm khớp mắt cá chân nếu cơn đau của bạn gây ra tàn tật và không thuyên giảm trong quá trình điều trị. Tác động ngoại khoa vào mắt cá chân rất phức tạp vì nó thường bao gồm sự hợp nhất của bàn chân sau hoặc khớp mắt cá chân hoặc cả hai. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của bạn và đưa ra lời khuyên thực hiện can thiệp.
Cụ thể gồm có:
Nội soi mắt cá chân
Nội soi khớp mắt cá chân rất hữu ích để làm sạch các tổ chức khớp lỏng lẻo hoặc các mảnh xương nhỏ trong khớp bị gãy theo thời gian.
Nội soi khớp cổ chân sửa chữa rất hữu ích trong giai đoạn đầu của bệnh viêm khớp ở mắt cá chân và những người bị viêm khớp cổ chân hạn chế. Nếu bị nặng thì cách này lại không hiệu quả.
Phẫu thuật mắt cá chân giai đoạn cuối
Cách này làm giảm chuyển động của phần bị mòn của khớp / sụn, do đó làm giảm đau. Những người có tình trạng mất xương quá nhiều, dây chằng kém, chất lượng xương kém hoặc bị nhiễm trùng trước đó được khuyên lựa chọn cách này.
Cách này khá ít được áp dụng. Bệnh nhân không thể mong đợi việc đi lại bình thường được.
Thay toàn bộ mắt cá chân
Trong thủ thuật này, sụn và xương bị hư hỏng được loại bỏ và thay thế bằng các bề mặt khớp bằng kim loại hoặc nhựa mới để phục hồi chức năng của khớp.
Thay khớp toàn bộ luôn đi kèm với nhiều rủi ro vì đây là bộ phận quan trọng, chịu nhiều áp lực. Nó không thể nào sánh bằng xương khớp tự nhiên được mà chỉ ở mức độ duy trì và bệnh nhân phải nghỉ ngơi thời gian dài.
Lời khuyên cho những người đang có triệu chứng đau viêm khớp mắt cá chân nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Không để lâu dài sẽ phải áp dụng các biện pháp chữa bệnh phức tạp hơn.
Những thông tin trong bài viết đã được TS, BS Trần Minh Tuấn kiểm duyệt nội dung cho bạn đọc tham khảo. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn nhé.
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.