Triệu chứng lâm sàng của bệnh gout

tri lieu benh gut9

Triệu chứng lâm sàng của bệnh gout đôi khi rất khó phát hiện. Bạn phải thường xuyên kiểm tra sức khoẻ định kỳ, khám và chữa bệnh đúng lộ trình để có hiệu quả tốt nhất.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh gout
Triệu chứng lâm sàng của bệnh gout

1. Khái niệm bệnh gout

Gout là bệnh viêm khớp do rối loạn chuyển hóa purine , làm tăng acid uric trong máu , dẫn đến lắng đọng các tinh thể  urate ở tổ chức. 90% Bệnh gout thường gặp ở nam giới , thường khởi phát ở các độ tuổi 40 trở lên . Bệnh thường có xu hướng gia tăng cùng với sự phát triển của xã hội và gia tăng tuổi thọ .

2. Những triệu chứng lâm sàng của bệnh gout

Tiến triển tự nhiên của bệnh gout  được chia làm 3 giai đoạn:

2.1 Thể cấp tính

Đột ngột thấy nóng , đau , sưng tấy ở khớp bàn ngón chân cái hoặc các khớp khác như khớp gối, cổ chân, cổ tay , khuỷu tay, khớp gối, , bàn ngón tay. Cơn thường xuất hiện tự phát, đột ngột vào ban đêm, sau một bữa ăn hoặc uống rượu, bia quá mức; sau chấn thương; sau can thiệp phẫu thuật; sau một đợt dùng thuốc: aspirin, lợi tiểu ,ethambutol, thuốc gây huỷ tế bào… Có thể có một số triệu chứng xảy ra trước khi có cơn gout cấp như: đau đầu, đau thượng vị, tiểu nhiều, tê bì ngón chân. Đây là thời điểm tốt để điều trị phòng ngừa, không cho cơn gout cấp khởi phát. Toàn thân có sốt nhẹ, mệt mỏi.

+ Tính chất khớp viêm:

* Đáp ứng tốt với điều trị bằng colchicine, các triệu chứng viêm thuyên giảm hoàn toàn sau 48 giờ dùng cochicin.

* Với những cơn gút cấp ở giai đoạn đầu thường khỏi nhanh sau 1-2 tuần, thậm chí không điều trị gì.

* Khớp đau dữ dội, bỏng rát, đau đến cực độ sau khoảng 12 đến 24 giờ. Đau chủ yếu về đêm, làm mất ngủ. Thường kèm theo cảm giác mệt mỏi.

* Khám khớp bị tổn thương thấy sưng, nóng, đỏ, đau. Nếu là khớp lớn thường kèm tràn dịch, khớp nhỏ thì phù nề.

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh gout

– Cơn gút không điển hình:

+ Viêm khớp bán cấp tính, tính chất sưng đau không dữ dội, có thể tràn dịch khớp gối đơn thuần.

+ Biểu hiệu cạnh khớp cấp tính: viêm gân do gút, nhất là viêm gân Achille, viêm túi thanh mạc khuỷu tay.

+ Viêm nhiều khớp cấp: dấu hiệu gợi ý là khởi phát đột ngột, viêm 3 – 4 khớp, thường là ở chi dưới. Thể này thường gặp trong giai đoạn tiến triển của bệnh và giai đoạn gút mạn.

Sau khi cơn gút cấp khởi phát và kết thúc, đợt cấp thứ hai có thể xuất hiện sau vài tháng đến vài năm. Lúc đầu, khoảng thời gian giữa các đợt cấp dài, nhưng sau đó các đợt cấp xuất hiện ngày càng nhiều, khởi phát ít cấp tính hơn, thời gian viêm kéo dài hơn và tổn thương nhiều khớp hơn. Rất hiếm bệnh nhân không xuất hiện cơn gút thứ hai.

Ở giai đoạn giữa các đợt cấp các khớp đã bị tổn thương hầu như không có triệu chứng lâm sàng nhưng các vi tinh thể urat vẫn tiếp tục lắng đọng. Vì vậy có thể tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp và phát hiện các tổn thương xương trên phim chụp Xquang.

Cuối cùng, sau khoảng 5 đến 10 năm với các đợt gút cấp, bệnh tiến triển thành gút mạn có hạt tô phi. Lúc này các biểu hiện lâm sàng, sinh hoá, X-quang là biểu hiện của sự tích luỹ urat ở các mô như: sụn khớp, bao khớp, dây chằng, phần mềm, thận, tim…, tạo nên những bệnh cảnh viêm nhiều khớp, phá hủy và biến dạng khớp, tổn thượng thận

 2.2 Thể mạn tính

Do không được điều trị nên việc tăng acid uric kéo dài gây lắng đọng ở các cơ quan tổ chức gây nổi các u cục

– Bệnh khớp mạn tính

+ Do tích luỹ muối monosodium urat trong mô cạnh khớp, trong sụn và trong xương.

+ Biểu hiện viêm nhiều khớp thường không đối xứng, khớp sưng kèm biến dạng do huỷ hoại khớp và do hạt tôphi, kèm theo cứng khớp.

+ X-quang có tổn thương xương là các khuyết và các hốc , triệu chứng rất có giá trị gợi ý : dạng móc câu, hẹp khe khớp, gai xương thứ phát, đôi khi rất nhiều gai.

+ Siêu âm khớp: siêu âm có thể phát hiện được hình ảnh lắng đọng tinh thể urat tại sụn khớp ở những cơn gút cấp đầu tiên hoặc ngay cả khi chưa có triệu chứng trên lâm sàng, biểu hiện bằng hình ảnh đường đôi. Siêu âm có thể phát hiện sớm các biến đổi ở phần mềm, sụn khớp và xương do bệnh gút gây ra như hạt tôphi, hình ảnh khuyết xương, lắng đọng tinh thể urat trên bề mặt sụn khớp, tràn dịch khớp.

+ Chụp cộng hưởng từ  vi tính cho phép phát hiện những tổn thương bào mòn xương, khuyết xương, calci hóa . Điểm đặc trưng của hạt tôphi trên phim cộng hưởng từ là ổ tổn thương hỗn hợp tín hiệu, thường giảm tín hiệu cả trên chuỗi xung T1 và T2, tăng ngấm thuốc đối quang từ vùng vỏ.

triệu chứng lâm sàng của bệnh gout
Triệu chứng lâm sàng của bệnh gout

– Tổn thương thận trong bệnh gút:

+ Sỏi uric:10-20% bệnh nhân gout có sỏi thận, và sỏi uric chiếm 5-10% trong tổng số sỏi đường tiết niệu. Sỏi thận thường biểu hiện bằng cơn đau quặn thận, hoặc  đái máu. Sỏi không cản quang, chỉ thấy được trên chụp hình thận có cản quang và siêu âm, thường có ở cả hai bên.

+ Bệnh thận mạn tính do urat : Biểu hiện là viêm cầu thận và viêm thận kẽ. Triệu chứng: protein niệu không thường xuyên, nồng độ vừa phải trên dưới 1g/24h,  đái ra máu, bạch cầu niệu vi thể dương tính. Toan máu có tăng clo máu biểu hiện khá sớm; thường kết hợp với tăng huyết áp. Bệnh thận mạn có thể tiến triển đến suy thận mạn.

– Tổn thương tim mạch do gút: Tinh thể urat có thể lắng đọng ở mọi tổ chức và gây ra tổn thương cho tổ chức đó, ở trường hợp tinh thể urat lằng đọng ở tim có thể ở tổ chức van tim hoặc cơ tim  gây ra bệnh lý của các mô .

2.3 Giai đoạn tăng acid uric máu

Có hai loại tăng acid uric là nguyên phát và thứ phát. Tăng acid uric máu không triệu chứng nguyên phát thường khởi phát ở nam giới tuổi dậy thì và nữ giới tuổi mãn kinh. Tình trạng tăng acid uric này kéo dài nhiều năm ,trước khi khởi phát cơn gút cấp.

Tăng acid uric máu thường bắt đầu từ tuổi dậy thì, chiếm tỷ lệ từ 2 – 13% người lớn là nam giới nhập viện. Chỉ khoảng 10 – 20 % phát triển thành bệnh gút với các biểu hiện lâm sàng. Ở giai đoạn này tăng acid uric máu không có triệu chứng lâm sàng, chỉ được phát hiện khi được làm xét nghiệm acid uric máu, là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh gút và yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập.

3. Chuẩn đoán triệu chứng lâm sàng của bệnh gout

3.1 Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán chắc chắn gút khi tìm thấy tinh thể monosodium urat trong dịch khớp hoặc trong hạt tôphi. Tinh thể urat có hình kim, lưỡng chiết quang, nằm trong tế bào trong giai đoạn cấp nhưng có thể nhỏ hơn và tù hơn và nằm ngoài tế bào trong giai đoạn giữa các đợt cấp

3.2 Chẩn đoán phân biệt

– Viêm khớp nhiễm khuẩn : tổn thương một khớp, bệnh nhân có thể sốt, đôi khi kèm rét run, thường có đường vào và có tình trạng nhiễm trùng, không có cơn gút cấp. Dịch khớp có thể có bạch cầu đa nhân trung tính thoái hoá. Soi cấy dịch khớp nhằm phát hiện một viêm khớp nhiễm khuẩn có thể kết hợp với gút.

– Viêm khớp phản ứng: có tiền sử nhiễm khuẩn cơ quan khác trước đó (tiết niệu, sinh dục), không có cơn gút cấp.

– Viêm khớp dạng thấp: thường ở nữ giới, khớp sưng đau không nóng đỏ và không có cơn gút cấp.

– Viêm khớp giả gút: là tình trạng viêm khớp, phần mềm cạnh khớp do tinh thể calci phosphat, tinh thể cholesterol… biểu hiện lâm sàng viêm khớp cấp tương đối giống cơn gút cấp. Tuy nhiên thường gặp ở người cao tuổi, kết hợp với tình trạng thoái hóa khớp nhiều. Không có hạt tô phi. Xét nghiệm tìm thấy tinh thể calci… (không phải tinh thể urat) trong dịch khớp hay vị trí tổn thương.

– Viêm mô tế bào: là tình trạng viêm nhiễm trùng tổ chức da và mô mềm dưới da có thể cạnh khớp hoặc ngoài khớp. Thường gặp ở chi dưới, có yếu tố thuận lợi như: xước da, phỏng rộp, tiêm chích trước đó…

4. Những lưu ý khi điều trị bệnh

  • Chế độ dinh dưỡng:
  • Tránh thực phẩm chứa nhiều nhân purin: nội tạng động vật (tim, gan, lòng bầu dục); hải sản (tôm, cua, cá hồi, cá mòi); các loại đậu, măng tây, cải bó xôi; thịt đỏ (trâu, bò, chó); thức ăn chua (hoa quả chua, đồ muối chua)
  • Tránh uống rượu, bia.
  • Tránh dùng các thuốc lợi tiểu, cocticoid.
  • Nên uống nhiều nước: khoảng 2 lít/ngày (nước khoáng kiềm)
  • Nên ăn nhiều rau xanh, cà rốt, bắp cải, đậu phụ
  • Có thể uống sữa, ăn trứng, ăn thịt trắng (thịt gia cầm bỏ da, cá đồng).
  • Không nên uống rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích khác.
  • Tập thể dùng hàng ngày, hạn chế và ngăn ngừa béo phì.
  • Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh stress, gắng sức,…
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để có các phương pháp điều trị phù hợp.
  • Không nên đi giày quá chật
  • Nhìn chung chế độ ăn hạn chế năng lượng vì bệnh gút hay đi kèm với các bệnh rối loạn chuyển hóa khác.
  • Thay đổi chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi
  • Bên cạnh điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần có lối sống khoa học và lành mạnh để ngăn ngừa đẩy lùi bệnh tái phát.

5. Sử dụng thuốc khi điều trị bệnh

Các thuốc chống viêm: Colchicin hay bị ỉa chảy; các thuốc chống viêm không steroid khác (Voltazen, Piroxicam, Meloxicam, Etoricoxib…) khi không có loét dạ dày hành tá tràng; dùng corticoid phải theo chỉ định của bác sĩ.

Các thuốc làm giảm acid uric bao gồm: thuốc giảm sản xuất acid uric (Allopurinol – Zyloric), Febuxostat (hiện nay ở Việt Nam có dạng kết hợp với tam thất và cao đan sâm có tên là: Forgout), chú ý thuốc hay gây dị ứng. Thuốc tăng bài tiết qua thận (Probenecid). Các thuốc này chỉ dùng khi bệnh nhân đã hết viêm khớp cấp.

Điều trị bệnh đúng cách

Các thuốc làm kiềm hóa máu và nước tiểu, làm tăng thải acid uric: Dung dịch Natribicacbonat, Foncitril…

Người bệnh thường là khi hết cơn cấp thì tự ngừng điều trị nên acid uric máu tăng cao, bệnh tiến triển dần thành mạn tính để lại những biến chứng nặng nề ở khớp, thận và các cơ quan khác. Vì vậy để phòng tránh cũng như khống chế bệnh một cách hiệu quả nhất thì người bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải thăm khám thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị kéo dài

Là phương pháp quan trọng, cần thiết để điều trị dứt điểm bệnh. ở các mức độ bệnh khác nhau bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, bệnh nhân cần uống thuốc đều đặn, đúng giờ, đúng liều. Đơn thuốc thông thường điều trị bệnh gồm: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc ức chế sản sinh acid uric và thuốc tăng đào thải acid,…

Khi gặp vấn đề về sử dụng thuốc thì cần báo ngay bác sĩ để có biện pháp phù hợp, không tự ý thay đổi đơn thuốc.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được rõ hơn về triệu chứng lâm sàng của bệnh gout này. Hãy thường xuyên theo dõi bài viết trên Bác sĩ Alo để cập nhập các thông tin hữu ích nhé.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *