Tai biến và đột quỵ khác nhau như thế nào? Cách phòng ngừa

unnamed 2

Tai biến mạch máu não và đột quỵ giống hay khác nhau là câu hỏi thường gặp từ cả người nhà lẫn bệnh nhân. Rất nhiều người vẫn còn còn thắc mắc tai biến và đột quỵ khác nhau như thế nào, “đột quỵ là bệnh của tim không liên quan đến não và thường xảy ra ở người trẻ”, “tai biến chỉ xảy ra ở người già”… Đây là những quan niệm chưa đúng dẫn đến việc quan tâm, phòng ngừa chưa đúng mực và chủ quan, lơ là trong kiểm soát bệnh.

Thực trạng bệnh đột quỵ và tai biến

Có thể khẳng định: đột quỵ và tai biến mạch máu não tuy hai nhưng là một.Thực chất, tai biến mạch máu não và đột quỵ chỉ là hai tên gọi khác nhau của cùng một bệnh. Nếu như thuật ngữ tai biến mạch máu não chỉ ra nơi khởi phát bệnh là tại các mạch máu nuôi não khi dòng máu bị chặn lại hoặc một mạch máu trong não bị vỡ thì đột quỵ  nói lên sự cấp tính của bệnh. Dù vậy, cả hai cách gọi đều biểu thị tính chất đột ngột, nguy hiểm của bệnh, có thể khiến một người đang bình thường bỗng dưng gục xuống, hôn mê, đối mặt với các di chứng tàn tật, thậm chí tử vong.

Tại nước ta, số người bị đột quỵ – tai biến mạch máu não không ngừng gia tăng với khoảng 200.000 người mắc mới, 90% trong số đó mang di chứng. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ tái phát bệnh và tử vong cao. Bệnh có thể xảy ra ở cả người già, người trẻ; thành thị đến nông thôn; doanh nhân, nhân viên văn phòng hay nông dân… Những năm gần đây đột quỵ – tai biến mạch máu não được ghi nhận ngày càng trẻ hóa, nhiều bệnh viện, đơn vị đột quỵ thậm chí còn tiếp nhận những trường hợp tai biến khi mới 18, 20 tuổi. 

Sở dĩ, tỉ lệ đột quỵ – tai biến mạch máu não cao hơn ở người cao tuổi là do chức năng cơ thể suy giảm và thường có bệnh mãn tính đi kèm như: tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu…Trong khi đó, đa phần người trẻ thường phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc dẫn đến căng thẳng, mất ngủ thường xuyên. Ngoài ra, lối sống không lành mạnh như lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng mất cân đối và thói quen lười vận động đã tác động không nhỏ đến nguy cơ xuất hiện đột quỵ. 

Lý giải ở góc độ nguyên nhân sâu xa hơn, các nhà khoa học cho rằng, đột quỵ ở người già và người trẻ đều có sự tác động từ “thủ phạm” gốc tự do. Gốc tự do sinh ra do ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc sống hiện đại và trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt là tại não. Chúng tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu, khiến thành mạch không còn trơn tru, xuất hiện các mảng xơ vữa và cục huyết khối gây ra gây tắc mạch, dẫn đến hiện tượng thiếu máu não thoáng qua. Thời gian bị tắc kéo dài 4-5 phút sẽ khiến tế bào thần kinh tại các vùng não không được cung cấp oxy và dưỡng chất sẽ suy yếu dần và hoại tử, dẫn đến cơn đột quỵ não.

7 triệu chứng phổ biến của đột quỵ

Đột quỵ thường được phát hiện với 7 dấu hiệu đặc trưng dưới đây:

  • Người bệnh có hiện tượng tê hoặc yếu cơ, đặc biệt là thường xảy ra ở một bên cơ thể
  • Người bệnh có dấu hiệu thay đổi thị lực ở một hoặc cả hai mắt
  • Xuất hiện cảm giác khó nuốt
  • Người bệnh bị nhức đầu nghiêm trọng không rõ nguyên nhân
  • Cảm thấy chóng mặt, đi lại khó khăn, khó cử động
  • Xuất hiện hiện tượng nói ngọng, khó nói, lưỡi bị tê cứng
  • Bị rối loạn trí nhớ.

Các triệu chứng báo hiệu đột quỵ thường không kéo dài vì thế khi phát hiện bất kể một biểu hiện bất thường nào của người bệnh thì không nên chủ quan, mà hãy thực hiện việc cấp cứu kịp thời.

Gần đây các chuyên gia y tế, y bác sỹ nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ bằng quy tắc “FAST”:

  • Face: Nhận biết dấu hiệu đột quỵ qua gương mặt người bệnh. Dựa vào tình trạng mặt bị mất cân đối hoặc một bên miệng bị méo, bệnh nhân có thể sẽ được yêu cầu “cười” để được quan sát rõ hơn.
  • Arm: Bệnh nhân sẽ được yêu cầu giơ cả hai tay lên, sau khi kiểm tra bên nào yếu hơn hoặc rơi xuống trước thì bên đó được kết luận bị liệt.
  • Speech: Nhận biết sự bất thường trong ngôn ngữ. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nói lặp lại một câu đơn giản nào đó. Nếu giọng nói không được tròn, rõ, không lưu loát hoặc không thể nói được thì đây chính là dấu hiệu bất thường của đột quỵ.
  • Time: Bệnh nhân có nguy cơ bị đột quỵ rất cao nếu xảy ra cả 3 dấu hiệu kể trên. Người xung quanh cần khẩn trương đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để kịp thời điều trị.
Các chuyên gia y tế, y bác sỹ nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ bằng quy tắc FAST

Các dạng đột quỵ ( tai biến ) người bệnh thường gặp

Đột quỵ thiếu máu não

Đột quỵ thiếu máu não là dạng thường gặp nhất, chiếm 75 – 85% tất cả các trường hợp đột quỵ.Sinh lý bệnh học của thiếu máu não cục bộ. Thiếu máu não cục bộ là quá trình bệnh lý, trong đó động mạch não bị hẹp hoặc bị tắc, lưu lượng tuần hoàn tại vùng não do động mạch đó phân bố giảm trầm trọng gây hoại tử, rối loạn chức năng, biểu hiện các hộ chứng và triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não bị tổn thương.

Đột quỵ chảy máu não

• Khoảng 10% – 20% đột quỵ do xuất huyết (chảy máu đột ngột) vào trong hay xung quanh não.
• Đột quỵ xuất huyết ít gặp hơn đột quỵ thiếu máu não nhưng lại có xu hướng tử vong nhiều hơn.
• Đột quỵ xuất huyết được phân loại như thế nào và vị trí xảy ra

Xuất huyết nhu mô hay trong não:
– Thường là hậu quả từ tăng huyết áp gây tăng áp lực quá mức lên những thành mạch đã bị tổn thương do xơ vữa động mạch.
– Những bệnh nhân dùng thuốc kháng đông hay thuốc làm mỏng mạch máu có tăng nguy cơ một ít ở nhóm đột quỵ xuất huyết.
Xuất huyết khoang dưới nhện
– Đây là dạng đột quỵ xảy ra khi mạch máu trên bề mặt của não vỡ, dẫn đến máu chảy vào khoang dưới nhện và vùng nền sọ.
– Thường do vỡ phình mạch gây ra yếu thành động mạch hoặc do vỡ dị dạng động tĩnh mạch (AVM) là một thông nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch.

Những yếu tố nguy cơ không thế tác động được

– Tuổi, gen, dân tộc, di truyền đó là những yếu tố như một dấu ấn của nguy cơ đột quị. Mặc dù các yếu tố này không thể tác động đến nhưng sự xuất hiện của nó đặt những đối tượng này vào nhóm nguy cơ cao, do đó cần phát hiện sớm và giải quyết các yếu tố nguy cơ khác mà ta có thể tác động được nhằm giảm tỷ lệ xảy ra đột quị nói chung và đột quị não nói riêng.

Các yếu tố nguy cơ khác

 Ảnh hưởng của thói quen và các yếu tố sinh hoạt: Bao gồm chế độ ăn kiêng, sự hoạt động thể lực, các stress tâm lý, các cơn nghiện cấp tính. Trong nghiên cứu Framingham nhận thấy: tập thể dục, vận động thường xuyên làm giảm các yếu tố nguy cơ gây vữa xơ động mạch, giảm tỷ lệ tăng huyết áp, giảm cân nặng chống béo phì, tăng HDL-C, giảm LDL- C, do đó làm giảm các yếu tố nguy cơ của NMN.
– Các yếu tố đông máu: Các yếu tố đông máu liên quan tới tỷ lệ bệnh tim mạch nói chung, trong một nghiên cứu Wilhelmsen nhận thấy mối liên quan giữa tăng Fibrinogen với tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu não ở nam giới trên 54 tuổi. Fibrinogen liên quan tới vấn đề hẹp động mạch cảnh, một yếu tố nguy cơ của tai biến thiếu máu não cục bộ. Cơ chế của nó là do ảnh hưởng tới quá trình tăng kết dính tiểu cầu cũng như có vai trò trực tiếp trong quá trình tạo thrombin.
– Homocysteine: Đây là sản phẩm chuyển hoá của axít amin methyonin liên quan tới vitamin B6, vitamin B12 và axit Folic. Các nghiên cứu gần đây đã nhận thấy tăng hemocysteine và các sản phẩm chuyển hoá của methyonin với tăng nguy cơ của đột quị. Như vậy khi các nguyên nhân của thiếu máu não cục bộ không tìm thấy cần tìm yếu tố hemocysteine. Điều trị vitamin B6, B12 và axit Folic làm giảm hemocysteine do nó methyl hoá chất này thành methyonin.
– Sử dụng thuốc phiện và các dẫn chất của nó: Tất cả những lạm dụng thuốc có chứa Cocain, Heroin, Amphetamin, LSD, đều làm tăng nguy cơ xảy ra đột quị. Tai biến này có thể xảy ra ngay sau lần dùng đầu tiên do ngộ độc cấp hoặc xảy ra do ngộ độc mãn. Triệu chứng lâm sàng về thần kinh thường xuất hiện trong 48 giờ đầu sau dùng thuốc, tai biến có thể là thiếu máu não hoặc chảy máu não. Theo nghiên cứu gần đây của Mỹ, tỷ lệ những bệnh nhân đột quị liên quan tới dùng thuốc phiện vào khoảng 1%.

Phương pháp điều trị đột quỵ

Đối với đột quỵ do thiếu máu cục bộ, việc điều trị khẩn cấp tập trung vào sử dụng thuốc để khôi phục lại lưu lượng máu. Sử dụng thuốc làm tan cục máu đông sẽ giúp bệnh nhân đột quỵ giảm nguy cơ đối mặt với sự nguy hiểm một cách kịp thời.

Đối với đột quỵ xuất huyết não, tùy thuộc vào tình trạng xuất huyết hoặc máu tụ của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp. Việc điều trị thường nhằm cố gắng kiểm soát huyết áp cao và tình trạng chảy máu não.

Những di chứng của đột quỵ( tai biến ) gây ra

Đột quỵ có gây ra tổn thương lâu dài cho người bệnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và việc người bệnh có được điều trị kịp thời hay không. Đột quỵ có thể để lại nhiều di chứng liên quan đến các cơ quan, hệ cơ quan khác nhau trên cơ thể người bệnh như:

Những di chứng sau đột quỵ không phải ai cũng biết

·Hệ hô hấp

Các tổn thương não bộ có thể khiến việc ăn uống của người bệnh trở lên khó khăn. Đây là triệu chứng phổ biến nhưng có thể được cải thiện theo thời gian khi cơn đột quỵ biến mất. Mặc dù vậy, nếu các tổn thương não xảy ra tại trung tâm điều khiển các hoạt động hô hấp của cơ thể có thể dẫn đến ngừng hô hấp, thậm chí dẫn đến tử vong.

·Hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng phần lớn do các thói quen không lành mạnh khiến bệnh nhân bị đột quỵ như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hay mắc chứng tăng huyết áp hoặc đái tháo đường. Vì vậy bệnh nhân cũng cần thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn cũng như chế độ luyện tập.

·Hệ cơ

Những di chứng ảnh hưởng đến hệ cơ có thể kể đến như giảm vận động của một số bộ phận trên cơ thể hoặc thậm chí là tình trạng liệt sau đột quỵ.

·Hệ tiêu hóa

Một số loại thuốc sử dụng để điều trị đột quỵ có thể gây táo bón, bên cạnh đó đột quỵ có thể gây tổn thương cho vùng não kiểm soát các hoạt động tiêu hóa của ruột dẫn đến sự hạn chế hoặc mất chức năng ruột.

·Hệ tiết niệu

Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến việc giao tiếp giữa não và hệ tiết niệu, đặc biệt là bàng quang khiến cho bệnh nhân có thể đi vệ sinh thường xuyên, tiểu tiện dầm dề, không tự chủ, thậm chí một kích thích rất nhỏ như ho hay cười cũng khiến người bệnh tiểu tiện.

·Hệ sinh sản

Bệnh có thể không trực tiếp ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản nhưng có thể làm giảm ham muốn tình dục nếu bệnh nhân mắc những rối loạn tâm lý hay sử dụng một số loại thuốc điều trị. 

·Hệ thần kinh

Di chứng mà đột quỵ để lại cho hệ thần kinh được nhận định là rất nặng nề. Người bệnh có thể mất khả năng cảm nhận nóng, lạnh, đau… hoặc bị suy giảm thị lực nếu các dây thần kinh vùng mắt bị tổn thương. Thậm chí đột quỵ còn gây ra một loạt những vấn đề về thần kinh như: mất trí nhớ, sa sút trí tuệ và thay đổi hành vi như dễ nóng giận, trầm cảm. Nếu là tổn thương các dây thần kinh vận động, người bệnh có thể bị liệt nửa người hay toàn thân sau đột quỵ.

Di chứng mà đột quỵ để lại cho hệ thần kinh được nhận định là rất nặng nề

Cách phòng ngừa đột quỵ

Thực hiện lối sống lành mạnh luôn là cách tốt nhất để những người đã từng bị đột quỵ ngăn chặn tình trạng này xảy ra một lần nữa và kể cả đối với những người chưa từng bị đột quỵ, bao gồm:

  • Không hút thuốc
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
  • Hạn chế uống rượu bia, đồ uống có cồn
  • Hạn chế ăn mặn
  • Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh với nhiều rau, cá và ngũ cốc
  • Sử dụng thuốc bao gồm cả aspirin nhằm ngăn sự hình thành cục máu đông
  • Một số người bệnh có thể cần thuốc chống đông máu, như warfarin. 
Thường xuyên vận động thể thao là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả

Bài viết trên đã cho các bệnh nhân hiểu (Tai biến và đột quỵ khác nhau như thế nào ? ) cũng như cách phòng ngừa và cách điều trị bệnh chúc các bệnh nhân mau khỏi bệnh

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *