Hiện nay, số ca tai biến mạch máu não có chiều hướng gia tăng. Song thực tế còn khá nhiều người chưa biết tai biến mạch máu não là gì và khá mơ hồ về cách phòng ngừa bệnh. Trang bị kiến thức về tai biến và cách phòng ngừa sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ toàn diện hơn.
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho não bị chặn hoặc gián đoạn. Đây là một tình trạng cấp cứu y tế khẩn cấp cần được chăm sóc y tế kịp thời. Việc được điều trị sớm giúp giảm thiểu tình trạng tổn thương não và các biến chứng tiềm ẩn.
Người trải qua cơn tai biến thường phải chịu các di chứng hết sức nặng nề như tổn thương não kéo dài, tàn tật, thậm chí là tử vong. Do đó, việc quan tâm đến cách điều trị tai biến mạch máu não và các phương pháp hỗ trợ phục hồi sau tai biến thế nào cho hiệu quả là hết sức cần thiết, nhất là những người có người thân bị tai biến.
Tai biến mạch máu não là một tình trạng cấp cứu y tế khẩn cấp cần được chăm sóc y tế kịp thời. Việc được điều trị sớm giúp giảm thiểu tình trạng tổn thương não và các biến chứng tiềm ẩn. Hãy cùng Bacsi alo tìm hiểu về cách điều trị tai biến và cách phòng ngừa để có được giải pháp hiệu quả cho bạn.
Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não là một tình trạng mà ngày càng có nhiều người mắc phải. Đáng tiếc là không phải ai cũng hiểu rõ bản chất tai biến mạch máu não là gì và người bệnh tai biến cần được điều trị như thế nào để có hiệu quả.
Tai biến mạch máu não là tình trạng gián đoạn quá trình cung cấp máu và oxy đến một phần não khiến các tế bào não chết đi, gây tổn thương mô não.
Tai biến mạch máu não có 2 thể: nhồi máu não (do cục máu đông gây tắc mạch máu) và xuất huyết não (chảy máu não). Có nhiều nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não như người bệnh mắc sẵn các bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch nhưng không được kiểm soát tốt hoặc thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia nhiều và thói quen lười vận động.
Tai biến và cách phòng ngừa tai biến mạch máu não
Hiện nay, việc điều trị tai biến mạch máu não có thể kết hợp giữa các phương pháp Tây y hiện đại (phẫu thuật hoặc dùng thuốc Tây) với việc điều trị y học cổ truyền (các bài thuốc Đông y, châm cứu, bấm huyệt…) kết hợp tập vật lý trị liệu…
Một số loại thuốc Tây được dùng để điều trị bệnh tai biến mạch máu não là các thuốc có tác dụng làm tan huyết khối để phá vỡ cục máu đông. Với người bị bệnh tim, huyết áp cao, rung tâm nhĩ (nhịp tim nhanh, không đều), cholesterol cao và đái tháo đường, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc và yêu cầu thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục hay duy trì các thói quen, lối sống lành mạnh khác.
Trong trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết não khẩn cấp, diện tích chảy máu lớn hoặc để xử trí những bất thường mạch máu liên quan tới tai biến xuất huyết não, bác sĩ có thể chỉ định phẫu.
Tai biến mạch máu não và phương pháp phục hồi các di chứng
Các biểu hiện của tai biến mạch máu não
Sau cơn tai biến mạch máu não, khá nhiều người gặp phải các di chứng như liệt, suy giảm nhận thức, mất khả năng ngôn ngữ… Điều này làm đảo lộn toàn bộ cuộc sống của người bệnh và gia đình với những thay đổi cả về thể chất và tinh thần. Do đó, việc hiểu rõ về tai biến mạch máu não và phương pháp phục hồi sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
1. Liệt
Đây là di chứng thường thấy sau khi một người trải qua cơn tai biến. Có người bị liệt nửa người (bên trái hoặc phải), có người bị liệt mặt, thậm chí có người liệt toàn thân… khiến hoạt động của người bệnh phụ thuộc nhiều vào sự trợ giúp của các thành viên trong gia đình. Di chứng này thường làm cho người bị tai biến có thể rơi vào trạng thái trầm cảm do luôn có cảm giác phụ thuộc vào người khác, nảy sinh suy nghĩ tiêu cực là bản thân đang trở thành một gánh nặng cho mọi người.
Ngoài ra, người bị liệt nửa người hay toàn thân phải nằm lâu ngày dễ gặp biến chứng viêm loét da, viêm phổi, viêm đường hô hấp, tiết niệu… Do đó, người bị tai biến cần được thực hiện các bài tập vận động dựa trên sự phục hồi dần của sức khỏe, tăng cấp độ từ nhẹ đến nặng, từ khả năng cầm nắm đồ vật đến đi lại để giúp họ phục hồi nhanh nhất.
2. Rối loạn ngôn ngữ
Do vùng não đảm nhận chức năng ngôn ngữ bị tổn thương nên sau khi trải qua một cơn tai biến, nhiều người không thể giao tiếp bình thường được như trước. Chứng rối loạn ngôn ngữ khiến họ chỉ có thể nói rất ít từ, bị nói ngọng, nói khó, thậm chí là không nói được.
Hãy trao đổi với bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia trị liệu ngôn ngữ để có phương án giúp người bị tai biến học lại kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả. Đây cũng là cách giúp người bệnh không cảm thấy buồn chán, bị cô lập vì không thể trò chuyện với người xung quanh.
3. Suy giảm nhận thức
Tình trạng sa sút trí tuệ thường gặp ở người cao tuổi và những người bị tai biến mạch máu não. Do chức năng của bộ não suy giảm nên họ có thể bị mất trí nhớ, suy giảm khả năng nhận thức về mọi vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt là các vấn đề phức tạp. Sau cơn tai biến, có không ít người không thể trở lại làm các công việc yêu cầu sự minh mẫn, tư duy rõ ràng như trước.
4. Mắt nhìn mờ
Thị lực kém đi sau cơn tai biến là một trong những tình trạng nhiều người có thể mắc phải. Khi cơn tai biến tấn công, nhiều người có thể nhìn mờ một bên hoặc cả hai bên mắt. Điều này cũng cảnh báo di chứng mà người bệnh tai biến có thể gặp phải, đó là rối loạn thị giác.
5. Rối loạn cơ tròn
Sau cơn tai biến, người bệnh có thể rơi vào tình trạng tiểu tiện không tự chủ do chứng rối loạn cơ tròn gây ra. Do vậy, người chăm sóc cần đảm bảo bệnh nhân được vệ sinh tốt để phòng tránh tình trạng mất vệ sinh, nhiễm khuẩn đường tiết niệu… Điều này còn giúp tinh thần người bệnh cảm thấy thoải mái với một cơ thể luôn sạch sẽ.
6. Vấn đề nuốt và ăn
Người bệnh tai biến có thể gặp khó khăn khi nuốt. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là ho hay nghẹn khi ăn hoặc nuốt.
Nhà trị liệu ngôn ngữ có thể giúp người bệnh giải quyết vấn đề này. Họ có thể đề nghị bạn thay đổi chế độ ăn uống, chẳng hạn như ăn thực phẩm thái nhỏ hay xay nhuyễn.
Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não
Việc phòng ngừa tai biến mạch máu não phụ thuộc vào nguy cơ mắc bệnh của từng người, tuy nhiên với trường hợp nào cũng cần phải đảm bảo được 6 lưu ý cơ bản sau trong việc thực hiện phòng chống tai biến:
1. Chế độ ăn uống khoa học, cân đối dưỡng chất
Theo các nhà nghiên cứu thì một chế độ ăn huống hợp lý, lành mạnh sẽ giảm nguy cơ tai biến đến 25%. Cụ thể trong chế độ ăn uống của bạn cần bổ xung thêm các loại trái cây, rau, cá, sữa đậu nành để đảm bảo cân bằng, đầy đủ lượng protein, vitamin và khoáng chất. Đây là biện pháp quan trọng trong việc giúp giảm nguy cơ xơ vỡ động mạch.
Một số loại thực phẩm rất tốt giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não:
Các loại gia vị như: ớt, tỏi, hành tây, gừng, hạt tiêu. Việc nêm các gia vị này cho mỗi bữa ăn vừa khiến món ăn thơm ngon lại trợ giúp rất tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Tuy nhiên bạn nên ăn vừa đủ, không ăn quá nhiều để tránh gây nóng trong người, viêm loét dạ dày.
Các loại trái cây giàu kali, vitamin C: Việc bổ xung các loại trái cây giàu Kali và vitamin C như chuối, cam, bưởi, dưa hấu, nho, các loại quả có vị chua… sẽ giúp ngăn ngừa sự hình thành các khối huyết trong tĩnh mạch khiến máu lưu thông tốt hơn.
Các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ: Cụ thể là các loại rau có màu xanh đậm như súp lơ, rau muống, bắp cải…hay như đậu trắng, đậu đen, bí đỏ…sẽ có tác dụng giảm cholesterol làm tăng tuần hoàn máu não. Một ngày bạn nên bổ sung ít nhất 5 loại trái cây và rau củ.
Chất béo từ dầu vừng, dầu đậu nành, dầu trộn salad, dầu ngô, dầu cá thu… Các axit béo này sẽ có tác dụng giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, từ đó hạn chế các mảng mỡ máu bám tại thành động mạch, giúp động mạch thông thoáng, máu lưu thông dễ dàng hơn. Nên bổ sung chất béo ở mức 25 – 30g/ngày, trong đó 1/3 là chất béo động vật, 2/3 là chất béo thực vật.
Các loại cá đặc biệt là cá ngừ, cá hồi, cá trích…có chứa Acid béo Omega-3, giúp ngăn ngừa đông tắc mạch máu. Vì vậy theo các bác sỹ tim mạch bạn nên ăn 2 -3 lần/tuần.
Sô – cô – la: Trong socola đen chứa một hàm lượng cacao lớn rất có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp người dùng giảm nguy cơ tắc nghẽn tim mạch, chống lại bệnh hở van tim, bệnh tim mạch vành, làm giảm nguy cơ dẫn đến các cơn đau tim. Do vậy người mắc bệnh tim mạch nên duy trì thói quen ăn socola đen mỗi ngày. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều để tránh tình trạng trạng thừa cân, béo phì từ đó gây tăng huyết áp, tăng nguy cơ tai biến.
Lưu ý:
- Nên sử dụng chất đạm một cách vừa phải, thịt nạc cũng chỉ nên ăn 3 – 4 bữa/ tuần. Khi nấu cũng cần thay đổi cách chế biến khác nhau như hấp, luộc, hầm… Không nên nấu thức ăn quá chín hoặc bị cháy để giữ được hàm lượng vitamin và các chất dinh dưỡng.
- Bên cạnh đó cần duy trì chế độ ăn nhạt vì ăn mặn sẽ tăng hàm lượng natri dẫn đến tăng nguy cơ huyết áp. Bạn nên hạn chế đồ ăn nhanh, thông thường trong loại đồ ăn này luôn có hàm lượng muối cao.
- Không ăn nhiều mỡ béo, chất đường ngọt, giàu tinh bột.
2. Kiểm soát chỉ số huyết áp và cân nặng
Tăng huyết áp khiến gia tăng áp lực thành mạch, lâu dần sẽ dẫn đến các biến chứng tim mạch, suy thận và tai biến. Bệnh lý này rất hay gặp ở đối tượng trung niên và người cao tuổi. Người mắc bệnh lý tăng huyết áp không nên chủ quan và hết sức thận trọng không nên trậm trễ trong việc điều trị.
Béo phì liên quan đến nhiều căn bệnh khác như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…Vì thế bạn cần kiểm soát để cân nặng phù hợp với chiều cao. Nếu thừa cân thì bạn cần có kế hoạch cho việc giảm cân, tuy nhiên việc giảm cân cũng phải được tiến hành từ từ và cần áp dụng các biện pháp hợp lý từ chế độ ăn uống cho đến luyện tập.
3. Chế độ sinh hoạt điều độ
Thay đổi lối sống là biện pháp hữu hiệu giúp phòng chống tai biến mạch máu não, kéo dài tuổi thọ và đẩy lùi bệnh tật hiệu quả. Cụ thể:
- Hạn chế sử dụng các loại đồ uống, chất kích thích có hại như rượu bia, thuốc lá, trà, cafe đặc… Uống 1 -2 ly rượu nhỏ mỗi ngày sẽ tốt cho tim mạch tuy nhiên uống nhiều lại làm tăng huyết áp, đau tim từ đó dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao.
- Một ngày nên uống 1 – 2 lít nước để cơ thể được thanh lọc.
- Không nên suy nghĩ, lo âu quá mức, cân đối giữa công việc và nghỉ ngơi, thư giãn để giảm tải áp lực.
- Không nên ra ngoài khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, ngồi trong phòng điều hòa không để nhiệt độ quá thấp khoảng từ 26 – 27 độ là vừa.
- Không nên tắm nước quá lạnh và tắm khuya, nên tắm tước 8h tối.
4. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
Việc tăng cường các hoạt động thể lực giúp máu lưu thông tốt hơn, điều hòa nhịp tim, bình ổn huyết áp từ đó làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não. Theo nghiên cứu việc tập thể dục thường xuyên có thể giảm nguy cơ tai biến mạch máu não lên đến 50%. Vì vậy, bạn nên rèn cho mình thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập vừa sức.
5. Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ sẽ sớm phát hiện và kịp thời điều trị các căn bệnh dễ gây tai biến như: tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường, các bệnh về tim mạch, bệnh thận….
Ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ… thì cần đi khám và điều trị kịp thời. Người bệnh nên làm điện tim, siêu âm tim để xác định xem có cục máu không, hẹp van tim hay loạn nhịp tim không, siêu âm động mạch để tìm các mảng xơ vữa, phình động mạch, hẹp động mạch…
Đặc biệt với những người đã từng bị tai biến thì cần phải có có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp vận động, hoặc tập vật lý trị liệu. Bên cạnh đó là việc tuân thủ uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ và tái khám định kỳ.
Phòng ngừa tai biến mạch máu não bằng thuốc
Đặc biệt với nhóm người từ độ tuổi trung niên trở đi thì việc sử dụng kết hợp các sản phẩm hỗ trợ hoặc thuốc nhằm ngăn ngừa tai biến là giải pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe. Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc Tây y dùng để phòng ngừa tai biến mạch máu não, đặc biệt là việc sử dụng aspirin như một công cụ dùng để phòng ngừa liên tục. Aspirrin có khả năng làm thay đổi quá trình đông máu tự nhiên, mang đến hữu ích dành cho việc chống lại những cơn co tim, đau tim và đột quỵ.
Tuy nhiên, việc lạm dụng aspirin hàng ngày có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng khi gặp các rối loạn về máu, loét dạ dày hay bị hen. Lợi ích sức khỏe này có thể giảm nhưng nếu dùng chung với thuốc chống huyết khối như Ibuprofen lại làm tăng nguy cơ chảy máu. Đặc biệt, nếu như ngưng sử dụng aspirin trong một khoảng thời gian còn làm tăng nguy cơ bị đột quỵ hoặc đau tim.
Những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ hy vọng giúp bạn đọc có thể nhận biết được dấu hiệu tai biến cũng như cách phòng ngừa, hạn chế được nguy cơ nguy hiểm mà nó mang đến.
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.