Thắc mắc phụ nữ có bị gut không?

arthritis natural remedies elderly seniors wrist hand joint pain

Gút là một trong những căn bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay. Vậy những ai dễ bị gút nhất? Liệu người gầy và phụ nữ có bị gút không? Nhắc tới bệnh gút, chúng ta thường nghĩ nam giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Nhưng bạn có biết tới ngưỡng trên 70 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh gút đã cân bằng giữa nam và nữ? Qua ngưỡng tuổi 80, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh gút đã cao hơn so với nam giới? Nếu chưa biết về thông tin này, cũng như về bệnh gút ở phụ nữ, mời bạn theo dõi bài viết sau đây nhé!

Phụ nữ có bị gút không
Phụ nữ có bị gút không

1 Bệnh gút là gì? Phụ nữ có bị gut không?

Bệnh gút là tình trạng viêm khớp do vi tinh thể, có lắng đọng muối urat tại khớp, gây ra do tăng axit uric trong máu là kết quả của tình trạng rối loạn chuyển hóa nhân purin. Bệnh gút đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát và chuyển biến qua các giai đoạn cấp tính, mạn tính, giai đoạn ổn định giữa các cơn gút cấp.

Trong những năm gần đây , số lượng người mắc bệnh gut đã tăng lên nhanh chóng và có nhiều biến chứng nặng nề hơn . Bệnh nhân bị gút phải đối mặt với những cơn đau dữ dội và có nguy cơ tử vong cao hơn những người bình thường 25 đến 30 %.

Nhưng ở độ tuổi ngoài 50, tỷ lệ chênh lệch này bắt đầu thay đổi, theo chiều hướng tăng dần ở nữ giới. Tới tuổi ngoài 70 thì bệnh gút ở phụ nữ đã có tỷ lệ cân bằng với nam giới và sau tuổi 80 thì tỷ lệ chênh lệch đã nghiêng về nữ giới nhiều hơn.

2 Tại sao phụ nữ lại có thể bị mắc bệnh gút

Bản chất bệnh gút là sự dối loạn đào thải acid uric ra khỏi cơ thể . Vì một số nguyên nhân dẫn đến acid uric tăng quá cao trong máu và không kịp đào thải ra ngoài , dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat trong các khớp xương gây bệnh gút .

Trước tuổi mãn kinh , nữ giới có nồng độ acid uric thấp hơn ở nam giới , đồng thời do bệnh gút bị ảnh hưởng lớn từ những thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học , rượu bia uống quá nhiều nên nam giới thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới . Tuy nhiên , sau thời kỳ mãn kinh , phụ nữ sẽ bắt đầu gia tăng nguy cơ bị bệnh gút . Các nghiên cứu đã chứng minh rằng điều này có liên quan đến suy giảm nội tiết tố estrogen.

Estrogen là một nội tiết tố đặc trưng trong cơ thể phụ nữ , nó có vai trò trong việc hình thành các đặc điểm giới tính và chức năng sinh sản của nữ giới . Đồng thời đây là một hormon có vai trò bảo vệ nữ giới trong việc chống lại bệnh gút , do estrogen có thể thúc đẩy đào thải acid uric ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu . Tuy nhiên , sau thời kỳ mãn kinh , nồng độ estrogen giảm rất nhiều . Điều này không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà nó còn là nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc bệnh gút hơn . Đó cũng là các nguyên nhân tại sao rất hiếm khi thấy những phụ nữ trẻ tuổi , phụ nữ trước mãn kinh hay những người đang điều trị thay thế bằng  estrogenbị mắc bệnh gút , là vì họ đang được bảo vệ bởi estrogen.

Không chỉ các nguyên nhân suy giảm hormon , nếp sống hiện đại ngày nay cũng dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ càng ngày càng tăng . Xã hội hiện nay ngày càng bình đẳng , có nghĩa là phụ nữ có quyền làm tất cả những chuyện đàn ông có thể làm , kể cả việc ăn uống mất kiểm soát , bia rượu , sinh hoạt thất thường làm tăng cân quá đà , béo phì . Chính những yếu tố đó là nguy cơ khởi phát nên bệnh gút . Tuy không điển hình nhưng khả năng mắc bệnh gút ở phụ nữ có độ tuổi 35 – 45 hầu như phải đi khám mới phát hiện bệnh .

3 Nguyên nhân khiến phụ nữ mắc bệnh gút cao hơn nam giới khi về già

Về nguyên nhân gây bệnh gút , dù ở đối tượng là nam hay nữ , đều giống nhau . Đều có tình trạng sưng nóng đỏ đau ở các khớp như ngon schaan cái , bàn chân , mắt cá chân , bàn tay , cổ tay .. Cụ thể là các nguyên nhân sau :

– Nguyên phát : Là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout chiếm đến 95% nhưng vẫn chưa thể xác định chính xác . Một số ý kiến cho rằng việc ăn nhiều thực phẩm giàu purin có thể kể đến như : Cua , gan , thận , …  khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn .

– Thứ phát : Một số ít trường hợp mắc bệnh gút là do các rối loạn về gen , sự tăng sản xuất hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai , tình trạng này đến từ các trường hợp sau đây :

* Do dùng các thuốc lợi tiểu trong thời gian dài như: Thiazid, Furosemid, Acetazolamid…

* Do sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị một số bệnh ác tính, thuốc chống lao

* Do bệnh nhân bị suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc axit uric của cầu thận

* Do các bệnh về máu, chẳng hạn như bệnh bạch cầu cấp

4 Các yếu tố nguy cơ của bệnh gút

Bên cạnh các nguyên nhân chính gây ra bệnh còn có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc làm bệnh tiến triển nặng như: Dùng chất kích thích gây nghiện , tăng huyết áp , béo phì . vv

4.1 Nguyên nhân trực tiếp làm tăng tỷ lệ mắc bệnh gút ở nữ giới

Ngoài 51 tuổi , tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh gút mới tăng lên là bởi giai đoạn này quá trình sản xuất ra hormone estrogen trong cơ thể đã giảm đi đáng kể. Estrogen chính là yếu tố giúp thận sản sinh  axit uric trong máu ra ngoài qua thận tốt hơn. Vì thế, khi estrogen giảm, nồng độ axit uric trong máu sẽ bắt đầu có xu hướng tăng lên, đến một mức độ có thể hình thành nên các tinh thể muối urat tại khớp sau một vài năm.

Phụ nữ càng nhiều tuổi thì tốc độ sản sinh estrogen ở nữ càng giảm , đồng nghĩ việc tỷ lệ gia tăng nồng độ axit uric máu càng tăng khiến cho tỷ lệ nữa giới mắc bệnh gút cao hơn .

Một nguyên nhân khác là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở nữ giới là thói quen uống nhiều nước ngọt hơn so với các nam giới …

4.2 Triệu chứng đặc trưng của bệnh gút ở nữ giói

Bệnh gút ở phụ nữ cũng có những triệu chứng đặc trưng giống như nam giới, bao gồm:

– Giai đoạn tăng uric acid trong máu: Thường không có triệu chứng rõ ràng nên khó có thể nhận biết được bệnh.

– Giai đoạn gút cấp tính hay viêm khớp do gút cấp: Bệnh nhân thường thấy đau đột ngột và sưng khớp, nóng khớp do axit uric đã tạo nên các tinh thể ở khoang khớp. Cảm giác đau thường xuất hiện về đêm hoặc khi có các yếu tố nguy cơ như: Stress, uống rượu và một số bệnh nào đó mới khởi phát. Sau khoảng 3-10 ngày, cơn đau có thể giảm dù có điều trị hay không và đôi khi không tái phát cơn đau tiếp theo trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm sau đó.

– Giai đoạn giữa các đợt đau khớp: Thông thường chúng ta không nhận thấy triệu chứng gì và các chức năng của khớp vẫn bình thường.

– Giai đoạn gút mạn tính: Đây là giai đoạn khó chịu nhất của bệnh và kéo dài trong nhiều năm. Bệnh nhân sẽ thường xuyên bị đau khớp. Sau một thời gian sẽ xuất hiện các hạt Tophi quanh khớp, dưới da và sưng lên thành cục. Hạt này có thể vỡ và cần được điều trị sớm.

Riêng ở nữ giới, khi bị bệnh gút thường có xu hướng phát triển bệnh đầu tiên ở đầu gối, ngón tay, cổ tay, đầu ngón tay nhưng cơn đau thường xuất hiện chậm hơn so với ở nam giới và khả năng bị tấn công nhiều khớp ở giai đoạn đầu mắc gút.

5 Điều trị bệnh gút ở nữ giới

* Duy trì chế độ ăn uống & sinh hoạt khoa học

– Người bệnh nên tránh hoặc giảm tối đa các thực phẩm có chứa nhiều purin như: Nội tạng động vật, thịt đỏ, tôm, cua… Kiêng uống rượu tuyệt đối để không làm tăng nguy cơ cho bệnh.

– Nên có chế độ luyện tập thể thao phù hợp, đều đặn với sức khỏe để kiểm soát cân nặng hợp lý. Ngoài ra, phụ nữ khi bị bệnh gút nên đặc biệt chú ý tránh uống các loại thuốc có nguy cơ làm tăng axit uric máu, tránh gặp phải các yếu tố nguy cơ làm khởi phát cơn gút cấp như: Stress, căng thẳng, chấn thương,…

– Đồng thời, bệnh nhân gút nên ăn thạt nhiều rau xanh và trái cây, nếu ăn thịt thì không nên quá nhiều, uống nhiều nước, tốt nhất là từ 2-4 lít/ngày, tốt hơn cả là các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 14% để đạt hiệu quả kiềm hóa axit uric trong máu. Điều này sẽ giúp tăng lượng nước tiểu trong vòng 24h để hạn chế tối đa sự lắng đọng các urat trong đường tiết niệu.

* Điều trị nội khoa

– Sử dụng thuốc chống viêm gồm: Colchicin, thuốc kháng viêm không steroid, corticoid

Colchicin: Đây là thuốc dùng để chống viêm và giảm đau cho cơn gút cấp hoặc đợt cấp của gút mạn tính. Liều dùng chỉ nên ở mức khoảng 1mg/ngày nhưng nên dùng càng sớm càng để đạt hiệu quả cắt cơn gút.

Nếu bệnh nhân có chống chỉ định với thuốc chống viêm không steroid thì cần dùng Colchicin với liều 1mg x3 lần/ngày đầu tiên, 1mg x 2 lần/ngày thứ 2 và 1mg/ngày thứ 3 trở đi. Trong đó hai ngày đầu là test Colchicin để theo dõi phản ứng và có điều chỉnh phù hợp cho các ngày tiếp theo. Để dự phòng tái phát thì nên dùng 0,5-1,2mg/ngày uống 1-2 lần, kéo dài trong ít nhất 6 tháng. Nhưng nếu là phụ nữ bị gút và ở độ tuổi ngoài 70 thì nên giảm liều.

Thuốc kháng viêm không steroid (Diclofenac, Ketoprofen, Piroxicam, Indomethacin, Ibuprofen, Naproxen, )  Nhóm thuốc này có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với Colchicin nhưng chống chỉ định với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, suy thận.

Corticoid: Khi các thuốc trên đây không đem lại hiệu quả thì Corticoid đường uống được chỉ định nhưng cần hạn chế và chỉ sử dụng ngắn ngày. Việc tiêm Corticoid tại khớp phải được trực tiếp bác sĩ chuyên khoa chỉ định sau khi đã loại trừ khả năng viêm khớp nhiễm khuẩn.

Sử dụng thuốc giảm trừ axit uric trong máu:

Nhóm thuốc ức chế tổng hợp axit uric: Phổ biến nhất là thuốc Allopurinol dùng với liều lượng phụ thuộc nồng độ axit uric máu. Khởi đầu là 100mg/ngày trong 1 tuần, sau đó tăng 200-300mg/ngày. Thuốc chỉ nên chỉ định khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm, không dùng trong cơn gút cấp .

Nhóm thuốc tăng thải trừ axit uric: Phổ biến nhất là Probenecid liều 250mg-3g/ngày, Sunfinpyrazol liều 100mg-800mg/ngày, Benzbromaron, Benzbriodaron… Nhóm thuốc này chỉ được chỉ định sau khi đã xét nghiệm axit uric niệu và nồng độ axit uric niệu dưới 600mg/24h, không bị suy thận, sỏi thận, gút mạn có hạt Tophi và là người trẻ tuổi.

* Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật là giải pháp áp dụng khi cần cắt bỏ hạt Tophi và trong trường hợp gút kèm biến chứng loét, bội nhiễm hạt Tophi hoặc hạt Tophi có kích thước lớn Việc phẫu thuật được cân nhắc và do bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân khi cần thiết.

Quan trọng nhất là chúng ta cần tìm được đúng sản phẩm, được trực tiếp các thầy thuốc có kinh nghiệm tư vấn và nên ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để tránh gặp phải các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe . Khắc phục các triệu chứng của bệnh gút chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt khi chị em phụ nữ đã bước sang tuổi tiền mãn kinh. Nhưng nếu bạn biết cách thì vẫn có thể đẩy lùi được các triệu chứng này.

Tóm lại , bệnh gút không quá khó để điều trị nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm , có thể dẫn đến tàn tật . Đặc biệt đối với phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc bệnh như : Sử dựng các thuốc điều trị mạn tính , ăn uống sinh hoạt không khoa học , người ở độ tuổi mãm kinh nên chú ý theo dõi để phát hiện bệnh sớm.

Vì vậy, nếu có bất cứ băn khoăn nào liên quan đến bệnh gút ở phụ nữ cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ tới  Bacsialo , những thắc mắc của bạn sẽ được hồi đáp tận tình và chi tiết nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi .

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *