Theo China Times, sau khi tắm, người đàn ông Trung Quốc cảm thấy toàn thân ấm áp và dễ chịu. Nhưng không ngờ, vừa bước ra khỏi phòng tắm, bước chân lên sàn nhà lạnh, anh đột nhiên đau nhức đầu. Sau đó, bệnh nhân thấy tay phải, chân phải yếu ớt, miệng như ngậm một quả trứng, không thể giải thích rõ ràng khi gia đình hỏi thăm.
Khi nam bệnh nhân 30 tuổi nhập viện cấp cứu, bác sĩ phát hiện anh bị vỡ mạch máu não.
Bác sĩ Trần Đức Nguyên, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh tại một bệnh viện ở Trung Quốc, cho biết, vì nghĩ mình còn trẻ, bệnh nhân không đo huyết áp thường xuyên tại nhà. Sau đó, anh chỉ mặc quần áo mỏng manh bước ra khỏi phòng tắm vào ngày giá rét nên dẫn tới biến cố.
Kết quả kiểm tra tại bệnh viện cho thấy huyết áp của bệnh nhân đã tăng trên 200mmHg và mạch máu não bị vỡ – biểu hiện của cơn đột quỵ. Sau khi điều trị, anh được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt và tính mạng vẫn bị nguy hiểm.
Bác sĩ tim mạch Viên Minh Kỳ từng cảnh báo, sau khi tắm vào mùa đông, người dân phải lau khô cơ thể ngay, nhanh chóng mặc quần áo ấm. Để người ướt có thể làm mất nhiệt nhanh chóng, tăng nguy cơ cảm cúm hoặc ớn lạnh. Hãy dùng khăn mềm để lau khô cơ thể, đặc biệt là tóc và chân. Người khỏe mạnh có thể điều chỉnh thân nhiệt kịp thời nhưng những bệnh nhân cao huyết áp, người cao tuổi không có thời gian phản ứng với nhiệt độ tức thời.
Bác sĩ Trần cũng nhắc nhở rằng trong môi trường nhiệt độ thấp hoặc chênh lệch nhiệt lớn, mạch máu của chúng ta sẽ co lại nếu huyết áp không được kiểm soát hoặc bạn không uống đủ nước. Khi đó, máu sẽ đặc hơn, nguy cơ đột quỵ tăng cao.
Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo rằng ngoài việc giữ ấm khi thời tiết lạnh, bạn cũng nên tránh ở trong môi trường có nhiệt độ chênh lệch lớn. Chẳng hạn, khi bạn thức dậy trên chiếc giường ấm áp vào buổi sáng, đừng bao giờ bước trực tiếp lên sàn nhà lạnh giá bằng chân trần vì thói quen đó sẽ kích thích co mạch. Bạn nên đi tất hoặc dép trước hay đặt thảm ngay dưới chân giường. Đồng thời, khi ra đường, bạn cần đội mũ, quàng khăn để tránh gió lạnh thổi thẳng vào đầu.
Cụ ông 103 tuổi bình phục sau 12 giờ đột quỵ khiến các bác sĩ ngỡ ngàng
Phó giáo sư Đào Xuân Cơ – Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) khen gia đình cụ ông 103 tuổi có kiến thức về đột quỵ đã đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời.
3 dấu hiệu cảnh báo bạn cần đến phòng cấp cứu ngay
Có những dấu hiệu bệnh lý nếu không được xử lý kịp thời có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.
Nguồn: Vietnamnet.vn
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.