Máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì an toàn cho sức khoẻ

images2580252 tranh xa

Hiện nay, căn bệnh máu nhiễm mỡ đang ngày trở nên phổ biến. Do bệnh không có nhiều biểu hiện rõ ràng vì thế ở giai đoạn chớm bệnh rất nhiều người chủ quan. Chỉ đến khi bệnh có biểu hiện nặng lúc ấy mới sợ hãi và đi tìm lời giải cho các câu hỏi kiểu như: “Bệnh máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì? Thuốc đó hiệu quả thế nào? Muốn biết đáp án chính xác, đọc bài viết này sẽ rõ.

Máu nhiễm mỡ có nguyên nhân do đâu?

Bệnh nhân mắc bệnh lý này có nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu cao, do nhiều nguyên nhân gây ra như:

1.1. Chế độ ăn uống có nhiều chất béo

Chế độ ăn uống hàng ngày thu nạp quá nhiều chất béo trong khi cơ thể không sử dụng hết là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh. Các thực phẩm đứng đầu trong danh sách này như:

– Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: Thịt bò, thịt lớn, thịt bê, trứng, sữa,…

– Thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao: Thực phẩm đóng hộp, thức ăn chứa bơ, dầu dừa, ca cao,…

Thực tế sau khi ăn từ 2 – 3 giờ, chất béo trong thức ăn được hấp thụ gây tăng lipid máu, đạt mức cao nhất là sau 4 – 6 giờ. Mức độ và thời gian tăng mỡ máu phụ thuộc vào loại chất béo cơ thể hấp thụ, mức độ chuyển hóa, cường độ hoạt động của ruột, hoạt tính men tiêu hóa và chuyển hóa,…

1.2. Do cơ thể béo phì

Người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ lớn do hàm lượng cholesterol xấu trong máu cao trong khi hàm lượng cholesterol trong máu thấp. Hơn nữa mỡ thừa tích tụ chủ yếu ở bụng và các cơ quan nội tạng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và hoạt động của cơ thể.

1.3. Do lười vận động

Lười vận động là thói quen xấu ở rất nhiều giới trẻ hiện nay, cũng là lý do khiến bệnh máu nhiễm mỡ xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ. Ít vận động làm tăng lipoprotein xấu trong máu và giảm cholesterol tốt. Vì thế việc lười tập thể dục thể thao, thường xuyên ngồi, nằm một chỗ thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.

1.4. Do căng thẳng, stress kéo dài

Tâm lý căng thẳng, áp lực kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm mỡ ở máu. Chủ yếu do khi gặp phải tình trạng này, cơ thể có xu hướng ăn nhiều hơn, nhất là thực phẩm ngọt chứa nhiều đường hoặc đồ thịt chiên rán nhiều dầu mỡ.

Những người áp lực, làm việc mệt mỏi cũng có xu hướng lười vận động hơn, có thói quen uống rượu bia, chất kích thích khiến nồng độ cholesterol xấu trong máu càng tăng cao.

1.5. Vấn đề giới tính và tuổi tác

Ở độ tuổi trước mãn kinh, từ 15 – 45 tuổi thì nữ giới thường có nồng độ mỡ máu thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên sau thời kỳ này, do hormone Estrogen suy giảm nên quá trình chuyển hóa chất béo gặp vấn đề, cholesterol xấu và triglycerid trong máu của nữ giới tăng cao, nguy cơ máu nhiễm mỡ và xơ vữa động mạch.

1.6. Yếu tố di truyền

Các nghiên cứu đã chứng minh, những người trong gia đình có bố mẹ, anh chị em hoặc ông bà bị máu nhiễm mỡ thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.

1.7. Do bệnh lý khác

Người mắc bệnh lý rối loạn hoạt động tuyến giáp, tiểu đường,… cũng có nguy cơ mỡ trong máu tăng cao hơn người bình thường.

Triệu chứng và biến chứng bệnh 

2.1. Triệu chứng bệnh

Hầu hết mọi người chỉ phát hiện bệnh khi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng, gây nhiều tổn thương cho các cơ quan và cơ thể bởi máu nhiễm mỡ không có triệu chứng điển hình. Đặc biệt, bệnh lý này ở người trẻ diễn biến âm thầm, khó nhận biết, khiến nhiều người chủ quan.

Một số triệu chứng người bệnh có thể gặp phải như:

– Khi bệnh chưa tiến triển sang giai đoạn cuối: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thở gấp, tim đập nhanh, đau tức ngực,…

– Khi bệnh phát triển đến giai đoạn cuối: Đau tim, huyết áp  cao, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,…

Một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ban vàng dưới da, thể hiện là các nốt phồng nhỏ có bề mặt bóng loáng, màu vàng. Ban vàng dưới da có thể xuất hiện khắp cơ thể, kích thước lớn gây mất thẩm mỹ.

2.2 Biến chứng bệnh

Đây là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hàm lượng mỡ trong máu cao cùng rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch như: xơ vữa động mạch, tắc mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…

Điều trị mỡ máu cao: Những điều cần biết
Mỡ máu cao tạo thành các mảng xơ vữa động mạch, gây tắc mạch

Gây bệnh viêm tụy

Viêm tụy là biến chứng nguy hiểm của bệnh. Nguyên nhân do hàm lượng triglyceride trong máu cao tác động gây sưng viêm tuyến tụy với các triệu chứng như: sốt, nôn, đau bụng dữ dội, đi ngoài, nhịp thở nhanh,… Viêm tụy cấp diễn biến phức tạp, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Tai biến mạch máu não

Cholesterol và Triglyceride trong máu cao ở bệnh nhân máu nhiễm mỡlàm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm máu cung cấp đến não. Lâu dần lòng động mạch ngày càng thu hẹp, nguy cơ tai biến mạch máu não.

Máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì không hại sức khoẻ?

Nhiều người thắc mắc máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì .Uống bao nhiêu thuốc là đủ? Xét trên thực tế, tuy theo mức độ chỉ số mỡ máu tăng cao đến đâu rồi có biện pháp điều trị phù hợp.

                                                                     

 Các loại thuốc điều trị:

Loại thuốc renins gắn acid mật: Các thuốc cholestyramine, colestipol… không hấp thu qua ruột mà gắn với acid mật làm giảm hấp thu. Do vậy, khi dùng thuốc loại này sẽ làm tăng chuyển hóa từ cholesterol sang acid mật trong gan, làm giảm lượng dự trữ cholesterol trong gan và làm tăng hoạt tính của thụ thể lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) của gan. Thuốc thuốc renins làm giảm LDL-C tới 30%, làm tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) khoảng 5% và có thể làm tăng nhẹ triglycerid. Do vậy, thuốc renins thường kết hợp với thuốc khác và không dùng khi triglycerid tăng cao. Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm đau bụng, táo bón, buồn nôn, nôn, nóng ruột…

Nicotinic acid: Đây là một loại vitamin tan trong nước, giúp ức chế gan sản xuất ra các lipoprotein. C Sử dụng loại thuốc này sẽ làm giảm LDL-C tới 25% và tăng HDL-C từ 15 – 35%. Khi mới bắt đầu sử dụng nên dùng liều thấp, sau đó có thể tăng liều.

Tác dụng phụ: cảm giác nóng bừng (có thể rát) làn da. Để giảm tác dụng phụ của thuốc, người bệnh nên uống thuốc trong bữa ăn hoặc uống 100mg aspirin trước mỗi lần dùng thuốc 30 phút. Ngoài ra có thể thêm một số tác dụng phụ khác như: mẩn ngứa, buồn nôn, nôn… Nhóm thuốc này không dùng cho bệnh nhân bị gút, loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn tính. Người bị tiểu đường cũng nên thận trọng.

Thuốc ức chế men HMG-CoA reductase (nhóm statin): Bao gồm simvastatin (zocor), latorvastatin (lipitor), ovastatin, fluvastatin, pravastatin. Các loại thuốc này giúp làm giảm hoạt động tổng hợp cholesterol trong tế bào gan và tăng hoạt hóa thụ thể LDL, do đó làm giảm LDL-C trong máu. Tác dụng phụ của loại thuốc này có thể gây khó tiêu, táo bón, ỉa chảy, buồn nôn, đau đầu, đau bụng, mất ngủ. Không nên dùng statin cho bệnh nhân bị bệnh gan đang tiến triển, đau cơ, viêm đa cơ…

Nhóm thuốc acid fibric: Bao gồm clofibrat, gemfibrozil, bezafibrat, fenofibrat. Tác dụng phụ của nhóm thuốc này là sưng phù mặt, buồn nôn, đau bụng, đau đầu, mẩn ngứa…

Nhóm thuốc estrogen: Thuốc điều chỉnh hormon sinh dục nữ. Phương pháp này có thể có ích ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh có rối loạn lipid máu. Estrogen khi sử dụng sẽ làm giảm LDL-C khoảng 15% và làm tăng HDL-C cũng khoảng 15%. Đây là thuốc nên chọn lựa đầu tiên cho điều trị phụ nữ sau tuổi mãn kinh có rối loạn lipid máu. Tuy nhiên, thuốc này có thể làm tăng triglycerid đôi chút. Có thể dùng viên uống phối hợp với progestin cho những phụ nữ bị đau bụng kinh.

Dinh dưỡng cho người mỡ trong máu cao

Những người bị mỡ trong máu cao cần biết kiểm soát ăn uống một cách nghiêm khắc. Nên ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp như: rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn… đặc biệt là nên ãn những loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ. Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hóa và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch. Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khỏe và bệnh tim. Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như: cá, đậu phụ, đỗ tương. Ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, trà, dầu ngô.

Người bị máu nhiễm mỡ kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc bổ sung các nhóm thực phẩm giảm mỡ máu thì không ít người đang mơ hồ về việc phải kiêng những gì? Một chế độ ăn cho người mỡ máu sẽ hiệu quả khi có sự kết hợp với việc kiêng những thực phẩm sau:

Người bị bệnh mỡ máu kiêng ăn gì

– Những sản phẩm từ thịt béo bao gồm thịt đỏ, da gia cầm, bơ, mỡ heo, nội tạng động vật… thường có hàm lượng cholesterol và chất béo bão hoà cao, do đó dễ làm tăng cholesterol, cực kì không tốt cho hệ tim mạch.

– Thực phẩm chế biến sẵn (thịt hộp) thường chứa nhiều chất béo đã chuyển hoá và làm tăng hàm lượng triglyceride lên mức đáng kể. Điều này hoàn toàn không tốt cho cơ thể của bạn.

– Các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào là nguồn gốc của chất béo chuyển hóa bao gồm khoai tây chiên, bánh nướng, bánh rán, bơ thực vật… cũng là nguyên nhân làm tăng cholesterol xấu gây mỡ máu cao.

– Tránh ăn đường tinh luyện thường có trong thực phẩm chế biến như bánh kẹo, nước ngọt có gas.

– Hạn chế tối đa sử dụng các thức uống có cồn như rượu, bia và các loại chất kích thích khác như thuốc lá, thuốc lào.

Nếu chẳng may mắc bệnh máu nhiễm mỡ và có thắc mắc “máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì” chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời khi đọc bài viết này. Để tránh những biến chứng không đáng có khi mà bệnh mỡ máu gây nên, hãy thăm khám và xét nghiệm theo định kỳ để kiểm soát tốt lượng mỡ trong máu nhé! Chúc mọi người luôn có 1 sức khỏe ổn định

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *