Độc tính của hoá chất trong rượu khiến 22 người ngộ độc sau bữa tiệc ở Long Biên
Cơ quan chức năng xác nhận vụ ngộ độc xảy ra ở Long Biên (Hà Nội) ngày 19/12 liên quan tới Acetonitrile trong rượu.
Đau đầu dữ dội, buồn nôn và kiệt sức là những cảm giác quen thuộc đối với bất kỳ ai từng uống quá nhiều rượu. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình cảm thấy tệ hơn nhiều khi thức dậy sau khi sử dụng rượu vang đỏ vào buổi tối so với nhiều đồ uống khác không?
Theo Scientific Reports, một nhóm nhà khoa học Mỹ tin rằng họ đã tìm ra lý do loại rượu trên lại gây hậu quả như vậy vào ngày hôm sau. Một hợp chất gọi là quercetin – có nhiều trong rượu vang đỏ – có khả năng đã ngăn cơ thể xử lý rượu hiệu quả.
Rượu vang đỏ có nhiều quercetin hơn do sử dụng cả quả nho (bao gồm cả vỏ) còn rượu vang trắng thì bỏ cả vỏ và hạt. Các nhà nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) cho biết quercetin cũng có nhiều hơn trong các trái nho tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời. Điều này đồng nghĩa rượu vang đỏ giá rẻ lại khiến bạn ít say hơn vì các cây nho giá rẻ có tán lớn, nhiều lá nên ít nhận được ánh nắng.
Các nhà khoa học tin rằng quercetin ngăn chặn một loại enzyme cần thiết để phân hủy rượu trong cơ thể.
Đầu tiên, rượu được chuyển đổi thành hợp chất acetaldehyde trong gan. Sau đó, enzyme ALDH biến acetaldehyde thành acetate để đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, quercetin ngăn chặn acetaldehyde chuyển thành acetate, do đó hợp chất này vẫn ở trong người bạn, gây viêm và đau đầu.
Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây ghi nhận sulfit – chất bảo quản giữ cho rượu vang tươi – có thể là nguyên nhân gây ra chứng đau đầu trong vòng nửa giờ dù chỉ uống một lượng nhỏ. Nhưng nhìn chung, hàm lượng sulfit trong rượu vang trắng ngọt lại cao hơn so với rượu vang đỏ.
Một thủ phạm khác là histamine – thành phần phổ biến trong rượu vang đỏ so với vang trắng/hồng. Histamine có nguy cơ làm giãn mạch máu, gây ra chứng đau đầu. Nhưng nghiên cứu về hiện tượng này có quy mô hạn chế.
Hàng thập kỷ qua, các chuyên gia hàng đầu đã tranh luận về tác hại của việc uống rượu vừa phải. Dù vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, không có lượng rượu nào là an toàn với sức khỏe. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyến cáo mọi người không nên uống quá 6 ly rượu vang hoặc 1 lít bia mỗi tuần.
Trong khi đó, tất cả nhà khoa học đều đồng ý rằng việc tiêu thụ quá mức rượu có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho gan, dẫn tới một loạt bệnh ung thư và làm tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, đột quỵ.
Uống rượu vô độ (5 ly trong vòng 2 giờ) dễ khiến tim đập không đều, gây ra các triệu chứng bao gồm khó thở, mệt mỏi và tăng huyết áp. WHO ước tính rượu cướp đi sinh mạng của 3 triệu người trên toàn cầu mỗi năm.
Cơ quan chức năng xác nhận vụ ngộ độc xảy ra ở Long Biên (Hà Nội) ngày 19/12 liên quan tới Acetonitrile trong rượu.
Bộ Y tế cho biết nguyên nhân khiến 22 người ngộ độc ở Long Biên là “do hóa chất Acetonitrile có trong rượu trắng do Công ty TNHH MTV NBC Pacific mang đến sử dụng trong bữa ăn”.
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.
Khám phá những dưỡng chất quan trọng đối với chiều cao của trẻ, lựa chọn…
Massage là liệu pháp chăm sóc sức khỏe phổ biến, giúp giảm căng thẳng, thư…
1. Chỉ số đường huyết (GI) cao Cháo làm từ gạo trắng có chỉ số…
Khám phá lý do vì sao bữa ăn đủ chất dinh dưỡng lại quản trọng…
Khám phá những loại sữa giàu canxi giúp tăng cường sức khỏe xương và răng.…
Mới đây, một người đàn ông Trung Quốc đã qua đời đột ngột vào sáng…