Đau khớp háng là triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa khớp háng, viêm khớp dạng thấp, hoại tử chỏm vô khuẩn và viêm màng bao hoạt dịch. Ngoài ra triệu chứng này cũng có thể là hệ quả do chấn thương, mang vác vật nặng và mang thai. Vậy đau khớp háng có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết ra sao và điều trị như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết của Bác sĩ Alo dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
Nguyên nhân đau khớp háng
Khớp háng là khớp vững chắc và có sự liên kết với nhiều bộ phận khác như: chân, lưng và vai… nên đóng vai trò điều khiển các chi dưới hay truyền lực lên phần thân trên, giúp vai và lưng chống đỡ những vật nặng trong quá trình sinh hoạt và lao động. Khi có hiện tượng đau, người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để sớm xác định được nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
Nguyên nhân do bệnh lý
Đau khớp háng là một trong những triệu chứng thường gặp. Một số nguyên nhân bệnh lý có khả năng gây triệu chứng này, bao gồm:
Bệnh thoái hóa khớp háng: Thoái hóa khớp háng là tình trạng sụn khớp bị bào mòn do ảnh hưởng của tuổi tác và lối sống. Ban đầu có thể là đau háng bên trái hoặc đau háng bên phải và sau đó là đau háng cả hai bên. Cơn đau dần lan xuống khớp đùi và phần thắt lưng hông.
Bệnh viêm khớp háng: Khi không có bất kì yếu tố ngoại lực nào chạm vào khớp háng mà bạn vẫn thấy đau, cơn đau kéo dài âm ỉ, dữ dội thì rất có thể bạn đang bị viêm khớp háng. Nên chữa trị sớm để phòng tránh hoại tử khớp háng.
Viêm gân, viêm bao hoạt dịch: Gân và bao hoạt dịch không thể thiếu trong thành phần cấu tạo của khớp háng. Khi gân và dây chằng bị viêm sẽ gây nên các cơn đau nhức, khó chịu ở khớp háng.
Thoát vị bẹn: Bệnh nhân sẽ thấy vùng háng bị phình to, nguyên nhân là do một phần màng tế bào lót khoang bụng chui vào túi thoát vị, gây đau khớp háng, đau vùng bẹn.
Lao khớp háng: Lao khớp háng là một dạng lao thứ phát ít gặp. Bệnh xảy ra do vi khuẩn lao xâm nhập vào tuần hoàn máu, di chuyển xuống khớp háng và gây ra hiện tượng viêm. Bệnh lý này không chỉ gây triệu chứng tại chỗ mà còn làm phát sinh một số triệu chứng toàn thân như sốt, buồn nôn, ớn lạnh,…
Viêm dây chằng háng: Viêm dây chằng háng là hiện tượng dây chằng bị viêm do chấn thương, căng cơ quá mức hoặc do nhiễm khuẩn. Dây chằng là cơ quan liền kề với xương và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của khớp. Do đó khi cơ quan này bị viêm, bạn có thể gặp phải tình trạng đau nhức và sưng nóng ở khớp háng.
Bệnh lý viêm khớp háng ở trẻ em: Thường gặp ở độ tuổi từ 3 đến 13 tuổi. Là tình trạng khớp háng của trẻ bị các phản ứng viêm tấn công, khiến cho khớp dần suy yếu, ảnh hưởng đến chức năng vận động. Nếu không sớm phát hiện sớm sẽ phát sinh các vấn đề nguy hiểm.
Các yếu tố khác
Chấn thương: Đau khớp háng có thể là hệ quả do chấn thương do chạy nhảy, di chuyển không đúng kỹ thuật, ngã cầu thang, tai nạn giao thông hoặc chấn thương trong khi tập thể dục.
Tuổi tác: Đau xương háng rất dễ gặp ở người ngoài 50 tuổi. Do tuổi tác tăng cao, cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, sụn khớp không còn chắc khỏe và không bảo vệ được xương dưới sụn, hình thành cơn đau khớp háng bên phải hoặc bên trái, tùy thuộc vào phần khớp nào bị thoái hóa trước.
Lối sống và làm việc không khoa học: Thường xuyên phải bê vác vật nặng, di chuyển nhiều, đạp xe liên tục… khiến khớp háng dễ bị thoái hóa, viêm nhiễm, sưng đau. Lạm dụng rượu bia, thuốc lá gây tắc mao mạch chỏm đùi, thiếu máu tại vùng đùi, háng, dẫn đến đau khớp háng.
Di truyền:Nguyên nhân gây viêm đau khớp háng này khá hiếm gặp nhưng ở một số người, họ có thể có khiếm khuyết sụn khớp háng di truyền. Đến khi trưởng thành, tình trạng này mới diễn ra một cách rõ rệt nhất.
Giới tính: Phụ nữ thường có nguy cơ bị đau khớp háng cao hơn nam giới từ 1.5 – 2 lần. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của quá trình sinh nở và sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố.
Ngoài ra, Người béo phì có khả năng bị đau khớp háng và mắc các bệnh xương khớp mãn tính cao hơn bình thường. Nếu không điều chỉnh cân nặng, áp lực từ cơ thể có thể dẫn đến thoái hóa khớp, bệnh gout,…
Đau khớp háng có nguy hiểm không?
Khớp háng là một trong những khớp quan trọng, có vai trò điều khiển chi dưới và truyền lực cho phần thân trên. Do đó khi cơ quan này bị đau nhức, bạn có thể gặp khó khăn trong quá trình sinh hoạt và lao động hàng ngày.
Nếu xảy ra do những nguyên nhân sinh lý, triệu chứng thường thuyên giảm nhanh sau khi nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên trong trường hợp khởi phát do nguyên nhân bệnh lý, cần tiến hành chẩn đoán và điều trị trong thời gian sớm nhất.
Các bệnh lý gây đau khớp háng có xu hướng tiến triển theo thời gian, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và phát sinh các biến chứng như:
– Suy nhược cơ thể: Cơn đau khớp háng có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian. Ở giai đoạn nặng, triệu chứng có thể bùng phát vào bất cứ thời điểm nào trong ngày – kể cả ban đêm. Tần suất phát sinh cơn đau tăng lên dẫn đến tình trạng mất ngủ, mệt mỏi, uể oải và suy nhược cơ thể.
– Tàn phế: Đó là tình trạng sụn khớp có thể bị hư hại hoàn toàn, mô xương xốp, rỗng và gãy khi bị chấn thương. Ở những trường hợp này, khớp bị hư hại nghiêm trọng, gần như không có khả năng hồi phục và dễ dẫn đến tàn phế.
Bên cạnh đó, đau khớp háng còn ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt, giảm hiệu suất làm việc và gây ra không ít phiền toái.
Bệnh đau khớp háng và cách điều trị
Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp công tác điều trị bệnh và triệu chứng đau khớp háng đạt hiệu quả cao. Các phương pháp được chia thành 2 nhóm: phẫu thuật và không phẫu thuật.
Điều trị phẫu thuật
Trong trường bệnh tại khớp háng chuyển nặng, việc dùng thuốc không còn tác dụng, các cơn đau diễn tiến mạnh mẽ và dai dẳng hơn. Đặc biệt người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động sẽ được chỉ định phẫu thuật thay khớp háng để tái cấu trúc khớp. Trước khi thực hiện phương pháp này, người bệnh sẽ được khám khớp háng kĩ càng.
Phẫu thuật được xem là giải pháp cuối cùng dành cho bệnh nhân có khớp háng đã bị hư hại nghiêm trọng hoặc chỏm xương đùi đã biến dạng. Các bác sĩ ở bệnh viện có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ chỏm xương, thay khớp háng bán phần hoặc thay khớp háng toàn phần.
Ưu điểm: Tác động trực tiếp, chính xác vào vùng bị bệnh, đem lại hiệu quả với cả trường hợp bệnh nghiêm trọng
Nhược điểm:
Tuổi thọ của khớp háng nhân tạo có giới hạn, tồn tại nhiều biến chứng sau phẫu thuật như đau đớn, nhiễm khuẩn, sai khớp, mất máu, lỏng ổ cối, lỏng chuôi…
Mỗi cuộc phẫu thuật đều có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cơ thể về sau. Người bệnh mất thời gian vài tháng, thậm chí là vài năm mới có thể phục hồi.
Chi phí cho một ca phẫu thuật thay khớp háng cũng khá cao, vào khoảng 80 – 90 triệu đồng.
Vì vậy, người bệnh nên thăm khám, điều trị sớm, giúp tăng cơ hội phục hồi, hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật thay khớp.
Điều trị không phẫu thuật
Thay đổi thói quen sinh hoạt: Đầu tiên, cần hạn chế hoặc thay đổi những thói quen sinh hoạt hằng ngày có thể làm tổn thương khớp háng. Tránh leo cầu thang, không đi bộ quãng đường quá dài hoặc chơi các môn thể thao làm tăng sức nặng cho khớp như: tennis, cầu lông…
Thuốc tây: Một số thuốc kháng viêm không steroid như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen… giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả, chống viêm nhiễm và ngăn ngừa bệnh trở nặng. Những thuốc này cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng phụ như: nôn, buồn nôn, loét hoặc chảy máu dạ dày…
Thuốc nam: Từ hàng ngàn năm trước, cha ông ta đã ứng dụng bài thuốc dân gian vào chữa đau khớp háng. Các bài thuốc như nước gừng, đắp ngải cứu, lá lốt… đều lành tính. Áp dụng khoảng 15 ngày sẽ thấy cơn đau giảm dần, vận động dễ dàng hơn.
Giảm cân: Khi cân nặng của người bệnh giảm sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng lên khớp háng, giảm đau và mức độ tiến triển của bệnh. Giúp khớp vận động linh hoạt, tránh cứng khớp.
Những bài thuốc chữa đau khớp háng từ thảo dược tự nhiên
Sử dụng thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính đang là xu hướng được nhiều người ưu tiên lựa chọn trong điều trị các bệnh xương khớp. Sau đây là các bài thuốc chữa đau khớp háng từ thảo dược tự nhiên, bạn đọc có thể tham khảo
Bài thuốc 1
Chuẩn bị rễ trinh nữ, rễ cúc tần, rễ cây bưởi bung mỗi vị 20g; rễ cây cam thảo dây, rễ cây đinh lăng mỗi vị 10g sau đó đem thảo dược sắc với 500ml nước cho cạn lấy một nửa. Chắc lấy thuốc chia thành 3 phần, rồi uống sau các bữa ăn chính khoảng 30 phút.
Bài thuốc 2
Chuẩn bị rễ trinh nữ, sâm nam, dây gắm, hồng đằng, tục cốt đằng, sơn thục, hy thiêm, quýt gai, thổ phục linh mỗi vị 12g. Đem thảo dược sắc với 500ml nước cho cạn lấy một nửa. Chắc lấy thuốc chia thành 3 phần, uống sau các bữa ăn chính khoảng 30 phút.
Bài thuốc 3
Chuẩn bị rễ cây trinh nữ, lá lốt mỗi vị 40g; ngải cứu, cây hy tiêm, hoắc hương, lá đơn tướng quân, lá tía tô mỗi vị 30g; lá long lão 20g; ngọc thụ 15g. Cho thảo dược vào nấu sôi trong 5 phút, dùng nồi nước thảo dược để xông hơi trong 10-15 phút, mỗi ngày 1 lần.
Bài thuốc 4
Chuẩn bị 10g lá lốt khô hoặc 30g lá lốt tươi rồi đem sắc lá lốt với 3 bát nước cho cạn lấy 1 bát, uống sau bữa ăn tối 30 – 60 phút.
Bài thuốc 5
Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu, một ít giấm ăn. Lá lốt rửa sạch, cho vào cối giã nát rồi trộn chung với giấm ăn, đảm bảo hỗn hợp không quá ướt. Bọc hỗn hợp vào khăn mỏng rồi chườm xung quanh khớp háng trong 15 phút, mỗi ngày thực hiện 3-4 lần.
Đau khớp háng mặc dù không nguy hiểm nhưng nó sẽ có những tác động không tốt đến các khớp xương chân. Người bệnh sẽ khó khăn trong việc đi lại, phải can thiệp ngoại khoa thay toàn bộ khớp háng vừa đau lại tốn kém chi phí. Do vậy mỗi người hãy lắng nghe cơ thể mình để kịp thời phát hiện triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hợp lý nhất.
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.