Cách dùng nước lá tía tô nấu uống hằng ngày

tac dung cua la tia to khi nau nuoc uong 90915.png

Tôi được mách sử dụng lá tía tô nấu uống để thanh lọc cơ thể, bổ phổi, trị nám. Xin chuyên gia cho biết loại nước uống này có công dụng như thế nào với sức khỏe. Tôi xin cảm ơn? (Lê Thị Mai – Hà Đông, Hà Nội).

Lương y Bùi Đắc Sáng – Hội Đông y thành phố Hà Nội tư vấn:

Lá tía tô là loại rau gia vị được sử dụng trong các món ăn và còn là bài thuốc trị nhiều bệnh.

Theo y học cổ truyền, tía tô có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tiêu lạnh, thúc đẩy lưu thông khí, loại bỏ đờm, bổ phổi, làm dịu cơn hen suyễn, ngăn ngừa sảy thai, giải độc, chữa rắn cắn. 

Nghiên cứu y học hiện đại cho rằng loại cây này chứa nhiều dầu dễ bay hơi, axit amin, sắt, canxi, phốt pho, vitamin A, vitamin C… Hạt tía tô (tô tử) có chứa axit linoleic, vitamin B…

Đặc biệt, các axit alpha-linoleic trong dầu tía tô chủ yếu tồn tại trong cơ thể dưới dạng axit docosahexaenoic (DHA), là một trong những thành phần cơ bản nhất của hệ thần kinh não, cải thiện viêm da dị ứng, viêm phế quản, khó tiêu, thiếu máu, cảm lạnh. 

Người ta có thể dùng tía tô ăn hằng ngày, cho vào các món ăn khác nhau hoặc nấu nước như trà để uống. 

tia to 123.png
Lá tía tô vừa là rau ăn hằng ngày vừa chữa được một số bệnh. Ảnh: P.Thúy. 

Khi nấu nước lá tía tô uống, các thành phần của loại cây này có có tác dụng làm giảm phản ứng dị ứng như viêm da, viêm mũi. Tía tô giúp làm giãn mạch máu trên da, kích thích dây thần kinh tuyến mồ hôi và làm đổ mồ hôi, giảm co thắt phế quản.

Lá gia vị trên giàu hàm lượng sắt và vitamin C có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu. 

Uống tía tô còn giúp bạn ngăn ngừa cảm lạnh, làm ấm phổi. Người có triệu chứng ớn lạnh, sốt rét nhẹ, nghẹt mũi dùng nước tía tô sẽ thấy hiệu quả. Tía tô cũng rất thích hợp cho các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Lương y Đỗ Minh Tuấn – Hội Đông y Hà Nội tư vấn thêm:

Lá tía tô còn có tác dụng làm đẹp. Nêu đem tía tô sao khô cùng gạo, gừng rồi làm nước uống giúp bạn ngủ ngon và trị nám rất tốt.

Bạn chỉ cần dùng một nắm lá tía tô thái nhỏ, nhánh gừng tươi thái sợi và một nắm gạo đem vo sạch. Gạo rang vàng và thêm gừng tươi. Cuối cùng cho lá tía tô vào đảo đến khi các nguyên liệu đều chuyển màu vàng. Đổ nước vào đun sôi khoảng 15 phút, bạn tắt bếp và lọc lấy nước cốt. Dùng nước lá tía tô vào buổi sáng sau ăn. Có thể uống ở dạng ấm hoặc lạnh tùy sở thích.

Ngoài ra, trong tía tô có hoạt chất giúp giảm lo âu, điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả. Gừng là gia vị chứa hoạt chất cineol giúp giảm stress, cải thiện tâm trạng, tăng khả năng hoạt huyết, lưu thông máu nên giúp cải thiện giấc ngủ rất tốt.

Hỗn hợp này bổ sung nhiều loại vitamin cho làn da trắng hồng mịn màng, trẻ hóa da, góp phần làm mờ sạm nám. 

Những điều lưu ý khi uống nước lá tía tô

Phụ nữ có thai, đang cho con bú, người có thể chất yếu, mắc các bệnh đặc biệt nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống. Lá tía tô ngâm nước quá lâu không nên dùng, vì dễ dẫn đến thất thoát khí trong cơ thể.

Mặc dù nước tía tô có nhiều lợi ích, không nên uống quá liều. Chỉ nên uống 1-2 cốc mỗi ngày. Lá tía tô tươi có thể bảo quản trong tủ lạnh, còn lá khô nên để nơi khô ráo, thoáng mát.

3 loại rau tốt cho tim mạch, ‘quét’ mỡ máuRau bổ sung chất xơ và nguồn vitamin, khoáng chất dồi dào tốt cho mạch máu, bảo vệ hệ tim mạch của bạn.


Source link

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *