Categories: Dinh dưỡng

Các loại rau quả tiềm ẩn tồn dư thuốc trừ sâu

Dưới đây là các loại rau trái bạn cần lưu ý: 

Cải bó xôi: Nhóm Công tác Môi trường Mỹ (EWG) hằng năm công bố danh sách “12 loại thực phẩm bẩn”. Trong danh sách năm 2024 của EWG có cải bó xôi. Một số mẫu rau này được phát hiện chứa nồng độ cao dư lượng thuốc trừ sâu, bao gồm permethrin – loại thuốc có thể gây tổn thương thần kinh.

Các loại rau họ cải tiềm ẩn nguy cơ tồn dư thuốc trừ sâu. Ảnh minh họa: Ban Mai

Cải xoăn, cải bẹ, cải làn: Dư lượng thuốc diệt cỏ như DCPA (Dacthal) trong các loại cải này được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ phân loại là chất có thể gây ung thư ở người. 

Ớt chuông và ớt cay: Cả hai loại ớt được phát hiện chứa nhiều dư lượng thuốc trừ sâu khác nhau, bao gồm acephate và chlorpyrifos, các hợp chất organophosphate có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Khoai tây: Theo Food Revolution, khoai tây vẫn có thể tồn dư thuốc trừ sâu. Việc rửa sạch và gọt vỏ giúp giảm thiểu nhưng không loại bỏ hoàn toàn hóa chất này.

Đậu xanh: Các phân tích gần đây phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu trên đậu xanh, bao gồm methamidophos, một loại thuốc trừ sâu đã bị cấm tại Mỹ hơn 10 năm do lo ngại về sức khỏe.

Dưa chuột: Nghiên cứu ghi nhận dưa chuột có thể giữ lại dư lượng thuốc trừ sâu ngay cả khi đã rửa sạch. Gọt vỏ giúp giảm thiểu rủi ro nhưng một số hóa chất có khả năng thấm sâu vào bên trong.

Tác động đến sức khỏe

Theo Guardian, tiếp xúc lâu dài với dư lượng thuốc trừ sâu đã được chứng minh có liên hệ với một số vấn đề sức khỏe, bao gồm rối loạn nội tiết, các vấn đề thần kinh và tăng nguy cơ ung thư. Các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em và phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị ảnh hưởng.

Giải pháp giảm thiểu

1. Mua thực phẩm hữu cơ: Tiêu chuẩn canh tác hữu cơ hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp, thường dẫn đến mức dư lượng thấp hơn trên rau quả. Tuy nhiên, một số sản phẩm hữu cơ vẫn có thể chứa dư lượng thuốc trừ sâu do ô nhiễm môi trường.

2. Rửa và gọt vỏ đúng cách: Rửa bằng nước có thể loại bỏ dư lượng bề mặt nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn, đặc biệt là các chất đã thấm vào bên trong. Sử dụng bàn chải và gọt vỏ có thể giảm nguy cơ hơn nữa.

Mặc dù lợi ích của việc ăn rau đối với sức khỏe đã được khẳng định nhưng nhận thức về nguy cơ ô nhiễm thuốc trừ sâu vẫn rất quan trọng. Việc áp dụng các biện pháp như chọn thực phẩm hữu cơ khi có thể, rửa và gọt vỏ kỹ lưỡng cũng như theo dõi thông tin từ các nguồn đáng tin cậy sẽ hạn chế rủi ro liên quan đến dư lượng thuốc trừ sâu.

Cẩn thận 3 tác hại của trà xanh khi uống ngay sau bữa ăn

Trà xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng có thể giảm hấp thụ dinh dưỡng, gây khó chịu cho hệ tiêu hóa…

Thói quen khi ăn cá có thể gây chảy máu, thủng thực quản

Bạn cần lưu ý tránh 2 thói quen: Nói chuyện khi ăn cá và nuốt cơm để chữa hóc xương.

Ba không khi ăn hạt bí

Vào dịp Tết, hạt bí là món ăn vặt được nhiều người yêu thích nhưng bạn không nên ăn quá mức, cần loại bỏ hạt đắng…

Trứng lòng đào ngon nhưng không nên ăn vào buổi sáng

Trứng lòng đào là lựa chọn phổ biến của nhiều người cho bữa sáng vì ngon, bổ dưỡng và dễ chế biến. Tuy nhiên, có một số rủi ro khi ăn trứng lòng đào vào buổi sáng.



Nguồn: Vietnamnet.vn
Đánh giá post

Recent Posts

Norovirus chưa có vắc xin, lây lan mạnh vào mùa đông

Norovirus là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm trên toàn cầu. Theo…

12 giờ ago

Q&A:Bị cúm khi nào dùng và không dùng kháng sinh?

Nhiều người vào mùa này khi thấy bản thân hay trẻ nhỏ có dấu hiệu…

2 ngày ago

Tác dụng của táo đỏ người Việt chi 320 tỷ đồng để mua trong năm 2024

Theo VTV, trong năm 2024, người Việt chi ra 322 tỷ đồng để mua táo…

2 ngày ago

3 không khi ăn ốc

Ốc là món ăn khoái khẩu ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt tại…

3 ngày ago

6 loại rau thơm nên dùng nhiều trong ngày rét

Nhiều loại rau gia vị ở Việt Nam có tác dụng cho sức khỏe nhờ…

3 ngày ago

Đột quỵ ở tuổi 26, chàng trai loại bỏ 1 món ăn ngay khi xuất viện

Một chàng trai 26 tuổi thường ngồi ở bàn làm việc hơn 12 tiếng mỗi…

4 ngày ago