Bệnh gút sưng chân khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận động, đi lại và thực hiện các sinh hoạt hàng ngày. Một số băn khoăn về bệnh gut sưng chân có nguy hiểm không. Để kiểm soát căn bệnh này, bệnh nhân cần phải thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ cũng như áp dụng các phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
Gút là tình trạng viêm khớp do lắng đọng tinh thể muối urat khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao , đặc biệt là sau khi bệnh nhân dùng quá nhiều các thực phẩm nhiều đạm dàu purin . Một trong những đặc trưng phát hiện bệnh gút là khớp ngón chân cái sưng đỏ .
1 Bệnh gút sưng chân có những biểu hiện như thế nào ?
Gút thường khỏi đầu đột ngột về đêm bằng cơn gút cấp và biểu hiện viêm , sưng đau ở đầu gối , ở chân , gút mắt cá chân , gút ngón chân cái . Biểu hiện là sưng , nóng đỏ tấy , căng bóng , phù nề , đau dữ dội tại các khớp đến mức không thể chạm nhẹ vào chỗ đau . Nếu không chữa trị , trong những lần tái phát tiếp theo , các cơn đau ngày càng tăng sẽ gây tổn thương nhiều khớp , mất vận động và hình thành cục tophi.
Khớp ngón chân cái là vị trí tổn thương thường gặp nhất trong các cơn gút cấp với tỷ lệ chiếm đến 70% . Các nghiên cứu cho rằng , vào 2 đến 3h sáng , ngón chân cái là nơi nhiệt độ xuống thấp nhất , khi đó , muối urat dể kết tủa ở ngón chân cái , chính vì thế , con gút cấp thường khỏi phát ở vị trí này vào ban đêm . Sau đó , cơn gút cấp lan dần sang các khớp cổ chân cổ tay , đầu gối , ngón tay …Ở giai đoạn nặng , gút còn có thể gây ra những hậu quả như bệnh sỏi thận , suy thận và bệnh mạch vành ,,,vv
2 Bệnh gút sưng chân phải làm sao ?
Bị gút sưng chân khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, vận động và thực hiện các sinh hoạt hàng ngày. Để kiểm soát căn bệnh này, bệnh nhân cần phải thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ cũng như áp dụng các phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
Với sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể, vùng xương khớp ở chân người bệnh nhanh chóng bị sưng đỏ lên, gây đau dữ đội. Đặc biệt ở các vị trí như mắt cá chân , đầu gối sẽ bị đau nhiều hơn do lượng axit uric tích tụ nhiều. Đây là bệnh lý mà rất nhiều người nhầm lẫn với bệnh bong gân.
Ngay khi cảm nhận thấy bản thân có những dấu hiệu đau đớn ở các khớp chân, bạn nên tiến hành đến các cơ sở y tế để thăm khám sớm. Sau khi lấy dịch ở các khớp kiểm tra, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất. Sau đây là một số phương pháp giúp người bệnh kiểm soát cơn đau do bệnh gút gây ra hiệu quả nhất.
2.1 Sử dụng thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây là cách giúp giảm nhanh tình trạng đau đớn , sưng tấy, khó chịu ở bệnh nhân. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình sử dụng, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần thông báo cho bác sĩ ngay để có phương pháp kiểm soát kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Một số loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh gút như:
– Thuốc giảm đau và chống viêm (Corticosteroid,NSAID, Colchicin, …). Đây là những loại thuốc được sử dụng để kiểm soát các cơn đau do bệnh gút tấn công người bệnh .
– Thuốc dự phòng (Naproxen natri, Diclofenac,Indomethacin, Colcrys, …). Những loại thuốc này được sử dụng để chữa bệnh gút, ngăn ngừa mủ và axit uric tích tụ.
– Thuốc giảm acid uric (Pegloticase, Probenecid,Febuxostat, Allopurinol, …). Loại thuốc này có tác dụng giúp giảm kích thước tophi, đồng thời giảm lượng axit uric tích tụ trong cơ thể.
2.2 Ngoài ra các bạn có thể sử dụng các bài thuốc Nam
Để chữa trị bệnh gút . Các bài thuốc nam đã không còn quá xa lạ với con người chúng ta. Chỉ cần áp dụng đúng phương pháp, triệu chứng sưng tấy, đau rát của bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện. Dưới đây là một số cách chữa trị được lưu truyền trong dân gian, người bệnh có thể tham khảo.
* Lá tía tô
Sử dụng lá tía tô kiểm soát bệnh gút sưng chân
Cách thực hiện như sau: Dùng lá tía tô đem rửa thật sạch và để ráo nước sau đó bạn cho lá tía tô vào ấm sắc thuốc bắc nấu nước với lửa nhỏ. Sau khi nước đã nguội, người bệnh sử dụng nước này để uống. Thực hiện kiên trì trong khoảng 2 tuần để giảm nhanh cơn đau do bệnh gút gây ra.
* Lá lốt
Cách dùng như sau:
Sử dụng 5 – 10 lá lốt rửa thật sạch và đem phơi khô sau đó bạn cho lá lốt cùng với 2 chén nước nhỏ lên bếp và đun nhỏ lửa cho cạn . Người bệnh sử dụng nước này để uống vào buổi tối sau khi ăn . Uống khoảng 1 tuần, cơn đau ở chân sẽ nhanh chóng giảmvà hiệu quả hơn .
* Cải bẹ xanh
Cách thực hiện như sau:
Đem cải bẹ xanh rửa sạch và cho vào ấm nấu lấy nước rồi đun lửa thật nhỏ cho đến khi nước còn 1 bát , nước cải bẹ xanh hơi đắng nhưng giúp cải thiện bệnh gút hiệu quả, sử dụng nước này để uống sau khi ăn .Mỗi ngày, người bệnh uống 1 bát và uống trong 4 – 5 ngày để giảm đau nhức chân.
* Chườm đá lạnh
Ngoài phương pháp ngâm chân bằng nước ấm thì chườm đá lạnh cũng là cách giúp cải thiện cơn đau do bệnh gút gây ra rất hiệu quả. Đồng thời, áp dụng cách này, người bệnh cảm thấy dễ chịu ở chân, đầu óc tỉnh táo hơn. Mặc dù chườm đá lạnh chỉ giải quyết cơn đau tạm thời nhưng nó mang lại hiệu quả tích cực cho việc điều trị bệnh , và giảm được cơn đau ngay lúc đấy.
Đầu tiên, bạn sẽ sử dụng là những viên đá nhỏ cho vào một chiếc khăn mềm. sau đó, bạn cuộn tròn chiếc khăn này lại và chườm ngay ở vị trí chân bị đau nhức trong khoảng 20 – 30 phút. Người bệnh cần chườm đều ở xung quanh vị trí bị đau để hỗ trợ ức chế cơn đau và cải thiện bệnh hiệu quả nhất.
* Ngâm chân bằng nước ấm
Nếu chân bạn xuất hiện cơn đau đột ngột do bệnh gút gây ra, người bệnh có thể sử dụng nước ấm để ngâm chân. Đây là phương pháp giảm đau hiệu quả được nhiều người áp dụng để các khớp chân dễ chịu và cảm thấy thoải mái hơn. Người bệnh có thể sử dụng nước lọc đun sôi để ấm hoặc sử dụng nước lá lốt, lá tía tô để ngâm chân. Ngâm chân thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện bệnh gút hiệu quả.
Phương pháp này sẽ giúp đào thải các axit uric ra ngoài cơ thể. Từ đó, các khớp xương dễ dàng thư giãn, giảm đau đớn hiệu quả hơn. Trước khi đi ngủ, người bệnh sẽ tiến hành việc ngâm chân với nước ấm trong khoảng15 đến 20 phút. Bệnh nhân nên kiên trì thực hiện vào mỗi buổi tối để bệnh nhanh chóng được cải thiện.
*Thực hiện các mẹo giảm đau tại nhà
Tránh áp lực lên vùng chân bị đau: Người bệnh cần phải giữ chân khỏi mặt đất để chân giảm sưng tấy và giảm đau hiệu quả. Đồng thời, không được dồn trọng lượng cơ thể vào vùng chân bị đau nhức khiến tình trạng đau nhiều hơn.
Nâng khớp đau: Người bệnh gút nên gác phần chân bị đau lên gối khoảng 20 đến 30 phút. Đây là cách giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và hạn chế những cơn đau chân hiệu quả.
Cố định vị trí đau: Nếu bạn bị đau nhức ở mắt cá chân hoặc khớp đầu gối thì nên dùng gạc y tế cố định vị trí đau. Cách làm này sẽ giúp khớp nhanh chóng giảm sưng đau , phục hồi tốt và cố định khớp hiệu quả.
*Thay đổi lối sống phù hợp
Kiểm soát cân nặng : Người bệnh cần giữ ổn định cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Tăng cân quá nhanh sẽ khiến trọng lượng cơ thể dồn ở chân, tạo điều kiện thuận lợi để bệnh gút phát triển nặng hơn. Phải thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề sức khỏe , sức đề kháng cơ thể, sự dẻo dai xương khớp. Đây là cách giúp kiểm soát bệnh gút ngay tại nhà hiệu quả.
Không được mang vác các vật nặng gây ảnh hưởng đến xương khớp và quá trình điều trị bệnh gút . Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
* Phòng ngừa
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh gout hiệu quả?
– Trong giai đoạn không nhận thấy dấu hiệu bệnh gout, thói quen sống lành mạnh có thể giúp bạn chống lại các cuộc tấn công của bệnh gút trong tương lai:
– Các bạn nên cung cấp đủ lượng nước vào cơ thể , uống đủ nước cơ thể dễ dàng đào thải lượng axit uric ra bên ngoài . Các chuyên gia khuyên người bệnh nên uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế uống đồ ngọt, đặc biệt là những đồ uống ngọt có hàm lượng fructose cao.
– Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… vì chúng là tác nhân khiến người bệnh mắc bệnh gút .
– Bổ sung protein từ các sản phẩm sữa ít béo. Các sản phẩm sữa ít béo thực sự có thể giúp bảo vệ bạn tránh khỏi bệnh gút. Vì vậy, đây là một trong những nguồn cung cấp protein tốt nhất.
– Hạn chế ăn thịt đỏ, cá và thịt gia cầm. Một lượng nhỏ những thực phẩm này có thể được chấp nhận, nhưng hãy chú ý dùng trong mức cho phép.
– Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý. Giảm cân có thể làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn đừng giảm cân bằng cách nhịn ăn hoặc thực hiện các phương pháp cấp tốc, vì làm như vậy ngược lại có thể làm tăng nồng độ axit uric.
– Không nên sử dụng thực phẩm chứa fructose vì chúng làm tăng axit uric trong máu.
Bệnh gút là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tàn phế nếu không được điều trị kịp thời. Hiểu về bệnh gout và những cách điều trị bệnh gout sẽ giúp bạn phòng ngừa và hạn chế các biến chứng của bệnh một cách hiệu quả.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh biết cách kiểm soát khi bị bệnh gút sưng chân. Đây là bệnh lý có thể gây ra hàng loạt các biến chứng phức tạp, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt nên bệnh nhân cần phải thận trọng. Vì triệu chứng bệnh gút rất dễ nhầm lần với những căn bệnh xương khớp khác nên người bệnh không được chủ quan. Nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu mắc bệnh, bạn cần phải chủ động thăm khám, điều trị sớm.
Các bài viết trên của Alobacsi chỉ có tính chất tham khảo , không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa .Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.