Theo các chuyên gia nghiên cứu thì bệnh gout hình thành do chế độ ăn uống là cao nhất. Đặc biệt là trong cuộc sống hiện nay đời sống kinh tế đầy đủ, con người có điều kiện ăn uống nhiều dưỡng chất hơn. Vậy nhưng bệnh gout nên ăn gì thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Bác sĩ alo tìm hiểu danh sách những thực phẩm nên và không nên ăn nhé.
Mục lục
Khái niệm về bệnh gout
Bệnh gout có nguyên nhân do nồng độ axit uric quá cao. Nó làm cho tinh thể urat bị lắng đọng hoặc hình thành tinh thể axit uric. Sự lắng đọng này về lâu dài sẽ khiến các bộ phận như sụn khớp, bao hoạt dịch bị tổn thương. Dấu hiệu nhận thấy là những khớp bị viêm, đau đớn dần bị biến chứng khớp bị cứng, biến dạng.
Những người độ tuổi từ 40 tuổi trở lên thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Đối tượng thừa cân béo phì, thường xuyên uống đồ có gas, cồn và ăn uống nhiều thực phẩm chứa nhân purin ( thành phần chuyển hóa acid uric). Trường hợp đang điều trị bệnh nền như tiểu đường sử dụng nhiều thuốc lợi tiểu cũng gây rối loạn các cơn đau gout cấp tính.
Xem thêm: Acid uric là chỉ số gì? Chuyên gia phân tích giải đáp
Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh gout
Ăn uống không có khoa học, công việc bận rộn thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, đồ chiên nhiều dầu mỡ là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gout. Chưa kể một số thực phẩm khiến bệnh càng trở nên trầm trọng, cơn đau kéo dài và khó điều trị hơn. Mặc dù thay đổi chế độ dinh dưỡng không thể giúp ngừa bệnh hay cơn gút tái phát nhưng lại cân bằng được nồng độ acid uric. Từ đó cũng sẽ làm chậm quá trình ảnh hưởng của bệnh gout.
Thực hiện chế độ cho người bệnh gout ăn gì không phải là kiêng khem tuyệt đối. Nhưng phải loại bỏ những thực phẩm chứa nhiều chất purin ra khỏi cơ thể. Bạn có thể tham khảo bảng nhu cầu năng lượng một ngày của cơ thể như sau:
- Nhu cầu năng lượng hàng ngày: 30-35kcal / kg cân nặng/ ngày
- Nhu cầu đạm : 0.8g / kg cân nặng/ ngày
- Nhu cầu chất béo: 18-25% nhu cầu năng lượng
- Lượng muối: không quá 5g/ngày
- Lượng nước: 40ml/kg cân nặng/ngày
Người bệnh gout nên ăn gì?
Việc loại bỏ các tác nhân gây bệnh gout ra khỏi thực phẩm là điều rất khó. Bởi nguồn thức ăn của chúng ta đa dạng và phong phú. Vấn đề là đảm bảo khẩu phẩn ăn hợp lý, cân nhắc bệnh gout ăn gì và kiêng ăn gì một cách thận trọng hơn.
Những thực phẩm dưới đây nên có trong thực đơn của bạn mỗi ngày:
Trái cây: Hầu hết các loại trái cây đều tốt cho cơ thể. Trong đó trái cherry có tác dụng giảm acid uric và giảm viêm hiệu quả.
Rau: Rau rất tốt cho người bệnh gut: khoai tây, đậu Hà Lan, cà tím, nhóm rau có màu xanh đậm.
Hạt và đậu: các loại hạt và các loại đậu.
Ngũ cốc: yến mạch, gạo lứt, lúa mạch…
Dầu thực vật
Thịt: thịt nạc, thịt gia cầm, các chế phẩm từ sữa, trứng…
Cá: Các loại cá, nhất là cá hồi có hàm lượng Purin thấp nhất rất thích hợp cho người mắc bệnh.
Bên cạnh lựa chọn món ăn là gì thì cách chế biến cũng rất quan trọng. Cần ưu tiên món hấp, luộc để giữ nguyên thành phần dinh dưỡng, giảm đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Nó không chỉ tốt cho bệnh gout mà cả các bệnh khác.
Bệnh gout kiêng ăn gì?
Những thực phẩm dưới đây có hàm lượng purin cao. Các bệnh nhân gout nên kiêng ăn:
- Nội tạng động vật
- Thịt đỏ (thịt bò), thịt gà lôi, thịt nai
- Hải sản
- Đồ uống có gas và có cồn
- Một số loại kẹo ngọt, trái cây có lượng đường cao cũng nên hạn chế.
- Gia vị cay vì nó sẽ làm thần kinh bị kích thích, gây tái phát những cơn đau, gia tăng khởi phát bệnh gut.
Thực phẩm nên dùng lượng vừa phải
Ngoài những thực phẩm nên tránh thì người bệnh gut nên ăn gì như những đồ như thịt gà, thịt bà, thịt cừu hoặc cá hồi tươi đóng hộp với lượng vừa phải. Một tuần chỉ nên ăn một đến 2 bữa để tránh bị đau( thịt gà nên ăn bỏ da).
Phòng ngừa bệnh gout như thế nào?
Bệnh gut hoàn toàn có thể ngăn chặn nó đến với bạn. Bên cạnh thay đổi chế độ dinh dưỡng thì có thể phòng ngừa, chữa bệnh bằng cách:
Hạn chế uống rượu
Rượu có nhiều purin, đó là lý do tại sao nó góp phần gây ra bệnh gút. Một số người nói rằng chỉ có cồn từ ngũ cốc như bia mới góp phần gây ra các cơn đau gút, trong khi những người khác tin rằng nó được kích hoạt bởi rượu vang. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng tất cả các loại rượu đều có thể gây ra nguy cơ phát triển bệnh gút như nhau.
Tất cả việc uống rượu đều làm tăng nguy cơ mắc gút, ngay cả khi chỉ uống một lần và bệnh gút sẽ tăng lên theo mỗi lần uống. Vì vậy, uống một ly vẫn tốt hơn uống hai hoặc ba.
Giảm cân
Giảm cân có thể giảm nguy cơ gút vì nó giúp giảm mức axit uric huyết thanh trung bình của một người. Hơn nữa, giảm cân từ cả phẫu thuật cắt da và thay đổi chế độ ăn uống sẽ có kết quả tích cực cho những người có nguy cơ mắc bệnh gút. Tuy nhiên, các bằng chứng chứng minh vai trò của việc giảm cân trong việc giảm nồng độ axit uric có chất lượng từ thấp đến trung bình.
Kiểm soát căng thẳng
Đối với một số người, căng thẳng có thể kích hoạt các cơn gút. Đó là bởi vì mức độ căng thẳng và lo lắng cao có liên quan đến việc tăng nồng độ axit uric.
Hành động để kiểm soát căng thẳng của bạn cũng có thể hỗ trợ trạng thái tâm trí bình tĩnh hơn và giảm viêm liên quan đến căng thẳng.
Thở bằng cơ hoành là một kỹ thuật thở bao gồm việc hít vào đều đặn trong khi mở rộng bụng và thở ra dài trong khi đưa bụng vào. Yoga và thiền cũng đã được chứng minh là làm giảm căng thẳng và giúp bạn dễ dàng quản lý những thách thức hàng ngày.
Uống nước
Nước đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các cuộc tấn công của bệnh gút vì nó giúp đào thải axit uric ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa sự tích tụ của các tinh thể. Đổ mồ hôi do tập thể dục làm giảm đào thải axit uric và dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Điều này cho thấy tình trạng mất nước có thể làm tăng nồng độ axit uric trong huyết thanh và là một yếu tố nguy cơ cho một cuộc tấn công bệnh gút.
Trong một chứng minh khác, tiêu thụ đủ nước trong khoảng thời gian 24 giờ trước khi bùng phát bệnh gút thể dẫn đến việc giảm 46% các cơn gút tái phát. Do đó, điều quan trọng là phải luôn đủ nước. Cố gắng uống 8 cốc nước mỗi ngày để hydrat hóa tối ưu.
Thuốc
Một số loại thuốc có thể giúp ngăn ngừa bệnh gút bùng phát. Ví dụ, allopurinol (Alloprim) là một loại thuốc hạn chế sự phân hủy của purin, giảm nồng độ axit uric trong huyết thanh. 13 Allopurinol thuộc nhóm thuốc được gọi là chất ức chế xanthine oxidase, và nó hoạt động bằng cách giảm sản xuất axit uric trong cơ thể.
Febuxostat là một chất ức chế xanthine oxidase khác có thể được sử dụng để ngăn ngừa các cơn gút ở những người không được điều trị thành công hoặc không thể dùng allopurinol. Tuy nhiên, thuốc này mạnh hơn nhiều so với allopurinol và đi kèm với cảnh báo về việc tăng nguy cơ tử vong của bệnh tim.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh gút có được ăn trứng gà không?
Trứng gà chứa nhiều đạm, protein nên nhiều người thắc mắc bệnh gut có được ăn trứng gà không. Sử dụng trứng cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, đảm bảo năng lượng và phòng ngừa bệnh về tim, gan, chống ung thư… Các chuyên gia đã chỉ ra rằng người bệnh nên ăn gì, hoàn toàn có thể ăn được trứng gà. Tuy nhiên vì nó chứa nhiều đạm rồi nên tránh ăn cùng với thịt, cá cùng một lúc sẽ làm thừa đạm.
Bệnh gút có ăn được đậu phụ không?
Đậu phụ là một nguồn axit amin, sắt, canxi và các vi chất dinh dưỡng dồi dào , đậu phụ được xem là một thành phần dinh dưỡng phù hợp, có ích cho sức khỏe của người bệnh. Vẫn có khá nhiều băn khoăn ăn đậu phụ là tốt hay xấu.
Ăn đậu phụ không làm ảnh hưởng nhiều đến lượng axit uric trong máu. Mặc dù vậy cũng không nên ăn quá nhiều đậu phụ vì trong đậu phụ chứa nhiều protein phần nào ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Vấn đề là cần chế biến đúng cách, nên ăn thanh đạm với lượng vừa phải. Không nên chiên với dầu mỡ.
Bệnh gút có ăn được thịt vịt không?
Các nghiên cứu chuyên gia dinh dưỡng cho biết , trong 100g thịt vịt có chứa đến khoảng 25g protein, cao hơn rất nhiều so với thịt , , trứng ,thịt bò heo, dê … Thịt vịt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như các vitamin B1 B2, A, D và sắt, canxi, photpho, acid nicotinic . Bên cạnh đó, trong 100g thịt vịt có đến 128mg purin được chuyển hóa thành acid uric. Như vậy, với hàm lượng purin khá cao trong thịt vịt, người bệnh gút mãn tính tuyệt đối không nên ăn.
Tìm hiểu thật kỹ những thực phẩm nên kiêng và nên ăn dành cho người bệnh gut là rất quan trọng. Hy vọng những thông tin về bệnh gout nên ăn gì mà bác sĩ Alo cung cấp sẽ cho bạn kiến thức cần thiết về chế độ dinh dưỡng của mình. Cần tư vấn thêm hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi hoặc để lại dưới phần bình luận nhé.
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.