Bác sĩ giải thích những hiểu lầm về cúm khiến Từ Hy Viên qua đời đáng tiếc

bac si giai thich nhung hieu lam ve cum khien tu hy vien qua doi dang tiec 55180.jpg

Theo truyền thông Trung Quốc, nữ nghệ sĩ Từ Hy Viên đã qua đời vì viêm phổi nặng sau khi nhiễm cúm trong lúc đang du lịch ở Nhật Bản vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua. Bệnh viện Đa khoa Hàng không thuộc Đại học Y khoa Trung Quốc, ở Bắc Kinh cho biết, hiện nay virus cúm A, chủ yếu là chủng H3N2, có đặc điểm lây truyền nhanh và triệu chứng nghiêm trọng, đang hoành hành ở nước này.

Tu Hy Vien
Từ Hy Viên đột ngột qua đời sau khi gặp biến chứng viêm phổi nặng của bệnh cúm. Ảnh: Weibo

Bác sĩ Khúc Yến Yến, Phó khoa Truyền nhiễm, cho biết mọi người cần chú ý phòng ngừa bệnh cúm và loại bỏ những hiểu lầm trước đây, tránh gặp phải tình cảnh đáng buồn như nữ diễn viên xấu số Từ Hy Viên:

Cúm không phải là cảm lạnh thông thường

Nhiều người nghĩ rằng cúm giống như cảm lạnh và coi nhẹ nhưng thực tế, cúm và cảm lạnh là hai bệnh khác nhau. Cúm có khả năng lây lan rất nhanh và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, bệnh não hoại tử cấp tính, thậm chí có thể đe dọa tính mạng và cuối cùng dẫn đến tử vong. Theo dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cúm gây ra 3 triệu đến 5 triệu ca bệnh nghiêm trọng và khoảng 650.000 ca tử vong liên quan đến bệnh đường hô hấp trên toàn thế giới mỗi năm. Trong các trường hợp nghiêm trọng và tử vong, phần lớn là người già, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh mạn tính tiềm ẩn. Virus cúm không chỉ gây tổn thương trực tiếp cho cơ thể mà còn làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến bệnh nhân dễ bị vi khuẩn hoặc virus khác tấn công hơn.

Đừng cố gắng tự chữa cúm ở nhà, có thể gây biến chứng nguy hiểm

Virus cúm cũng có thể gây tổn thương các cơ quan quan trọng của cơ thể như tim và não, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm cơ tim do virus và bệnh não hoại tử cấp tính. Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất của bệnh cúm và thường biểu hiện bằng ho kèm khó thở, thở nhanh, thiếu oxy và sốt (> 3 ngày). Ngoài viêm phổi, cúm còn dẫn tới những biến chứng khác mà bạn nên biết:

– Biến chứng tim: Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, chiếm khoảng 12% số ca bệnh cúm, nhưng viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim do cúm rất hiếm gặp.

– Biến chứng cơ xương: Viêm cơ nặng và tiêu cơ vân (đau cơ dữ dội, yếu cơ, nước tiểu sẫm màu) thường gặp ở trẻ em. Mặc dù đau cơ là triệu chứng nổi bật của bệnh cúm, nhưng viêm cơ thực sự lại không phổ biến.

– Sốc độc tố: Trong các đợt bùng phát cúm A và B gần đây, hội chứng giống như sốc độc tố đã xảy ra ở trẻ em và người lớn vốn khỏe mạnh, thường liên quan đến nhiễm trùng tụ cầu sinh độc tố thứ phát.

Cam cum
Bệnh cúm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ảnh: WJW

Những triệu chứng của bệnh cúm nặng

Khi có các triệu chứng sau, bệnh nhân cúm cần cảnh giác với tình trạng trở nên trầm trọng hơn và cần nhập viện ngay để điều trị ngay lập tức.

– Sốt cao liên tục trên 3 ngày, kèm theo ho dữ dội, ho ra đờm mủ, đờm có máu hoặc đau ngực.

– Nhịp thở nhanh, khó thở, môi tím tái.

– Thay đổi trạng thái tinh thần hoặc co giật như phản ứng chậm, buồn ngủ, 

– Nôn mửa nghiêm trọng, tiêu chảy, hoặc các dấu hiệu mất nước khác.

– Người trẻ và trung niên có biểu hiện tức ngực, hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, thiểu niệu, phù mặt cần cảnh giác với bệnh viêm cơ tim do virus.

– Những thay đổi bất thường khi mang thai như thai nhi giảm hoặc không cử động, co thắt tử cung bất thường hoặc đau bụng và chảy máu âm đạo.

Theo bác sĩ Khúc Yến Yến, sự ra đi của nữ nghệ sĩ Từ Hy Viên khiến chúng ta nhận thức sâu sắc về mức độ nghiêm trọng của cúm và viêm phổi nặng. Mùa đông này, chúng ta hãy chú ý đến bệnh cúm và các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt nhóm nguy cơ cao cần cảnh giác hơn, thực hiện các biện pháp bảo vệ khoa học và hành động để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm virus tấn công hệ hô hấp của người bệnh – mũi, cổ họng và phổi. Đối với hầu hết mọi người, cúm sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi, cúm và các biến chứng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm như: Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi Người lớn trên 65 tuổi Người bệnh ở viện dưỡng lão Phụ nữ có thai và phụ nữ hai tuần sau sinh Những người có hệ miễn dịch yếu Những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và tiểu đường Những người rất béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên Mặc dù vắc-xin cúm không hiệu quả 100%, tuy nhiên đây vẫn là cách phòng chống cúm tốt nhất nếu được tiêm hằng năm.

Người phụ nữ gặp biến chứng do cúm, được cứu mạng nhờ 1 câu nói

Người phụ nữ gặp biến chứng do cúm, được cứu mạng nhờ 1 câu nói

TRUNG QUỐC – Hannah nghĩ rằng đợt ốm kéo dài của mình giống như mọi lần nhưng gia đình kiên quyết đưa cô vào cấp cứu và đưa ra đề nghị với bác sĩ.

Sau sự ra đi của Từ Hy Viên, bác sĩ cảnh báo 7 nhóm người có nguy cơ mắc cúm cao

Sau sự ra đi của Từ Hy Viên, bác sĩ cảnh báo 7 nhóm người có nguy cơ mắc cúm cao

Không chỉ người lớn tuổi mà ngay cả những người trẻ cũng có thể gặp biến chứng nặng sau khi mắc cúm.

Bác sĩ nói gì về tin đồn dùng củ hành tây 'hút' virus cúm?

Bác sĩ nói gì về tin đồn dùng củ hành tây ‘hút’ virus cúm?

Trên mạng lan truyền thông tin có thể đẩy lùi virus cúm bằng cách trồng củ hành tây trong nước, đặt rải rác khắp nhà.



Nguồn: Vietnamnet.vn

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *