Chuyên gia y tế cảnh báo, hút thuốc lá có thể gây ung thư với mọi cơ quan trong cơ thể: phổi, bàng quang, máu, cổ tử cung, đại tràng, thực quản, thận, vòm họng, gan, tụy, dạ dày. Hút thuốc cũng gây ra: Bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh phổi như khí phế thũng và viêm phế quản. Có hơn 5.000 thành phần hóa học được tìm thấy trong khói thuốc lá và hàng trăm thành phần trong số đó gây hại đến sức khỏe con người.
Hút thuốc lá gây tổn thương phổi, dẫn đến suy hô hấp mạn tính
Hút thuốc lá dẫn đến tích tụ một số lượng hóa chất độc hại đáng kể trong đường hô hấp của người sử dụng. Lâu dài sẽ làm tắc nghẽn phổi, đưa đến các vấn đề về hô hấp và suy giảm chức năng của phổi.
Nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá có thể dẫn đến COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), hầu hết những bệnh nhân mắc COPD đều có liên quan đến hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động. Ngoài ra hút thuốc lá cũng làm nặng bệnh nhân hen phế quản, gây viêm phổi, tràn khí màng phổi và tăng tỉ lệ mắc bệnh lao phổi.
Hút thuốc lá gây ung thư
Theo Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), trong khói thuốc lá có khoảng gần 7.000 hợp chất hóa học, trong đó có ít nhất 69 hóa chất gây ung thư gồm 11 chất hóa học xếp vào nhóm 1 (là nhóm các chất đã được chứng minh chắc chắn gây ung thư ở người); 7 chất hóa học xếp nhóm 2A (là nhóm các chất có thể gây ung thư ở người và 49 chất hóa học xếp nhóm 2B – (gây ung thư ở động vật và có thể gây ung thư ở người).
Các chất độc này và sản phẩm chuyển hóa của nó trong cơ thể người có thể gây ung thư theo nhiều cơ chế khác nhau như: gắn vào bộ gen và gây ra các đột biến gen ung thư; gắn lên màng tế bào và gây rối loạn quá trình phát triển của tế bào; hoặc gây viêm mạn tính dẫn đến quá trình tăng sinh mạch máu bất thường và phát triển thành ung thư.
Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh những người hút thuốc có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 25 lần. Hút thuốc lá không chỉ gây ra ung thư phổi mà còn dẫn đến vô số các loại ung thư như: mũi, miệng, thanh quản, khí quản, thực quản, dạ dày, tụy, thận, bàng quang, cổ tử cung, tủy xương và máu. Nguyên nhân là các hóa chất có trong thuốc lá xâm nhập vào cơ thể qua các vách phế nang tại phổi, ngấm vào cơ thể. Các hóa chất này có khả năng tạo ra đột biến trong các tế bào cơ thể khiến cho chúng sinh sôi nảy nở theo cách không kiểm soát được, dẫn đến ung thư.
Tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động có nguy hiểm không?
Chuyên gia y tế cho biết, người hút thuốc không phải là người duy nhất bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá. Khói và hơi thuốc lá là mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe của người không hút thuốc, đặc biệt là trẻ em. Người không hút thuốc bị cao huyết áp hoặc cholesterol trong máu cao thậm chí có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn khi hít khói thuốc lá. Hút thuốc thụ động góp phần gây ra hàng ngàn ca tử vong sớm do bệnh tim và ung thư phổi.
Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim ở những người hít khói thuốc lá tại nhà hoặc nơi làm việc cao hơn khoảng 25-30%. Hút thuốc thụ động còn thúc đẩy bệnh tật. Trẻ em sinh ra từ người hút thuốc có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn trẻ em sinh ra từ người không hút thuốc.
Chuyên gia y tế khuyên, không bao giờ quá muộn để cai thuốc lá. Việc bạn bao nhiêu tuổi và bạn đã hút thuốc thời gian bao nhiêu lâu không quan trọng, ngừng hút thuốc lá sẽ cải thiện sức khỏe của bạn.
Văn Minh (tổng hợp)
Source link
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.