Có thể bạn chưa biết, thoái hóa khớp là biểu hiện của sự lão hóa của cơ thể. Nó xuất hiện ở độ tuổi trung niên và đang trẻ hóa do môi trường và điều kiện sống ngày nay. Bài viết này Bác sĩ Alo sẽ giúp bạn nhận biết được chính xác thoái hóa là gì để có biện pháp phù hợp ngăn ngừa ho bản thân và những người xung quanh.
Mục lục
Thoái hóa khớp là gì?
Trên cơ thể của chúng ta có rất nhiều vị trí gọi là phần khớp. Nó giúp cho các bộ phận hoạt động, vận động một cách linh hoạt, trơn tru. Khớp hoạt động dựa trên các dịch khớp được tiết ra tự nhiên, bôi trơn các đầu xương. Bình thường phần dịch này sẽ bảo vệ phần sụn khớp và xương dưới sụn cho từng bộ phận. Nhưng vì lý do nào đó nó bị suy giảm khiến các bộ phận sụn bị tổn thương, cọ xát khiến bào mòn và có thể lộ đầu khớp xương ra.
Đây chính là tình trạng thoái hóa khớp. Thông thường, theo thời gian và người cao tuổi thì phần sụn khớp bị thoái hoá một cách tự nhiên. Cấu trúc và hình dạng của phần sụn, xương dưới cũng có sự biến đổi. Khi vận động sẽ phát ra tiếng lục cục khiến người bệnh cảm thấy đau đớn.
Các vị trí thường bị thoái hóa khớp
Phần lớn, sự lão hóa thường xảy ra ở các bộ phận liên quan đến khớp, cột sống, hay cơ xương… Triệu chứng chung của thoái hóa giai đoạn đầu là co cứng khớp và đau nhẹ rồi dần sẽ nặng hơn sau khi không vận động hoặc hạn chế vận động trong thời gian dài như: nằm hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Bệnh nghiêm trọng hơn bao gồm các triệu chứng yếu ở các chi cánh tay, co thắt cơ bắp, đau đầu và, thần kinh không ổn định .
Các vị trí thoái hóa khớp thường gặp:
Thoái hóa đốt sống cổ
Khi kiểm tra phát hiện các ổ viêm và sự lắng tụ canxi ở các dây chằng dọc cổ, gây hẹp các lỗ ra của các rễ thần kinh và tủy sống, dẫn đến trạng thái tê mỏi và đau nhức. Việc chèn ép rễ dây thần kinh và tủy sống còn có thể kéo theo thoát vị của nhân đĩa đệm chèn vào tủy sống.
Hầu hết người bệnh không có các triệu chứng gì đặc biệt trong một thời gian dài ban đầu. Về sau bệnh nhân sẽ có cảm giác đau buốt khó chịu khi cử động, xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi. Đau từ sau gáy sau đó lan ra các chi cánh tay, dây thần kinh chèn ép bị ảnh hưởng.
Thoái hóa cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng là vị trí chứa nhiều dây thần kinh toạ nhất. Một khi dây thần kinh tọa bị chèn ép thì cảm giác đau rất mạnh. Người bệnh có thể bị đau nhói chạy suốt lưng xuống đùi và chân.
Cơn đau âm ỉ kéo dài cả ngày khiến con người rất khó chịu, không làm được việc gì cả. Đặc biệt không thể khiêng vác những vật dù chỉ hơi nặng một chút.
Thoái hoá ở khớp gối
Gối là vị trí chịu sức nặng toàn bộ cơ thể, thường phải di chuyển, xoay nhiều. Chính vì vậy nó cũng có tỉ lệ bị thoái hóa khớp gối nhiều nhất. Triệu chứng là các khớp yếu đi, chân đi không vững. Hoạt động đứng lên ngồi xuống cũng gặp nhiều khó khăn.
Thoái hoá khớp háng
Thoái hoá khớp háng khá phức tạp vì cấu trúc của bộ phần này. Người bệnh sẽ đau một bên hoặc cả hai bên, phía trước đùi và sau mông, lan xuống đầu gối, cứng khớp.
Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay
Vị trí ngón tay, cổ tay bị sưng đau, cứng khớp. Nhiều trường hợp để lâu dài bệnh thoái hoá biến chứng khiến các khớp bị đau, biến dạng khớp, ngón tay cong.
Thoái hóa bàn chân, cổ chân, ngón chân
Vùng bàn chân, cổ chân, ngón chân khi đi lại, đứng lên có cảm giác đau nhói. Nhất là khi buổi sáng hạ chân xuống chạm đất và đi vài bước đầu còn chưa vững.
Với tất cả vị trí trên thì triệu chứng dễ nhận thấy vẫn là những đơn đau từ nhẹ đến nặng, từ thi thoảng đến liên tục. Khớp bị cứng lâu ngày ảnh hưởng đến khả năng vận động, càng cố cử động càng bị đau dữ dội hơn do các đầu xương dưới sụn chạm vào nhau lạo xạo. Khi không được can thiệp kịp thời thì khớp, vùng quanh khớp biến chứng rất cao.
Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp dường như như là căn bệnh không thể tránh khỏi. Chỉ sau tuổi 30 cơ thể của chúng ta đã bước vào thời kỳ lão hoá tự nhiên. Sự mất cân bằng giữa sự tái tạo và mất đi khiến phần sụn bị tổn thương. Yếu tố tuổi tác chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thoái hoá xương khớp.
Các nguyên nhân khác gồm có:
- Thừa cân: Tình trạng béo phì hiện nay đang diễn ra ở mức báo động. Đặc biệt ở trẻ em. Đó cũng là lý do vì sao thoái hóa khớp tuổi thành niên lại cao như vậy. Các khớp phải chịu một lực quá sức, nhất là khớp gối, xương sống thắt lưng, cổ chân.
- Tập thể thao sai cách: Quá tích cực tập thời gian dài, không đúng cách, vận động các khớp mạnh làm trật khớp, đau khớp.
- Làm việc sai tư thế: Ngồi làm việc cong lưng, vẹo lưng, cúi gập người, nằm nghiêng , nằm gối cao đều làm ảnh hưởng đến hệ thống xương, khớp.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn thiếu chất, thừa chất, ăn đồ ăn nhanh đều khiến vùng khớp bị tổn thương. Nhất là thiếu hụt canxi khiến xương không còn chắc khoẻ, dễ bị thoái hoá, bị gãy.
- Nguyên nhân khác: Di truyền, bẩm sinh, các bệnh lý về xương khớp…
Có thể nói nguyên nhân gây bệnh rất phong phú, đa dạng. Việc tìm ra nguyên nhân nào khiến vùng khớp bị thoái hoá sẽ có phương pháp điều chỉnh và chữa bệnh thích hợp. Ngoài dấu hiệu, thói quen bên ngoài thì cần các xác định chính xác hơn, theo học hiện đại.
Phương pháp chẩn đoán thoái hóa xương khớp
Tình trạng giới trẻ chủ quan với các triệu chứng đau xương, khớp vùng cổ, vai, lưng, chân rất phổ biến. Họ nhanh chóng mua thuốc về uống để giảm cơn đau tạm thời mà không biết rằng bệnh âm ỉ kéo dài làm phần xương, sụn và dịch khớp bị suy giảm chức năng nghiêm trọng.
Lời khuyên của chuyên gia là hãy đến bệnh viên, cơ sở chuyên khoa để bác sĩ đưa ra phương pháp kiểm tra:
- Siêu âm: Siêu âm khớp để tìm ra tình trạng của khớp đang ở mức độ nào. Có màng dịch khớp không, có những vụn thoái hoá xảy ra hay không.
- Chụp cộng hưởng MRI sẽ kiểm tra ra màng hoạt dịch, tổn thương dây chằng, sụn khớp.
- Chụp X quang: Chụp X Quang sẽ phát hiện ra từng thời kỳ của thoái hoá xương khớp:
– Thời kỳ 1: Khớp có các gai xương nhỏ
– Thời kỳ 2: Gai xương khớp lớn
– Thời kỳ 3: Khe khớp đã bị thu hẹp lại
– Thời kỳ 4: Xương dưới sụn đã bị vỡ, khe khớp đã bị hẹp rất nhiều.
- Nội soi: Phương pháp chẩn đoán nội soi được áp dụng khi bệnh nhân đang bị tràn dịch khớp. Dịch sẽ được hút để phân tích, kiểm tra.
Tất cả các phương pháp trên đều xác định chính xác tình trạng của thoái hoá đang diễn ra như thế nào. Dựa vào kết quả nhận được thì bác sĩ sẽ tư vấn và điều trị cho bệnh nhân càng sớm càng tốt.
Thoái hóa khớp và cách điều trị như thế nào?
Như đã nói ở trên, thoái hóa khớp diễn ra ở nhiều vị trí khác nhau mà mỗi người gặp phải sẽ có cách chữa không giống nhau. Tuỳ vào tình trạng, vị trí và phương pháp sử dụng sẽ thích hợp để bệnh nhân đáp ứng hiệu quả của nó.
Sau đây là phương pháp điều trị phổ biến:
Khi bệnh nhẹ
Trường hợp thoái hóa đang giai đoạn đầu, các vị trí xuất hiện các cơn đau nhẹ, không liên tục thì chỉ cần tác động vật lý trị liệu. Bệnh nhân sẽ được chiếu đèn hồng ngoại để nhanh lành tổn thương, chườm nóng để giảm đau và luyện tập cơ, khớp, xoa bóp giảm đau chống viêm.
Trong giai đoạn này mỗi tác động đều phải thực hiện nhẹ nhàng và kiên trì. Người bệnh có thể kết hợp với các phương pháp phục hồi chức năng khác.
Khi bệnh nặng hơn
Khi các khớp có biểu hiện nặng, viêm thì bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tiêm trực tiếp, thuốc giảm đau ,kháng viêm và giãn cơ. Thuốc cần sử dụng đúng liều lượng, thời gian và tránh lạm dụng.
Với trường hợp sử dụng thuốc tiếp trực tiếp vào ổ dịch cần thực hiện tại bệnh viện, do bác sĩ chuyên khoa điều trị. Không tự ý tiêm để giảm đau, chống viêm.
Giai đoạn biến chứng
Tình trạng khớp đã thoái hóa, bị trật khớp, cong và không đáp ứng các hiệu quả 2 phương pháp trên thì sẽ phẫu thuật. Can thiệp ngoại khoa dành cho khớp cứng không cử động được, thoái hoá kèm với viêm bao hoạt dịch.
Ngoài phương pháp trên thì điều trị thoái hóa khớp sẽ còn dựa vào liệu pháp Đông y. Ví dụ như châm cứu, bấm huyệt, điện phân và sử dụng các bài thuốc gia truyền hiệu quả. Cách này có hiệu quả từ từ và tuỳ vào sự tiếp nhận của mỗi cơ thể. Tuy nhiên, các bài thuốc này chưa có kiểm chứng nên cần tìm địa chỉ uy tín, địa chỉ rõ ràng tránh mua thuốc giả, nhái, thành phần tạp nham.
Bị thoái hoá nên ăn gì?
Protein
Protein là thành phần quan trọng trong xương giúp hình thành nên cấu trúc các bộ phận cơ thể. Chính vì thế việc cung cấp protein hàng ngày cho cơ thể, nó giúp duy trì và sửa chữa những thương tổn ở xương, sụn và mô mềm.
Những loại thịt chứa nhiều thành phần protein có thể kể đến như: thị bò, thịt heo, thịt gà,… Trong các loai rau củ: họ nhà đậu, trái bơ, bông cải xanh,… Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống nước canh xương sẽ rất tốt trong việc cải thiện triệu chứng của bệnh.
Nên ăn đồ chứa nhiều Axit béo omega-3
Trong omega-3 có khả năng hình thành collagen để ngăn chặn những tổn hại cho sụn hay thoái hóa do thoát vị gây ra.
Người bệnh có thể bổ sung axit béo omega-3 này từ: cá ngừ, cá hồi, bí ngô, hạt lanh, hạt óc chó và loại rau có màu xanh. Trường hợp bệnh gặp phải còn nhẹ thực đơn nên có nhiều nhóm thực phẩm này. Tránh dùng thuốc quá nhiều.
Thực phẩm dồi dào chất xơ
Chất xơ sẽ kiểm soát được trọng lượng cơ thể, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Những chất xơ như gôm, pectin và chất nhầy sẽ tạo cảm giác no bụng, khiến người bệnh ăn ít đi, từ đó giảm được áp lực về trọng lượng cơ thể lên đĩa đệm.
Những đồ ăn dồi dào chất xơ nên ăn đó là tôm, cá cua, cà chua, trái cây, rau củ…
Những điều cần biết
Thoái hoá khớp có nên đi bộ không?
Với bệnh thoái hoá khớp gối thì nhiều người thắc mắc có nên đi bộ không. Khi khớp đã bị tổn thương mà đi bộ sẽ gây áp lực đè nén, bị cọ sát mạnh. Do vậy bạn nên tham khảo cách thể dục khác như như đi xe đạp, tập dưỡng sinh tại chỗ. Nếu vẫn đi bộ thì nên đi khoảng 30 phút thôi, nghỉ ngơi đúng lúc.
Thoái hoá khớp có nên tập Yoga không?
Yoga có hiệu quả với các vị trí cổ, lưng, cột sống thắt lưng, gối, khớp háng. Do vậy, tập yoga nhẹ nhàng sẽ giúp giãn cơ, tăng sự linh hoạt của các khớp.
Bị thoái hoá khớp có nguy hiểm không?
Thoái hoá xương khớp không nguy hiểm nhưng không điều trị kịp thời sẽ bị biến dạng các khớp, phải phẫu thuật và gây đau đớn lâu dài.
Bài viết trên đã giúp bạn đọc tổng hợp những kiến thức hữu ích về chủ đề “Thoái hóa khớp là gì”. Tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích trên Bác sĩ Alo nhé.
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.