Sự phiền toái do viêm khớp thái dương hàm gây ra khiến chúng ta vô cùng khó chịu. Đến mức nói chuyện cũng bị đau cơ miệng. Chưa dừng lại ở đó, càng lâu dài thì chúng càng gây nên những căn bệnh tiềm ẩn khó chữa. Hãy cùng Bác sĩ Alo tìm hiểu xem bệnh có nguy hiểm không và hướng xử lý như thế nào nhé.
Mục lục
Viêm khớp thái dương hàm là gì?
Trong phần sọ mặt thì khớp thái dương hàm là bộ phận khớp động duy nhất. Nó bao gồm hàm dưới, cơ khớp hàm trên, diện khớp của thái dương. Đồng thời có các bộ phận khác bao quanh gồm dây chằng, đĩa khớp, mô sau đĩa. Tác dụng của nó là giúp con người thực hiện động tác cắn, nhai, nuốt và nói.
Trong trường hợp nào đó mà thái dương bị viêm thì sẽ có tình trạng bị đau, sưng. Chức năng của khớp thái dương bị suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt của con người. Căn bệnh này không còn xa lạ gì đối với nhiều đối tượng hiện nay.
Nguyên nhân gây bệnh
Các bác sĩ đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong đó gồm có:
-
Bệnh lý về xương khớp
Do các bệnh thoái hoá khớp, viêm khớp mãn tính, nhiễm khuẩn. Chúng chiếm khoảng 50% nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm. Những vị trí khớp các nếu bị viêm mà không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến vị trí khớp hàm.
-
Tác động vật lý
Nếu bị tai nạn, bị ngã, đập hàm trong quá trình đi lại, chấn thương trong hoạt động thể thao.
-
Thói quen
Nhiều người có thói quen há miệng quá rộng khi ăn, nghiến răng hoặc nhai kẹo thường xuyên. Những động tác này khiến cho cơ hàm phải vận động quá mức làm gia tăng nguy cơ bị viêm.
-
Cơ địa
Nếu răng hàm mọc lệch, chen chúc nhau mà các tác động nhổ răng không đạt tiêu chuẩn sẽ dẫn đến khớp hàm bị tổn thương. Tâm lý của người bệnh không ổn định, stress cũng sẽ gây viêm khớp thái dương hàm.
Triệu chứng bệnh
-
Đau dữ dội ở khớp hàm
Ban đầu chúng chỉ là cơn đau nhẹ và tự khỏi nếu người bệnh vệ sinh răng miệng và ăn uống hợp lý. Nhưng chủ quan thì bệnh lại đau khởi phát liên tục, có thể xuất hiện hạch khiến bệnh nhân mệt mỏi suốt ngày dài.
-
Không thể cử động hàm
Khi hàm nổi hạch là bệnh đã tiến triển nặng nên người bệnh sẽ không cử động được. Cơn đau diễn ra liên tục khiến khớp bị cứng. Về lâu dài tình trạng này sẽ khiến thái dương hàm trở thành căn bệnh viêm khớp mãn tính rất khó chữa.
-
Mỏi hàm, hàm phát ra tiếng kêu lục cục khi nhai
Tình trạng mỏi hàm gặp ở những người viêm khớp đã bị nổi hạch. Mỗi cử động nhẹ cũng gây đau đớn. Khi nhai sẽ phát ra tiếng kêu lục cục trong miệng.
-
Hoa mắt, chóng mặt, ù tai
Khi hạch nổi lên càng lớn thì sức khoẻ của người bệnh càng bị giảm sút. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tính lực, thị lực của tai bị rối loạn vì hệ thống Tai – Mũi, Họng sẽ liên kết với nhau rất chặt chẽ.
-
Biến dạng khuôn mặt
Đau khớp hàm không nguy hiểm nhưng lại để lại di chứng phình đại cơ nhau, mặt sưng to khiến mặt mất cân đối. Có thể một bên mặt hoặc hai bên mặt bị sưng, bị biến dạng.
-
Giãn khớp quai hàm
Phần khớp khi bị viêm phần giữa đĩa khớp với các đầu xương. Khi bệnh nặng sẽ gây thủng đĩa khớp, phá hủy các đầu xương khiến khớp bị xơ cứng.
Đau khớp hàm có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào phương pháp chữa trị của mỗi người. Bạn nên hết sức thận trọng về căn bệnh này và tìm hiểu cách điều trị càng sớm càng tốt.
Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm
Điều trị viêm khớp thái dương hàm bao lâu thì khỏi. Câu hỏi này đến nay vẫn chưa có lời giải đáp vì mỗi người tuỳ vào nguyên nhân và biểu hiện thì sẽ có biện pháp điều trị khác nhau. Lâu dài hay nhanh chóng phụ thuộc vào sự phù hợp của phương pháp điều trị.
Với các trường hợp không phải can thiệp bằng thuốc hay phải tác động bằng chỉnh hình, phẫu thuật hoàn toàn có thể trị bằng vật lý trị liệu. Các bài tập đơn giản lại dễ thực hiện cho người bệnh tham khảo như:
Tập mở miệng tăng cường sự chắc khỏe của cơ hàm
Bài tập mở miệng sẽ tạo nên lực cản lên cằm của bạn. Khi thực hiện đặt ngón tay dưới cằm và ấn vào trong. Đồng thời mở miệng chậm giữ nguyên 1-3 giây.
Có thể dùng tay bóp nhẹ phần sống hàm giữa cằm và môi dưới nhẹ nhàng. Miệng đang mở thì khép lại.
Tập kéo căng cơ hàm
Kéo căng cơ hàm để hàm di chuyển liên tục. Cách thực hiện:
- Khép miệng, sau đó mở miệng từ từ rộng hết mức đồng thời ngửa lên trên. Giữ vài giây rồi khép miệng lại.
- Sau khi khép miệng thì di chuyển hàm sang trái nhìn sang phải và ngược lại.
- Lặp lại vài lần.
Thư giãn khớp hàm
Các bài tập giúp bạn thư giãn cũng có thể giúp hạn chế cơn đau. Để hàm thoải mái nhất, thực hiện động tác nhẹ nhàng như đẩy hàm ra trước, đẩy lưỡi lên…
Viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì?
Viêm khớp hàm có chữa được không?
Đau khớp hàm hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Dựa vào nguyên nhân bệnh mà sẽ có biện pháp điều trị khác nhau. Trong đó những bài tập trị liệu như hướng dẫn ở trên thường khá hiệu quả. Bên cạnh đó là thực hiện động tác nhai, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
Quan trọng là người bệnh nên có ý thức hơn trong việc lặp lại các thói quen của mình. Nên ăn với thức ăn mềm và cắt thành miếng nhỏ để cơ hàm bớt phải gắng sức hơn. Hạn chế ăn đồ ăn sẵn, đồ ăn cứng và dai khiến mỏi hàm khi nhau. Ăn uống nên theo kiểu “quý tộc” một chút như ăn miếng nhỏ, há miệng nhỏ.
Thuốc điều trị
Nếu bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp vật lý trị liệu thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng uống thuốc kết hợp với biện pháp giảm đau. Sử dụng túi chườm nóng hay chườm lạnh tuỳ vào từng giai đoạn viêm để giúp mất cảm giác đau nhanh chóng.
Thuốc được dùng cho bệnh viêm khớp thái dương hàm là:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc chống thấp khớp
- Tiêm vào khớp (trường hợp đặc biệt).
- Thuốc paracetamol hoặc paracetamol + codein
Ngoài ra, để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân nên sử dụng thêm các tính chất hoặc bài thuốc từ thiên nhiên. Những sản phẩm tốt cho xương khớp, hạn chế đau nhức và giúp cho khớp hàm luôn thoải mái hơn. Nhưng cần sử dụng và mua thuốc ở những địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp. Tránh thực phẩm chức năng hay thuốc không rõ nguồn gốc, bán trôi nổi trên thị trường.
Viêm khớp thái dương hàm khám ở đâu?
Khám đau khớp thái dương hàm cần đến cơ sở, bệnh viện chuyên khoa mới đảm bảo xác định đúng nguyên nhân. Từ đó bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chữa bệnh cụ thể.
Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội
Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội là địa chỉ nổi tiếng được nhiều người lựa chọn vì dịch vụ rất tốt. Bệnh nhân sẽ được kiểm tra lâm sàng tư vấn cách chữa bênh. Thực hiện các phẫu thuật liên quan về khớp hàm để khớp hàm tốt trở lại.
Đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ có kinh nghiệm và tận tình với từng bệnh nhân. Đặc biệt là giá khám chữa bệnh rất hợp lý.
Khoa răng hàm mặt bệnh viện đại học y dược Tp.HCM
Tại tp HCM bạn có thể đến Bệnh viện Răng hàm mặt Đại học Y dược HCM. Đây là cơ sở khám chữa bệnh hàng đầu nên không có gì khó khăn với bệnh đau khớp hàm, viêm khớp hàm. Bệnh nhân có thể lựa chọn điều trị nội trú hoặc ngoại trú đều được.
Bệnh viện Răng hàm mặt TP.HCM
Đây là bệnh viện đầu ngành trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Kỹ thuật thực hiện phẫu thuật răng hàm mặt và các bệnh lý liên quan như viêm khớp thái dương hàm chất lượng cao. Khi đến bệnh viện sẽ được bác sĩ chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị bệnh theo đúng tình trạng sức khỏe hiện tại giúp cho khả năng phục hồi tốt.
Những lưu ý dành cho bệnh nhân
Khớp hàm thực hiện chức năng riêng biệt của nó. Đặc biệt quan trọng là giúp cơ thể hấp thụ được dưỡng chất từ bên ngoài đưa vào. Mặc dù nó không nặng nhọc như các bộ phận khác nhưng lại rất đặc thù. Chính vì vậy, các hoạt động của khớp này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống cơ khớp bên trong. Mỗi người cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, sử dụng khớp hàm đúng cách. Chế độ sinh hoạt đóng vai trò chính yếu để bảo vệ cả hàm răng luôn khỏe mạnh.
Hãy lưu ý các vấn đề như:
- Chọn thức ăn mềm, dễ nhai và dễ tiêu hoá. Không ăn thức ăn cứng khi răng quá yếu là ảnh hưởng đến hết các dây thần kinh. Thời gian ăn cũng phải được điều chỉnh. Ăn chậm rãi, nhai lâu và nhau đều có hai bên.
- Giảm đau tức thời bằng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh. Không nên dùng thuốc tây ngay nếu chưa khám bác sĩ.
- Uống thuốc theo đơn và đúng liều. Không tự ý tăng hoặc bớt thành phần.
- Tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra tiến triển của bệnh, tình trạng thuyên giảm bao nhiêu. Từ đó có phác đồ điều trị tiếp theo.
- Không lạm dụng thuốc. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cho bệnh nhân nhưng nó chỉ tạm thời thoát khỏi tình cảnh khó chịu, giảm triệu chứng nhất thời mà thôi. Nên áp dụng các biện pháp duy trì cơ hàm lâu dài.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Tập bài thập tránh tình trạng nghiến răng khi ngủ.
Phát hiện và điều trị sớm để viêm khớp thái dương hàm không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Bạn nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt của mình cũng như tích cực sử dụng các bài tập vật lý trị liệu. Hiệu quả tác động chậm nhưng an toàn hơn cho cơ thể. Tuy nhiên, chủ động khám bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
Hãy thường xuyên theo dõi tin tức qua các bài viết trên Bác sĩ alo để cập nhật thông tin đầy đủ hơn.
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.