Đau đầu gối là triệu chứng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do chấn thương hoặc do một số bệnh lý Cơ xương khớp khác. Nhiều loại đau đầu gối nhẹ đáp ứng tốt với các biện pháp tự chăm sóc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau đầu gối có thể yêu cầu phẫu thuật sửa chữa. Vậy đau đầu gối là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Hãy cùng Bác sĩ Alo tìm hiểu về bài viết sau đây nhé.
Mục lục
Đau đầu gối là bệnh gì, nguyên nhân đau đầu gối
Có nhiều rất nhiều nguyên nhân và dấu hiệu để nhận biết bệnh đau đầu gối, bạn nên hiểu rõ tình trạng của mình là gì để có kế hoạch đi khám và chăm sóc sức khỏe kịp thời. Thông thường, đau đầu gối là triệu chứng của một số vấn đề sau:
Chấn thương đầu gối
Các chấn thương tại đầu gối do tai nạn, chấn thương thể thao đều có thể gây đau đầu gối:
– Bong gân.
– Rách sụn.
– Vỡ xương, vỡ sụn.
– Trật khớp.
– Tổn thương dây chằng.
Thoái hóa khớp gối
– Tùy giai đoạn thoái hóa mà mức độ và tần suất đau sẽ khác nhau (giai đoạn chớm, giai đoạn thoái hóa, giai đoạn nặng).
– Khó khăn khi lên cầu thang, khi đi bộ đau nhiều hơn.
– Đau liên tục, không tự thuyên giảm.
Viêm khớp – viêm khớp dạng thấp
– Khi viêm khớp sẽ bị sưng, đau nhức.
– Đau nhiều khi thay đổi thời tiết, khó khăn và hạn chế vận động.
Bệnh giả gout
– Bệnh giả gout thường bị nhầm lẫn với bệnh gout.
– Nếu bệnh gout thường bị viêm ở khớp ngón chân, thì giả gout thường viêm ở khớp đầu gối và gây đau đầu gối.
Viêm bao hoạt dịch
– Khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ gây ra các cơn đau khớp đầu gối.
– Gây cứng khớp gối…
Để biết chính xác tình trạng đau đầu gối là bệnh gì, do đâu, người bệnh cần được thăm khám cụ thể, chụp Xquang, siêu âm khớp hoặc một số xét nghiệm cần thiết… để chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương khớp và có chỉ định điều trị thích hợp.
Đau đầu gối có nguy hiểm không
Đau đầu gối cho dù là nguyên nhân gì (do viêm nhiễm, do chấn thương hay do thoái hóa sụn khớp) rất có thể để lại di chứng như đau dai dẳng làm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh, làm cho người bệnh mệt mỏi, cơ thể suy nhược.
Đau đầu gối gây khó khăn trong vận động, khó di chuyển do cứng khớp, thường gặp nhất là buổi sáng sớm khiến cho người bệnh khó vận động đặc biệt là khi gập hoặc duỗi đầu gối.
Hậu quả lâu dài là biến dạng khớp gối (vẹo vào trong) làm cho đi lại khó khăn, teo cơ gây tàn phế (liệt).
Phương pháp điều trị đau đầu gối
Nguyên tắc điều trị bệnh đau đầu gối là cần làm giảm đau và điều trị nguyên nhân. Phương pháp điều trị sẽ khác nhau, tùy thuộc vào những gì gây ra đau đầu gối. Thông thường sẽ gồm các phương pháp:
– Dùng thuốc.
– Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng.
– Phẫu thuật khớp gối
Dùng thuốc
Thuốc dùng cho điều trị đau đầu gối có thể theo đường uống hoặc đường tiêm.
Các Bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp có thể kê toa thuốc để giúp giảm đau và để điều trị tình trạng cơ bản, chẳng hạn như viêm khớp hoặc bệnh gout, giả gout. Một số loại thuốc như việc dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ:
– Các loại thuốc giảm đau thông thường.
– Các loại thuốc giảm đau chống viêm không có chứa steroid.
– Các thuốc thoái khớp khác: Các loại thuốc có tác dụng bổ trợ cho khớp gối làm chậm quá trình tổn thương khớp.
– Trong trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa khớp nặng, bác sĩ có thể tiêm phối hợp thuốc giảm đau hoặc tiêm thay thế dịch khớp để bôi trơn, nuôi dưỡng sụn khớp…
Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng
Phương pháp tập vật lý trị liệu mang lại hiệu quả tốt trong quá trình điều trị bệnh xương khớp. Giúp tăng sức cho các cơ quanh đầu gối, giảm áp lực lên khớp gối.
Các bài tập tập trung vào các cơ ở mặt trước của bắp đùi và các cơ ở mặt sau của đùi. Trước khi tự tập luyện tại nhà, người bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, kỹ thuật viên Vật lý trị liệu. Tham khảo hướng dẫn bài tập cho người đau đầu gối tại đây.
Phẫu thuật
Nếu đau đầu gối do chấn thương khớp, chấn thương dây chằng, rách sụn, vỡ xương… nhiều khả năng cần phẫu thuật cơ xương khớp để điều trị dứt điểm.
– Phẫu thuật nội soi khớp. Nội soi khớp có thể được sử dụng để loại bỏ dịch từ khớp gối, sửa chữa rách nát, sụn hư hỏng và tái tạo dây chằng bị rách.
– Phẫu thuật thay thế một phần đầu gối. Bác sĩ phẫu thuật chỉ thay thế phần hư hỏng nhất của đầu gối bằng các bộ phận làm bằng kim loại và nhựa. Phẫu thuật này thường có thể được thực hiện với một vết mổ nhỏ, và ở lại bệnh viện thường chỉ một đêm.
– Thay thế khớp gối. Bác sĩ phẫu thuật cắt đi phần xương và sụn từ xương ống quyển, xương đùi và xương bánh chè bị hỏng, và thay thế nó bằng khớp nhân tạo làm bằng hợp kim kim loại, nhựa cao cấp và polyme.
Bài tập giảm đau khớp gối tại nhà
Bên cạnh liệu trình điều trị, một số bài tập giảm đau khớp gối tại nhà cũng có thể hỗ trợ thuyên giảm quá trình tái tạo và đẩy nhanh quá trình hồi phục của bạn.
Đau khớp gối là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu gối. Có rất nhiều loại bệnh đau khớp gối khác nhau, do đó phương pháp điều trị cũng khác nhau. Trong các loại đau khớp gối, đau khớp do thoái hóa chính là loại phổ biến, đặc trưng bởi sự hao mòn sụn từ từ. Khi sụn mòn đi, xương bị lộ ra ngoài, viêm gân, đầu gối bắt đầu sưng và cơn đau có thể tăng lên khi bạn vận động. Đau khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến đầu gối.
Do bệnh đau khớp gối có thể gây đau khi vận động, nên người bệnh rất ngại tập thể dục. Tuy nhiên, việc tập thể dục không chỉ giúp bạn có sức khỏe tốt mà còn có thể giảm đau đầu gối. Sau đây là một số bài tập hữu ích giúp giảm các cơn đau do bệnh đau khớp gối.
Bài tập nâng chân
Bài tập giảm đau khớp gối này sẽ tác động lên phần cơ mông và mông. Bài tập nâng chân sẽ giúp cải thiện sự ổn định, cân bằng và sức mạnh cho chân, đồng thời làm giảm tác động lên đầu gối.
Cách bước thực hành:
– Đứng dựa lưng vào tường.
– Nâng chân sang ngang và lên cao, lưu ý mũi chân vẫn hướng về phía trước.
– Đứng thẳng người, không nghiêng người sang một bên.
– Hạ chân xuống.
– Lặp lại 15-20 lần mỗi bên.
Bài tập kick-backs (khi đứng)
Bài tập Kick-backs sẽ tác động đến phần đùi sau. Bài tập giảm đau khớp gối này rất tốt cho việc tăng cường sức mạnh cơ chân và giảm cứng đầu gối.
Các bước bài tập:
– Đứng thẳng người.
– Co một chân ra sau, gót chân hướng về phía mông.
– Giữ trong vài giây và hạ chân xuống.
– Giữ đầu gối theo một đường thẳng với thân trên.
– Lặp lại 10-25 lần mỗi bên, vài lần trong ngày.
Bài tập đứng và ngồi
Bài tập này sẽ tác động lên vùng phía trước đùi và cơ mông. Việc lặp lại động tác đứng lên và ngồi xuống sẽ giúp cải thiện vùng chuyển động của đầu gối, cũng như sức mạnh của chân. Theo thời gian, bạn có thể dễ dàng đứng dậy mà không bị đau.
Cách bước thực hành:
– Ngồi thẳng trên ghế, cả bàn chân chạm mặt đất.
– Bắt chéo hai tay trước ngực.
– Từ từ đứng thẳng dậy.
– Từ từ ngồi xuống.
– Lặp lại trong 1 phút.
Bài tập ngồi nâng chân
Động tác ngồi nâng chân sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh đầu gối.
Cách bước bài tập:
– Ngồi thẳng trên ghế, hai chân vuông góc 90 độ với mặt đất.
– Từ từ nâng chân phải để nó song song với mặt đất.
– Giữ trong 30 giây và hạ chân xuống.
– Đổi chân và lặp lại động tác 10 lần, mỗi ngày hai lần tập.
Bài tập đứng căng bắp chân
Những động tác trong bài tập này không những giúp giảm đau viêm khớp gối mà còn làm tăng tính linh hoạt trong cơ bắp chân và khớp gối.
Cách bước thực hành:
– Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai.
– Nhấc chân phải một vài bước ra phía trước chân trái.
– Khuỵu chân phải sao cho đầu gối không chĩa qua ngón chân phải.
– Giữ chân trái thẳng, nhấn gót chân trái về phía sàn để kéo căng chân trái.
– Giữ trong 30 giây và đổi chân, luyện tập 3 lần mỗi ngày.
Bài tập nằm ngửa nhấc chân
Đối với người thường có các cơn viêm khớp gối, bạn chắc chắn không thể bỏ qua động tác nằm ngửa nhấc chân. Bài tập này sẽ giúp giảm đau viêm khớp gối hiệu quả.
Cách bước luyện tập:
– Nằm ngửa với hai chân thẳng.
– Nâng chân phải và kéo nó về phía ngực cho đến khi bạn cảm thấy căng nhẹ.
– Dùng dây đeo để giữ chân phải trong 30 giây.
– Làm tương tự ở chân còn lại, 3 lần mỗi ngày.
– Nếu bạn cảm thấy quá đau, bạn có thể hơi cong chân hoặc không nhấc chân quá cao.
Bài tập bắt chéo chân (khi ngồi)
Bài tập này sẽ tác động lên toàn bộ chân, đặc biệt là cơ đùi trước, để giúp cải thiện phạm vi chuyển động của đầu gối cũng như tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh đầu gối.
Các bước như sau:
– Ngồi xếp bằng, giữ thẳng lưng và siết chặt cơ đùi.
– Giữ từ 10-30 giây.
– Đổi chân và thực hiện từ 3-4 lần mỗi bên.
– Bạn cũng có thể tập tương tự với chân dang rộng.
Bài tập kéo giãn cơ gân khoeo (khi nằm)
Bài tập này giúp cải thiện tính linh hoạt của cơ gân khoeo, cũng như phạm vi hoạt động của đầu gối.
Các bước như sau:
– Nằm ngửa với hai chân dang rộng.
– Co đầu gối phải và dùng hai tay giữ phần cơ đùi phải sau.
– Nhẹ nhàng kéo chân về phía ngực.
– Thả lỏng cánh tay để đầu gối hướng thẳng lên trên.
– Duỗi thẳng chân lên trời hoặc càng nhiều càng tốt.
– Co chân lại và tiếp tục duỗi ra.
– Lặp lại động tác này một vài lần ở hai bên.
Bài tập kéo giãn cơ đùi trước
Bài tập này giúp cải thiện tính linh hoạt của cơ đùi trước và phạm vi chuyển động của đầu gối.
Các bước thực hiện:
– Nằm sấp người.
– Đưa tay phải ra phía trước.
– Dùng tay trái để giữ mắt cá chân trái hoặc cẳng chân và kéo về phía đầu.
– Nâng đầu gối khỏi mặt đất cho đến khi thấy cơ giãn ra.
– Giữ trong vài giây, sau đó lặp lại vài lần.
– Thực hiện tương tự ở bên còn lại.
Tóm lại, đau đầu gối là triệu chứng thường gặp của các bệnh lý về khớp như: thoái hóa khớp gối, viêm đa khớp dạng thấp, Gout… nếu không phát hiện sớm, chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cũng như chi phí và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vậy nên bệnh nhân cần được khám và điều trị kịp thời để có một sức khỏe tốt.
Qua bài viết đau đồi gối là bệnh gì đã giới thiệu cho bạn đọc biết thêm về nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp luyện tập giúp làm giảm cơn đau hiệu quả ngay tại nhà.
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.