Cách phòng và điều trị bệnh viêm khớp háng

viem khop hang

Viêm khớp háng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những cơn đau cấp tính cho người bệnh và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt thường ngày. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm khớp háng cụ thể hơn để cùng tìm ra phương pháp điều trị căn bệnh này một cách dứt điểm nhất bạn nhé.

Viêm khớp háng
Viêm khớp háng có nguy hiểm không?

1 Viêm khớp háng là gì?

Viêm khớp kháng là tình trạng khớp háng bị tổn thương, thoái hóa dẫn đến việc bị đau nhức, khó chịu. Bệnh  đau thường bắt đầu ở vị trí bị viêm sau đó lan xuống đùi, chân hoặc lưng hông. Khớp háng là một phần khớp được tạo bởi khung chậu và chỏm xương đùi, vững chắc và ít có nguy cơ bị ảnh hưởng như bả vai hoặc khuỷu tay.

Đây là bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam nhất là những người từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên, nhiều người bệnh thường rất chủ quan trong quá trình điều trị kịp thời, khiến tình trạng diễn biến nặng hơn, gây ra đau buốt dữ dội, thậm trí hậu quả của nó là bị tàn phế suốt đời.

2 Các triệu chứng của bệnh viêm khớp háng

Viêm khớp háng là triệu chứng chung để chỉ các căn bệnh khiến khớp háng bị sưng viêm, điển hình là 5 loại khớp háng thường gặp sau đây:

* Đau khớp háng nhẹ thoáng qua rồi biến mất: Trong giai đoạn đầu bạn sẽ cảm nhận được các triệu chứng đau nhẹ ở háng, hoặc vùng trên, sau mông rối loạn khi vận động mạnh, leo cầu thang, đạp xe, đi bộ… Sẽ đau hơn nếu hoạt động của khớp mạnh và giảm bớt khi nghỉ ngơi.

* Cứng khớp háng : Người bệnh cảm thấy khớp háng bị cứng chặt .Khi đi bộ có thể thấy khó chịu trực tiếp ở từng bước đi , thậm trí phải đi tập tễnh hoặc dừng lại để nghỉ ngơi .

* Xuất hiện đau khớp háng nhói, đau dồn dập: Cơn đau xuất hiện nhiều và dai dẳng hơn, đau cả khi ngồi hoặc cả khi đi ngủ, ngủ dậy vào buổi sáng. Lúc này người bệnh xương khớp có thể sẽ bước đi khập khiễng, khó duỗi thẳng gối việc đứng ngồi, cúi người, xoay hông, nằm nghỉ đều vô cùng khó khăn.

* Thoái hóa viêm khớp háng còn khiến bệnh nhân luôn trong cảm giác mệt mỏi, người tê cứng khi vận động hoặc co duỗi khớp háng, chỏm xương đùi.

* Ở giai đoạn nặng hơn, những triệu chứng đau sẽ xuất hiện dồn dập ngay khi mới ngủ dậy hoặc vào chiều tối. Đau khi đột ngột đổi tư thế từ ngồi thành đứng, gây đau liên tục khi di chuyển quá nhiều

Điều trị khớp háng

3 Nguyên nhân viêm khớp háng ở người lớn

Có rất nhiều nguyên nhân mà chuyên gia nghiên cứu, phát hiện hiện nay dẫn đến đau khớp háng như:

* Chấn thương: Chấn thương khớp háng nguyên nhân do va đập tai nạn, hoạt động mạnh dễ làm ảnh hưởng đến bề mặt khớp háng, gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật điều trị thường có các biểu hiện lâm sàng giống thoái hóa khớp háng, bệnh xương khớp.

*Thoái hóa khớp háng: Các bệnh khớp xảy ra ở người lớn tuổi do lão hóa tự nhiên hoặc chế độ dinh dưỡng. Biểu hiện rõ nhất là phần sụn bọc đệm vùng khớp háng bị ăn mòn, khe xương khớp hẹp và mọc gai xương xung quanh, không còn chức năng như ban đầu. Người bệnh hay lạm dụng thuốc giảm đau với các triệu chứng này mà chưa xác định nguyên nhân cụ thể, chi tiết.

*Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp có biểu hiện khớp háng bị ăn mòn, viêm nhiễm và gây biến dạng khớp. Nếu thấy có từ 7 tiêu chuẩn trở lên và thời gian bị bệnh trên 6 tuần thì chắc chắn bệnh nhân đã bị viêm khớp dạng thấp( Theo hiệp hội tiêu chuẩn thấp khớp Mỹ).

Biểu hiện đau khớp

4 Biện pháp phòng bệnh viêm khớp háng

Để hạn chế thấp nhất nguy cơ bị viêm khớp háng cũng như để có một sức khỏe tốt, hãy tham khảo các giải pháp phòng tránh bệnh viêm khớp háng dưới đây:

4.1 Viêm khớp háng ăn gì, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý ?

Để hạn chế những cơn đau tăng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả người bệnh cần lưu ý chăm sóc với chế độ ăn cần bổ sung những thực phẩm cung cấp các axit béo thiết yếu. Các chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin để hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giảm đau và hình thành xương. Những thực phẩm dưới đây nên bổ sung vào chế độ ăn đối với người thoái hóa khớp háng:

* Trái cây có nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết: bưởi, đào, nho, dưa hấu, lê,…

* Rau xanh: cải bó xôi chứa chất chống oxi hóa cao, giàu vitamin.

* Gia vị: hành, tỏi, gừng, nghệ,…có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn

* Thực phẩm chứa chất béo dạng không no giúp ức chế hiện tượng viêm, giảm đau, giảm sưng: cá biển như cá thu, ngừ, trích; dầu thực vật như ô liu, đậu nành, hạnh nhân….

* Thực phẩm giàu canxi giúp bổ sung canxi cần thiết, giúp xương chắc khỏe.

* Hạt và ngũ cốc nhiều chất xơ và vitamin B giúp chống oxi hóa, giảm đau, ngừa thoái hóa: lúa mì, gạo lứt, hạt dẻ, hạnh nhân, hạt bí,…

* Bổ sung các loại chất béo lành mạnh vào chế độ ăn mỗi ngày như bơ thực vật, dầu dừa, các loại hạt

*Các loại thực phẩm giàu acid béo omega-3 và vitamin D cao. Các nguồn protein, chất béo lành mạnh và các chất thiết yếu như kẽm, selen và vitamin B, vitamin D có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân thoái hóa khớp.

4.2. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục không chỉ giúp cho cơ bắp của chúng ta dẻo dai, chắc chắn mà còn giúp cho hệ thống xương, đặc biệt là vùng xương háng khỏe mạnh hơn. Luyện tập thường xuyên là cách để các cơ vận động liên tục, máu lưu thông đến khu vực xương khớp được dễ dàng, đầy đủ, giúp giảm đau lâu dài.

Những bài tập đi bộ đường dài khá bổ ích , chúng ta có thể thực hiện thao tác chạy bộ nhẹ nhàng và vận động với một số môn như cầu lông , bóng bàn …vv

4.3 Ngăn chặn chấn thương

Chúng ta nên tránh hoạt động mạnh, không kéo dài thời gian chơi các môn thể thao mạnh khi cơ thể chưa đáp ứng khả năng. Đặc biệt các bạn nên chú ý không tập luyện quá sức bởi điểu này có thể khiến các bạn gặp chấn thương và viêm khớp háng, đau vùng háng. Nhiều người tập sai nên triệu chứng đau bệnh xương khớp tăng. Nên tập cùng hướng dẫn viên là tốt nhất.

4.4 Bổ sung nước

Hãy uống 2 lít nước mỗi ngày để giúp hệ thống xương khớp của cơ thể mạnh khỏe, dẻo dai. Cung cấp đủ nước, đủ dưỡng chất là điều cần thiết mà ai cũng có thể thực hiện được .

Nước giúp tăng dịch khớp

4.5 Chế độ sinh hoạt cho người thoái hóa khớp háng

Bên cạnh chế độ ăn uống người bệnh cần có một chế độ tập luyện, làm việc phù hợp giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh:

* Hạn chế làm việc nặng nhọc, ngồi đúng tư thế.

* Ngủ đúng giờ giấc để tinh thần sảng khoái

* Tránh xa căng thẳng, stress

* Hoạt động các bài tập nhẹ nhàng giúp hệ xương khớp khỏe mạnh, lựa chọn bộ môn rèn luyện phù hợp với thể trạng cơ thể, tuổi tác của mình.

*Dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp để cải thiện độ dẻo dai hệ xương khớp nói riêng, phục hồi sức khỏe tổng thể nói chung.

5 Viêm khớp háng uống thuốc gì?

Theo các tài liệu y khoa, để tiến hành chữa viêm khớp háng, điều trị dứt điểm viêm khớp háng bằng các loại thuốc tây chất lượng như:

* Thuốc điều trị tiêm nội khớp (corticoid, hyaluronic acid)

* Áp dụng thêm điều trị bằng vật lý trị liệu trong y học cổ truyền, các bài tập phục hồi chức năng  vận động cho bệnh nhân.

* Thuốc kháng viêm điều trị không steroid (NSAIDs)

* Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm DMARD

Sử dụng các bài thuốc tại nhà phải theo hướng dẫn của bác sĩ, đảm bảo an toàn. Không lạm dụng thuốc giảm tình trạng đau nhanh chóng, tránh gặp tác dụng phụ. Đến bệnh viện để thăm khám cẩn thận toàn diện các khớp, đặc biệt sau khi thay khớp háng. Bác sĩ sẽ cho xét nghiệm cụ thể, tìm ra nguyên nhân có thể gây bênh đồng thời có phác đồ chữa bệnh, chỉ định các bài thuốc tốt nhất.

Để phòng ngừa bệnh viêm khớp háng, chúng ta nên có cách chữa đơn giản bằng cách ăn các loại cá chứa nhiều Omega-3 . Sử dụng gia vị chống viêm như gừng, nghệ, trà xanh. Bổ sung thêm chất glucosamine để phòng ngừa dấu hiệu sớm của viêm khớp háng, làm giảm chứng đau hiệu quả.

6 Viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không?

6.1 Những tổn thương từ viêm khớp háng

Viêm khớp háng, thoát vị đĩa đệm nếu để lâu không được điều  trị bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình vận động của khớp háng, khớp gối. Mặt khác, viêm khớp cùng chậu có thể lan ra, gây tổn thương dây thần kinh tọa, thậm chí làm teo cơ đùi và nếu để lâu sẽ teo cơ mông.

Với nữ giới, một số ít trường hợp viêm khớp cùng chậu nếu để lâu ngày có thể dẫn đến dính khớp, làm cho khung chậu không thể giãn ra được trong thời kỳ mang thai và khi sinh gặp khó khăn, sẽ phải mổ đẻ.

Quá trình chữa viêm khớp lâu dài và có điều trị được khỏi hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và khả năng đáp ứng tích cực sau khi điều trị của người bệnh. Trường hợp viêm khớp cùng chậu sau đẻ thường khỏi nhanh hơn và khỏi hoàn toàn. Viêm khớp ở nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính thường tồn tại dai dẳng. Viêm khớp thoát vị đĩa đệm nhiễm khuẩn tiên lượng phụ thuộc vào chẩn đoán chuyên khoa và điều trị sớm hay muộn. Quan trọng phát hiện sớm có biến chứng viêm nhiễm, tắc đường sinh dục kèm theo hay không.

Nguyên tắc điều trị, ngoài việc dùng kháng sinh và thuốc giúp giảm đau , các bạn cần kết hợp vật lý trị liệu chất lượng từ trung tâm. Một điều mà các bạn cần được chú ý đó là ngoài việc dùng thuốc thì tập thể thao là các phương pháp không được bỏ qua.

6.2 Cách phòng và điều trị đơn giản

Một căn bệnh cũng dễ gặp đó là viêm khớp ở phần hông. Đây là bộ phận giúp bạn xoay trở và đi lại dễ dàng,Tuy nhiên một khi nó bị viêm, sưng đau thì hông của bạn không còn linh hoạt như trước nữa. Nguyên nhân gây viêm có thể do tập luyện quá độ hoặc ngồi lâu không đúng tư thế  cũng có thể làm bạn đau hông. Khi mô mềm (gân, chẳng hạn) bị căng hoặc sưng viêm, ta sẽ có cảm giác khó chịu. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau thường tự khỏi sau vài ngày. Viêm xương khớp là một trong những nguyên nhân phổ biến của tình trạng đau hông kéo dài. Những triệu chứng viêm xương khớp ở mỗi người mỗi khác, nhưng khi ảnh hưởng đến hông, nó sẽ biểu hiện:

– Viêm nhẹ ở mô trong và xung quanh khớp hông

– Tổn thương sụn khớp hoặc gai xương phát triển xung quanh rìa khớp hông

– Đau, tê cứng và khó khăn trong vận động

Hiện tại chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh viêm xương khớp, nhưng có nhiều phương án kiểm soát tình trạng bệnh và không cần phải phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Nếu bạn hoặc người thân bị đau hông, nếu có thể, cố gắng đừng nằm nghỉ quá lâu, chăm sóc khớp như thế có thể đau nặng hơn. Tập các động tác đơn giản có thể giúp:

– Phục hồi khả năng

– Giúp cơ thể mạnh khỏe

– Giảm tê cứng và đưa hông hoạt động bình thường trở lại

– Bắt đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng và từ từ nâng độ khó lên. Khi biểu hiện đau biến mất và bạn cảm thấy khỏe hơn, hãy tiếp tục tập đều đặn để duy trì kết quả, nếu ngừng tập, triệu chứng sẽ quay trở lại sau vài tuần. Nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ vật lý trị liệu trước khi bắt đầu tập. Bởi không phải đối tượng nào cũng phù hợp với biện pháp này.

Ngoài ra, có thể áp dụng các bài thuốc được sử dụng trong Đông Y. Chú ý các thành phần tự nhiên của thuốc thảo dược. Cách chữa bằng thuốc thảo dược được đánh giá cũng khá hiệu quả.

Những vấn đề về sức khỏe liên quan đến khớp háng , đặc biệt là viêm khớp háng, viêm khớp dạng thấp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Do đó hãy trang bị cho mình những kiến thức tốt nhất để có thể biết cách phòng  tránh hiệu quả.

Hy vọng bài viết trên đã giúp ích cho bạn điều trị bênh. Đọc thêm tin tức trên trang chủ Bác sĩ alo nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *