Tai biến đột quỵ và cách phòng ngừa trong cuộc sống

110146164939dot quy

Tai biến đột quỵ ( hay đột quỵ não) là bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu, chỉ sau ung thư và tim mạch. Người bệnh cũng có thể gặp phải các di chứng sau tai biến đột quỵ nặng nề như tàn tật suốt đời. Vậy tai biến đột quỵ là gì cà cách phòng ngừa bệnh như thế nào cho hiệu quả. Hãy cùng mình tìm hiểu về bài viết dưới đây nhé.

1 Tai biến đột quỵ là gì?

Tai biến đột quỵ ( hay đột quỵ não) là được ví như một cơn đau não. Nó có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ lúc nào. Nó xảy ra khi lưu lượng máu đến vùng não bị gián đoạn. Lúc này, các tế bào não bị thiếu oxy và bắt đầu chết đi. Khi các tế bào não bị chết do cơn đột quỵ, khả năng kiểm soát bởi vùng não bị tổn thương, khiến bộ nhớ và khả năng vận động giảm sút.

Trước đây,  tai biến đột quỵ hầu như chỉ thường gặp ở những người trên 50 nhưng hiện nay độ tuổi mắc căn bệnh này đang trẻ hóa đến “giật mình”. Theo thống kê tại các bệnh viện, số người trẻ tuổi mắc căn bệnh này đang có xu hướng tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm.

2 Nguyên nhân gây ra tai biến đột quỵ

Tuổi tác, giới tính… có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, các yếu tố liên quan đến đời sống và bệnh lý như béo phì, lối sống kém lành mạnh, cao huyết áp, tiểu đường… thường là các yếu tố liên quan trực tiếp.

Các yếu tố này khiến các gốc tự do và các sản phẩm trung gian trong cơ thể sản sinh nhiều. Trong khi đó, gốc tự do và các sản phẩm trung gian này là “truy cùng giết tận” ngược lại các tế bào còn khỏe mạnh.

Có 2 nguyên nhân chính gây ra tai biến đột quỵ: Các yếu tố bệnh lý và các yếu tố tự nhiên

Tai biến đột quỵ
Tai biến đột quỵ

2.1 Các yếu tố bệnh lý

Các bệnh lý có tính di truyền như: đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch…, bệnh lý do thói quen sống gây ra bệnh tai biến mạch máu não có thể kể đến bao gồm:

– Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử tai biến đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.

– Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng tai biến đột quỵ não cao hơn người bình thường. Đặc biệt là những người bị xơ vữa động mạch và mạch máu nhỏ.

– Tăng huyết áp: tăng huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, tăng huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Khám huyết áp là một trong những biện pháp để tìm ra nguyên nhân tai biến đột quỵ .

– Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.

– Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ tai biến đột quỵ

– Mất ngủ: Theo các chuyên gia tại ĐH Y khoa Icahn (ISM), ngủ dưới 5 giờ/ngày, có nguy cơ đột quỵ cao hơn đến 83% so với người ngủ đủ 7-8 giờ ngày. Do đó, mất ngủ trong thời gian dài có thể là nguyên nhân khởi phát tai biến mạch máu não.

– Lối sống không lành mạnh: ăn uống không điều độ, không cân bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; dùng các chất kích thích, lười vận động có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai biến đột quỵ . Trong đó, thuốc lá là yếu tố làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não lên gấp 2 lần. Vì sao? Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.

– Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch và tăng nguy cơ tai biến đột quỵ .

– Đau đầu: Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa hoàng gia Luân Đôn (Anh), 40% những người bị đột quỵ có liên quan trực tiếp đến đau đầu. Kết quả này cho thấy đau đầu ít nhiều có liên quan đến tai biến đột quỵ

Các bệnh lý có thể đến do di truyền nhưng lối sống quyết định một phần quan trọng. Đối với tình trạng đột quy não cũng vậy. Nếu gia đình bạn có người bị đột quỵ não bạn có khả năng bị đột quỵ não Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu khả năng mắc căn bệnh này bằng lối sống khoa học mà cụ thể là  tập thể dục thường xuyên, ăn uống, ngủ nghỉ đều độ….

2.2 Các yếu tố tự nhiên

– Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn người bình thường.

– Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ não cao gần gấp đôi so với người da trắng.

– Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị tai biến đột quỵ . Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ não cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.

– Giới tính: Nam giới có nguy cơ tai biến đột quỵ cao hơn nữ giới.

Các yếu tố tự nhiên thường khó giải đáp và thay đổi. Chẳng hạn như người lớn tuổi thì dễ bị tai biến đột quỵ  hơn và nam thì bị tai biến đột quỵ cao hơn nữ. Có thể tạm hiểu, đột quỵ liên quan đến sự lão hóa của cơ thể, gen về giống nòi, chủng tộc. Các phạm trù này đã được “lập trình” sẵn và chưa thể thay đổi được. Chúng ta chỉ có thể kéo dài thời gian sống và hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra chúng mà thôi.

3 Cách phòng ngừa và điều trị tai biến đột quỵ

Phòng ngừa tai biến đột quỵ là cách tốt nhất để hạn chế những hậu quả nguy hiểm của bệnh. Dưới đây là những cách giúp bạn chủ động phòng ngừa tai biến đột quỵ và phương pháp điều trị tai biến đột quỵ phổ biến.

Phòng ngừa tai biến đột quỵ

3.1  Hạ huyết áp

Huyết áp cao là một yếu tố rất lớn, làm tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp bốn lần nguy cơ tai biến đột quỵ nếu nó không được kiểm soát.

Mục tiêu lý tưởng của bạn: Duy trì huyết áp dưới 135/85 mmHg. Nhưng đối với một số người, mục tiêu 140/90 mmHg có thể phù hợp hơn.

Làm thế nào để đạt được nó:

– Giảm muối trong chế độ ăn uống của bạn, không quá 1,5gmỗi

– Ăn từ 4 – 5 phần rau và trái cây mỗi ngày, bổ sung cá 2 – 3 lần một tuần và tiêu thụ thêm ngũ cốc nguyên hạt cũng như sữa ít chất béo.

– Tập thể dục nhiều hơn – ít nhất 30 phút mỗi ngày và hơn thế nữa, nếu có thể.

– Bỏ hút thuốc, nếu bạn hút thuốc.

– Nếu cần, hãy dùng thuốc trị tăng huyết áp.

3.2  Giảm cân

Béo phì cũng như các biến chứng liên quan đến nó, làm tăng khả năng bị tai biến đột quỵ.

Mục tiêu của bạn: Chỉ số khối cơ thể lý tưởng (BMI) là 25 hoặc ít hơn, nhưng điều đó có thể không phù hợp đối với bạn. Hãy trao đổi với bác sĩ để tạo ra một chiến lược giảm cân cá nhân.

Làm thế nào để đạt được nó:

– Cố gắng ăn không quá 1.500 – 2.000 calo mỗi ngày

– Tăng số lượng bài tập với các hoạt động như đi bộ, chơi golf hoặc chơi tennis đều đặn.

3.3  Điều trị rung tâm nhĩ

Rung tâm nhĩ là một dạng nhịp tim bất thường gây cục máu đông hình thành trong tim. Những cục máu đông sau đó có thể di chuyển đến não, dẫn đến tai biến đột quỵ. “Rung tâm nhĩ làm tăng gần gấp 5 lần nguy cơ đột quỵ và cần được theo dõi một cách nghiêm túc” Tiến sĩ Rost nói.

Mục tiêu của bạn: Nếu bạn bị rung tâm nhĩ, hãy điều trị.

Làm thế nào để đạt được nó:

Nếu bạn có các triệu chứng như tim đập nhanh hoặc khó thở, hãy đi khám bác sĩ.

Bạn có thể cần dùng thuốc chống đông máu hoặc một trong những thuốc kháng đông tác dụng trực tiếp khác để giảm nguy cơ tai biến đột quỵ do rung tâm nhĩ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn quá trình điều trị này.

3.4 Tập thể dục nhiều hơn

Tập thể dục góp phần làm giảm cân và giảm huyết áp, từ đó làm giảm nguy cơ tai biến đột quỵ.

Mục tiêu của bạn: Tập thể dục ở cường độ vừa phải ít nhất 5 ngày/tuần.

Làm thế nào để đạt được nó:

– Bắt đầu một câu lạc bộ thể dục với bạn bè.

– Đi cầu thang thay bộ vì thang máy khi bạn có thể.

– Đi dạo quanh khu phố sau bữa sáng.

– Nếu bạn không có 30 phút liên tiếp để tập thể dục, hãy chia nó thành các buổi từ 10 – 15 phút một vài lần mỗi ngày.

Thể dục mỗi ngày để có sức khỏe tốt

3.5 Hạn chế uống bia, rượu

Uống một ít rượu có thể làm giảm nguy cơ tai biến đột quỵ. “Các nghiên cứu cho rằng, nếu bạn uống khoảng một ly rượu mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ có thể thấp hơn”, tiến sĩ Rost nói. “Một khi bạn bắt đầu uống nhiều hơn hai ly mỗi ngày, nguy cơ tai biến  đột quỵ sẽ tăng lên rất mạnh”.

Mục tiêu của bạn: Không uống rượu hoặc uống một cách vừa phải.

Làm thế nào để đạt được nó:

– Không uống nhiều hơn một ly rượu mỗi ngày.

– Uống rượu vang đỏ là lựa chọn đầu tiên của bạn, bởi vì nó chứa resveratrol, được cho là để bảo vệ tim và não.

3.6 Bỏ thuốc lá

Hút thuốc làm tăng sự hình thành cục máu đông theo một vài cách khác nhau. Hút thuốc lá làm tăng số lượng mảng bám tích tụ trong các động mạch. “Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn, cai thuốc lá là một trong những thay đổi lối sống mạnh mẽ nhất sẽ giúp bạn giảm nguy cơ tai biến đột quỵ,” Tiến sĩ Rost nói.

Mục tiêu của bạn: Bỏ thuốc lá.

Làm thế nào để đạt được nó:

– Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn về cách thích hợp nhất để bạn bỏ thuốc lá.

– Sử dụng các thuốc hỗ trợ bỏ hút thuốc lá, chẳng hạn như thuốc viên nicotine hoặc miếng dán,…

– Đừng bỏ cuộc.

3.7 Điều trị bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu cao làm tổn thương các mạch máu theo thời gian, khiến cho cục máu đông dễ hình thành.

Mục tiêu của bạn: Giữ cho lượng đường trong máu được kiểm soát.

Làm thế nào để đạt được nó:

– Theo dõi lượng đường trong máu theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Áp dụng chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc để giữ cho lượng đường trong máu ở phạm vi được đề nghị.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết .

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *