Thuốc chữa máu nhiễm mỡ tốt nhất hiện nay là loại nào?

mo mau cao co the gay dot quy

Tỷ lệ người mắc bệnh máu nhiễm mỡ ngày càng tăng. Mọi người có nhu cầu tìm những sản phẩm chữa bệnh hiệu quả. Hãy cùng điểm qua những thuốc chữa máu nhiễm mỡ tốt nhất  trong bài viết dưới đây .

Bệnh mỡ máu – sát thủ thầm lặng

Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bệnh mỡ máu hiện đang là 1 trong 3 bệnh nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao (Bên cạnh tiểu đường, huyết áp). Tại Việt Nam hiện có khoảng 29% người Việt trưởng thành mắc bệnh. Con số này vẫn không ngừng tăng lên qua mỗi năm.

Những tai biến do bệnh mỡ máu gây ra thường diễn biến âm thầm, kéo dài qua nhiều năm. Do đó, người bệnh thường chủ quan, coi thường. Tuy nhiên, khi biến chứng đã xuất hiện, người bệnh sẽ mất đi khả năng tự chăm sóc. Cuộc sống sau này hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình, từ đó trở thành gánh nặng.

Mỡ máu là bệnh gì?

Bệnh mỡ máu có nhiều tên gọi khác nhau như: Tăng mỡ máu, mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ, rối loạn mỡ máu hay rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Bệnh xảy ra khi chỉ số mỡ máu trong cơ thể vượt quá giới hạn an toàn cho phép. Một người được chẩn đoán bị mỡ máu cao khi xuất hiện 4 trị số không tốt.

Cholesterol toàn phần : Trên 240 mg/dL (>6,2 mmol/L).

LDL – Cholesterol: Trên 160 mg/dL (>4,1 mmol/L).

Triglyceride: Trên 200 mg/dL (>2,3 mmol/L).

HDL – Cholesterol: Dưới 40 mg/dL (<1 mmol/L).

Điều trị mỡ máu cao: Những điều cần biết

Nguyên nhân bệnh mỡ máu cao ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh mỡ máu cao. Tuy nhiên, thường gặp nhất phải kể đến 5 nhóm nguyên nhân sau:

  • Do di truyền: Nếu ông bà, bố mẹ bạn là người bị huyết áp cao, máu nhiễm mỡ thì nguy cơ bạn mắc mỡ máu sẽ cao.
  • Béo phì : Thừa cân, béo phì, ít vận động là nguyên nhân hàng đầu gây mỡ máu cao.
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Nếu bạn thường xuyên sử dụng thực phẩm tinh bột, đồ ngọt, đồ dầu mỡ, đồ đóng hộp,… bệnh mỡ máu có thể sẽ « ghé thăm » bạn.
  • Người có tiền sử bị tiểu đường: Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc mỡ máu hơn những người khỏe mạnh.
  • Duy trì những thói quen xấu như: Thường xuyên rượu bia, hút thuốc lá, stress

Triệu chứng mỡ máu cao

Trong y khoa, bệnh mỡ máu cao được chia làm 5 mức độ. Mỗi mức độ lại có triệu chứng nhận biết riêng biệt. Người bệnh càng sớm nhận biết càng có cách khắc phục kịp thời.

  • Mức độ 1: Bệnh nhẹ, không có triệu chứng nhận biết. Người bệnh chỉ có thể phát hiện thông qua thăm khám sức khỏe định kỳ.
  • Mức độ 2: Người bệnh có dấu hiệu thừa cân, béo phì. Kèm theo đó là chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, giảm trí nhớ, tê bì chân tay, …
  • Mức độ 3: Bệnh nặng gây đau tức ngực, thở gấp, hụt hơi, nghẹt mũi, đau ngực,… Lâu dài gây nên bệnh tim mạch, đột quỵ.
  • Mức độ 4: Bệnh đang ở giai đoạn nghiêm trọng. Người bệnh bắt đầu gặp những biến chứng như ngực đau thắt, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, mạch đập ngắt quãng, đi khập khiễng, …
  • Mức độ 5: Tăng lipid máu quá mức khiến người bệnh xuất hiện thay đổi tại vòm giác mạc và vùng đáy mắt.

Biến chứng mỡ máu cao có nguy hiểm không?

Nếu bạn không may mắc mỡ máu cao, các mảng mỡ sẽ bám vào thành mạch. Về lâu dài, chúng sẽ làm chậm hoặc ngăn cản dòng máu đi qua dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.

  • Bệnh mạch vành ở tim: Ngực đau thắt, buồn nôn, khó thở, tê bì tay chân, đau cổ, hàm, bụng,…
  • Đột quỵ: Chóng mặt, méo mặt không đối xứng, không có khả năng di chuyển, tê bì chân tay, thị lực kém, đau đầu dữ dội, mất thăng bằng và ngã đột ngột, …
  • Đau tim: Đau ngực hoặc cánh tay, khó thở, lo lắng, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, …
  • Bệnh động mạch ngoại biên: Chuột rút, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, …
Mỡ máu cao có thể gây đột quỵ
Mỡ máu cao có thể gây đột quỵ

Bị mỡ máu cao nên ăn gì ?

Như ở trên chúng tôi đã chia sẻ, chế độ ăn uống không khoa học sẽ dẫn đến mỡ máu cao. Vậy, bị mỡ máu cao nên ăn gì? Thực phẩm nào giúp cải thiện bệnh mỡ máu cao?

Dưới đây là 5 nhóm thực phẩm được xem là “bùa hộ mệnh” phòng tránh mỡ máu cao mà bạn có thể tham khảo.

Người bị mỡ máu cao ăn gì cho tốt?

Dưa chuột:

Dưa chuột là thực phẩm vàng cho sức khỏe, đặc biệt là với người mắc mỡ máu cao. Trong thành phần của dưa chuột chứa một lượng lớn cellulose giúp chuyển hóa chất béo thành dinh dưỡng. Nhờ đó giảm thiểu cholesterol đáng kể.

Mỗi ngày ăn 1 quả dưa chuột sẽ rất tốt cho sức khỏe. Hơn nữa còn giúp bạn thon dáng, đẹp da, chống lão hóa.

Tỏi:

Tác dụng của tỏi là làm giảm nồng độ cholesterol và tăng mật độ lipoprotein. Đây chính là nguyên nhân mà người mắc mỡ máu cao nên ăn tỏi mỗi ngày. Tỏi ăn sống, làm gia vị hoặc xào nấu đều tốt.

Ngoài cải thiện tình trạng mỡ máu cao, tỏi còn giúp phòng chống ung thư, tim mạch, nâng cao hệ miễn dịch.

Hành tây :

Lượng Prostaglandin A dồi dào có trong hành tây có khả năng làm giãn mạch máu, thúc đẩy trao đổi chất, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, giảm mỡ máu.

Hành tây dùng làm nước chấm, xào nấu đều được. Vừa đơn giản vừa hiệu quả cao đúng không nào.

Lạc (đậu phộng)

Hạt lạc tuy nhỏ bé nhưng lại chứa 1 lượng lớn protein thực vật, axit béo không no, sterol và rất giàu vitamin E. Ăn lạc thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện chức năng đông máu. Bên cạnh đó còn giảm nguy cơ suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Đậu xanh

Bệnh nhân mắc mỡ máu cao cũng nên sử dụng đậu xanh thường xuyên hơn. Nhóm thực phẩm này có khả năng giảm số lượng cholesterol trong cơ thể. Từ đó kiểm soát mỡ máu tốt hơn.

Bệnh mỡ máu cao có chữa khỏi được không? Cách giảm mỡ máu tại nhà?

Có rất nhiều độc giả gửi thư về cho chúng tôi thắc mắc bệnh mỡ máu cao có chữa khỏi được không? Có cách giảm mỡ máu tại nhà nào hiệu quả, an toàn không?

Trên thực tế, bệnh mỡ máu vẫn có thể ngăn ngừa và khắc phục ở giai đoạn đầu. Một số biện pháp đơn giản những hữu ích giúp bạn đẩy lùi căn bệnh này là:

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu.
  • Lên thực đơn ăn uống lành mạnh mỗi ngày.
  • Sử dụng thuốc giảm mỡ máu phù hợp.

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Chúng ta cần giảm chất béo (lipid) trong thực đơn hàng ngày. Chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng năng lượng ăn vào hàng ngày là đạt chuẩn.

Nên thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu ô-liu, dầu cải, dầu lạc,… giúp giảm nồng độ LDL cholesterol trong máu. Ngoài ra, nhóm hạt có vỏ cám như yến mạch có thể giảm cholesterol xuống đáng kể. Vì vậy, những người có nguy cơ rối loạn mỡ máu, mỡ máu cao được khuyến cáo nên ăn gạo lức để giảm lượng cholesterol trong máu. Tăng lượng chất đạm nhưng cần cân đối giữa đạm động vật và thực vật. Nên dùng cá 3-5 lần/tuần, các loại đậu, sản phẩm từ đậu tương, đạm ít béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt heo thăn.

2. Không hút thuốc

Thuốc lá làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch làm tăng triglyceride và cholesterol gây hại cho cơ thể. Đây là sản phẩm chuyển hóa lipid của cơ thể gây rối loạn chuyển hóa lipid.

3. Thường xuyên tập thể dục

Thể dục thể thao đều đặn như chạy bộ, đạp xe,…sẽ giúp duy trì sức dẻo dai cho cơ thể. Mỗi ngày nên dành từ 45 phút đến 1 tiếng để luyện tập. Xây dựng thời khóa biểu cho việc luyện tập và cố gắng thực hiện đúng lịch trình đề ra.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, và làm xét nghiệm mỡ máu thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu sớm của rối loạn mỡ máu và kịp thời điều trị, tránh để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính và gây  biến chứng.

Thuốc chữa máu nhiễm mỡ tốt nhất hiện nay

Thuốc giảm mỡ máu được chỉ định trong trường hợp bị mỡ máu cao kéo dài và việc tập luyện, ăn uống không thể khắc phục được. Trên thị trường có rất nhiều thuốc giảm mỡ máu. Tuy nhiên, đâu là loại thuốc an toàn, hiệu quả thì không phải ai cũng nắm rõ.

Để giúp người bệnh đưa ra những lựa chọn sáng suốt, chúng tôi đã tổng hợp danh sách 10 thuốc giảm mỡ tốt nhât hiện nay.  Đây đều là những thuốc được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo an toàn và được người bệnh phản hồi tốt.

1.Hapanix ©- Thuốc hạ mỡ máu – Quên đi nỗi lo huyết áp

Hapanix là một loại thuốc giảm mỡ máu với thành phần 100% thiên nhiên từ các loại thảo dược quý hiếm. Các dưỡng chất này loại bỏ chất nhầy cholesterol từ các mạch máu, cục máu đông bám vào thành mạch, vôi hóa – dư lượng thuốc. Bất cứ thứ gì cản trở dòng máu lưu thông.

Hoạt chất chứa trong Hapanix tấn công tận gốc nguyên nhân gây ra nhồi máu và đột quỵ. Giảm nguy cơ mắc bệnh về con số 0!

Thành phần

Hapanix gồm một chất đặc biệt với tên gọi là α-tocopherol. Nó có khả năng thẩm thấu vào các phân tử cholesterol và phá hủy chúng từ bên trong.

Ngoài α-tocopherol, nó còn chứa gần 50 vitamin và các nguyên tố vi và vĩ lượng có lợi cho tim mạch. Và các thành phần khác như

  • Cao rễ nhàu
  • Giảo cổ lam
  • Xạ đen
  • Hoa tam thất
  • Ba gạc
  • Rutin
  • Nattokinase

Công dụng

Thuốc giảm mỡ Hapanix được chỉ định để hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp, máu nhiễm mỡ và hiệu quả sản phẩm đem lại cụ thể như:

  • Hỗ trợ giảm mỡ máu (cholesterol)
  • Hỗ trợ giúp giãn mạch và hỗ trợ tăng sức bền thành mạch.
  • Hỗ trợ giảm biểu hiện của tăng huyết áp
  • Hỗ trợ giúp giảm nguy cơ biến chứng do huyết áp cao.
  • Điều trị chứng nhồi máu cơ tim, loạn nhịp, bổ thần kinh, cải thiện trí nhớ, hồi phục khả năng nói và vận động sau đột quỵ
  • Giảm các triệu chứng đau đầu, cải thiện sức khoẻ

Cách dùng

Để Happanix phát huy công dụng tối đa, bạn có thể sử dụng theo hướng dẫn sau :

  • Mỗi lần uống 1 viên
  • Uống 2 lần mỗi ngày, sau bữa ăn

Hapanix © Có Công Dụng Gì? Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?

Thuốc giảm mỡ máu STATIN – Lựa chọn hàng đầu dành cho người mỡ máu cao

Statin là thuốc giảm mỡ máu được sử dụng thông dụng nhất hiện nay. Nếu uống thuốc đúng thời điểm, bệnh mỡ máu cao sẽ nhanh chóng được cải thiện. Giúp người bệnh giảm thiểu tối đa những biến chứng gặp phải.

Phân loại, cách dùng:

Thuốc Statin được chia làm khá nhiều loại khác nhau. Tùy mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại thuốc phù hợp.

  • Các statin tác dụng ngắn áp dụng cho bệnh nhân ít có vấn đề tim mạch. Cụ thể như: Lovastatin, Fluvastatin, Pravastain, Simvastatin.
  • Các statin tác dụng dài sử dụng cho bệnh nhân đang mắc hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch. Bao gồm: Atorvastatin, Fluvastain, Rosuvastatin.

Công dụng:

  • Điều chỉnh rối loạn lipid máu.
  • Ngăn ngừa các biến chứng do bệnh mỡ máu gây ra.
  • Điều trị nguy cơ bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch

Đánh giá chung:

Hiệu quả mà dòng thuốc giảm mỡ máu Statin mang lại là vô cùng lớn. Đây là điều ai cũng phải công nhận.

Tuy nhiên, thuốc vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Cụ thể như: Mệt mỏi, chóng mặt, đau cơ, rối loạn tiêu hóa, chuột rút, viêm cơ, đái tháo đường, …

Tác dụng phụ của thuốc Statin làm giảm cholesterol | VHO

Thuốc hạ mỡ máu của Mỹ EZETIMEBE (ATOZET)

Bằng cách hấp thu có chọn lọc, thuốc hạ mỡ máu Ezetimebe (hay còn có tên Atozet) có thể làm giảm từ 35- 60% cholesterol và triglyceride.

Năm 2002, sản phẩm đã được phê duyệt sử dụng bởi Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Cho đến nay, Ezetimebe vẫn được coi là 1 trong những sự lựa chọn hàng đầu dành cho người mỡ máu cao.

Chỉ định:

Thuốc Ezetimebe thường được chỉ định sử dụng cho những đối tượng sau:

  • Tăng lipid máu nguyên phát hoặc hỗn hợp.
  • Tăng cholesterol máu gia đình.
  • Tăng sitosterol đồng hợp tử.

Công dụng:

  • Điều trị rối loạn Lipid máu
  • Phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
  • Gia tăng cholesterol máu nguyên phát.

Cách dùng:

Sử dụng 1 liều 10mg /lần/ngày cùng hoặc không cùng thức ăn đều được.

Đánh giá chung:

Tuy rằng Ezetimebe được đánh giá là mang lại nhiều hiệu quả tích cực nhưng bên cạnh đó thuốc vẫn có thể gây ra 1 số tác dụng phụ không mong muốn.

Điển hình như: Đau lưng, đau bụng, đau khớp, tiêu chảy, viêm xoang, buồn nôn, … Một số phản ứng hiếm gặp hơn bao gồm phát ban da và phù mạch.

Giá bán: 530,000 VNĐ/hộp 30 viên 10mg/10mg.

Thuốc Ezetrol 10mg hộp 30 viên-Nhà thuốc An Khang

Trên đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về thuốc chữa mỡ máu tốt nhất  . Hi vòng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân .Cảm ơn bạn đã quan tâm , chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc .

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *