Cholesterol cao: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

cholesterol la gi

Có rất nhiều câu hỏi mà nhiều người thắc mắc như là : Cholesterol là gì? Các dấu hiệu, triệu chứng nguyên nhân gây tăng Cholesterol trong máu như thế nào. Việc tăng cholesterol cao ảnh hưởng gì đến sức khỏe ? có nguy hiểm không? gây nên những bệnh gì? Cách điều trị cholesterol cao như thế nào? Bài viết sau đây  sẽ giải thích đầy đủ một cách tổng quan cụ thể chi tiết nhất để bạn đọc có thêm kiến thức cũng như đi thăm khám bác sĩ kịp thời nhé….

Tổng quan về tăng choleserol trong máu

1 Cholesterol là gì?

Cholesterol là một chất được gan sản xuất tự nhiên. Nó rất cần thiết cho việc hình thành màng tế bào, vitamin D, và một số hoocmon nhất định.

Cholesterol là một chất béo, màu vàng nhạt. Nó không tan trong nước và vì vậy không thể tự di chuyển trong máu. Lipoprotein là các hạt được hình thành trong gan giúp vận chuyển cholesterol trong dòng máu. Có nhiều dạng lipoprotein quan trọng đối với sức khỏe của bạn.

Cholesterol là gì?

Các lipoprotein mật độ thấp (LDL), còn được gọi là “cholesterol xấu”, có thể tích tụ trong động mạch và dẫn đến những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng như đau tim hoặc đột quỵ. Các lipoprotein mật độ cao (HDL) đôi khi được gọi là “cholesterol tốt” giúp LDL cholesterol trở lại gan để loại bỏ.

Gan của bạn sản xuất ra tất cả cholesterol mà bạn cần, nhưng chất béo và cholesterol có mặt trong nhiều thực phẩm chúng ta ăn ngày nay. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa quá nhiều chất béo làm tăng mức LDL cholesterol trong máu. Điều này được gọi là có cholesterol cao. Cholesterol cao còn được gọi là tăng cholesterol máu. Cholesterol cao đặc biệt nguy hiểm khi mức HDL cholesterol quá thấp và mức LDL cholesterol quá cao.

Tăng cholesterol máu thường không gây triệu chứng. Điều quan trọng là ăn uống khỏe mạnh và thường xuyên theo dõi mức cholesterol của bạn. Khi không được điều trị, cholesterol cao có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khoẻ bao gồm đau tim hoặc đột quỵ.

2 Tăng cholesterol máu thuần túy là gì?

Tăng cholesterol máu thuần túy hoặc tăng cholesterol máu gia đình là tình trạng có mức cholesterol cao do một bất thường di truyền.

3 Nguyên nhân gây tăng Cholesterol máu?

Tăng cholesterol thường bị trầm trọng hơn khi ăn quá nhiều thực phẩm không lành mạnh, có hàm lượng cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo trans cao. Các ví dụ về thực phẩm góp phần làm tăng cholesterol cao bao gồm:

– Thịt đỏ

– Gan và các loại thịt nội tạng khác

– Các sản phẩm hàng ngày chứa nhiều chất béo no như phó mát, sữa, kem và bơ

– Trứng (lòng đỏ)

– Các món chiên rán, như khoai tây chiên, gà rán, và hành phi

– Bơ đậu phộng

– Một số sản thực phẩm nướng, như bánh xốp nướng

– Thực phẩm chế biến từ bơ ca cao, dầu cọ, hoặc dầu dừa, sô cô la

Tăng cholesterol cũng có thể là do di truyền trong nhiều trường hợp. Điều này có nghĩa là nó không chỉ đơn giản là do thực phẩm gây ra, mà còn bởi cách mà gen của bạn hướng dẫn cơ thể xử lý cholesterol và chất béo. Gen được truyền từ cha mẹ sang con.

Các điều kiện khác như đái tháo đường và suy giáp cũng có thể góp phần làm tăng cholesterol. Hút thuốc lá cũng có thể làm tăng các vấn đề về cholesterol.

4 Ai có nguy cơ bị tăng Cholesterol máu?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC), hơn 1/3 người Mỹ trưởng thành bị tăng mức LDL hoặc cholesterol “xấu”. Người dân ở mọi lứa tuổi, chủng tộc và giới tính đều có thể bị tăng cholesterol.

Bạn sẽ có nguy cơ cao bị tăng cholesterol máu nếu bạn:

  • Có tiền sử gia đình bị tăng cholesterol máu
  • Có chế độ ăn uống chứa lượng chất béo bão hòa quá mức
  • Bị thừa cân hoặc béo phì
  • Bị đái tháo đường, bệnh thận, hoặc suy giáp

5 Triệu chứng của tăng cholesterol là gì?

Trong phần lớn các trường hợp, tăng cholesterol là một vấn đề im lặng và thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Đối với hầu hết mọi người, nếu họ không kiểm tra thường xuyên và theo dõi mức cholesterol, các triệu chứng đầu tiên của họ là các biến cố như đau tim hoặc đột quỵ.

Trong một số ít trường hợp, có các hội chứng gia đình mà mức cholesterol rất cao (tăng cholesterol máu gia đình). Những người này có mức cholesterol ≥ 300 mg/dL. Những người như vậy có thể cho thấy các triệu chứng của tăng cholesterol do sự tích tụ cholesterol (xanthomas) trên gân hoặc dưới mí mắt (xanthalasmas). Trong khi tình trạng tăng cholesterol ảnh hưởng đến phần lớn người dân Hoa Kỳ, tăng cholesterol máu gia đình chỉ ảnh hưởng đến khoảng 1/500 người.

Chế độ ăn cho người cholesterol cao : Chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong điều trị hạ Cholesterol máu để ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành với những nguyên tắc sau.
Giảm tổng năng lượng ăn vào trong ngày để giảm cân theo chỉ số khối cơ thể BMI nếu có thừa cân, béo phì.

  • Giảm năng lượng của khẩu phần ăn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300Kcal so với khẩu phần ăn của bệnh nhân cho đến khi đạt được năng lượng tương ứng với mức BMI. Cần theo dõi cân nặng và BMI để điều chỉnh tổng lượng calo hàng tháng hoặc hàng quý để phòng giảm cân quá nhanh hoặc quá nhiều.
  • Giảm lượng chất béo (lipid): tuỳ theo BMI chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng năng lượng. Với tỷ lệ chất béo no chiếm =1/3 tổng số chất béo. 1/3 là acid béo chưa no chứa nhiều nối đôi và 1/3 còn lại là acid béo chưa no một nối đôi.Dùng dầu lạc, dầu olive, dầu đỗ tương thay cho mỡ và nên ăn các hạt có dầu như: vừng, lạc, hạt dẻ, hạt bí ngô để cung cấp acid béo không no có nhiều nối đôi omega 3, omega 6. Nếu có điều kiện nên bổ sung dầu cá thiên nhiên vì chứa nhiều acid béo không no. Loại bỏ các thức ăn nhiều acid béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt. Giảm lượng cholesterol ăn vào xuống dưới 250mg/ngày, bằng cách không ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: óc (2500mg%), bầu dục lợn (375mg%), trứng gà toàn phần (600mg%), gan lợn (300mg%), gan gà (440mg%). Lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol, nhưng lại có nhiều lecithin là một chất điều hoà chuyển hoá cholesterol trong cơ thể. Do đó, ở những người có cholesterol máu cao, không nhất thiết kiêng hẳn trứng mà chỉ nên ăn trứng 1-2 lần/tuần.

  • Tăng lượng đạm (protein): Sử dụng thịt ít béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt lợn thăn, nên dùng cá, đậu đỗ. Nên ăn các sản phẩm được chế biến từ đậu tương: sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, bột đậu tương, sữa chua đậu tương…thực phẩm làm từ đậu tương chứa nhiều estrogen thực vật và isoflavon làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và triglycerid. Năm 1999 cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ đã đưa ra khuyến cáo: Để giảm nguy cơ của bệnh tim mạch nên tiêu thụ ít nhất 25g đậu tương/ngày với bất cứ hình thức chế biến nào. Bớt lượng đạm giàu mỡ như thịt nửa nạc nửa mỡ, thịt chân giò…Lượng protein chiếm khoảng 12-20% tổng năng lượng, bao gồm đạm động vật và đạm thực vật.
  • Hạn chế đường, mật, tối đa chỉ nên 10-20 g/ngày.
  • Sử dụng ngũ cốc kết hợp với khoai củ. Nên ăn gạo lứt, hoặc giã dối để cung cấp thêm chất xơ góp phần đào thải cholesterol nội sinh ra ngoài.
  • Ăn nhiều rau quả: 500g/ngày để cung cấp đủ các vitamin, chất khoáng và chất xơ. Nên sử dụng các thực phẩm giàu chất chống ôxy hoá. Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu các chất chống ôxy hoá có thể giảm tới 20-40% nguy cơ bệnh mạch vành. Các thực phẩm chính chọn lựa đưa vào khẩu phần ăn nhằm chống tác dụng ôxy hoá độc hại của các gốc tự do như thức ăn giàu vitamin E: gía đỗ, dầu thực vật, dầu gấc, các sản phẩm chế biến từ gấc, thức ăn giàu beta-caroten: Cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ chín, xoài, cá loại rau có màu xanh thẫm như: rau ngót, rau muống, rau giền, rau mồng tơi, rau cải soong…Thức ăn giàu vitamin C: các loại rau quả nói chung; thức ăn giàu selen: rau ngót, rau muống, rau cải bắp… Viện nghiên cứu Y học của Mỹ, Khoa dinh dưỡng và thực phẩm của Đại học khoa học quốc gia đã khuyến cáo rằng nên đảm bảo nhu cầu đề nghị cho người trưởng thành là 400mcg folat, 2,4mcg B12 và 1,4 mg B6. Một số thành phần đặc biệt của thức ăn cũng có tác dụng chống ôxy hoá như uống nước chè xanh hàng ngày có thể giảm 44-58 % nguy cơ bệnh mạch vành tim. Tác dụng có lợi cho sức khoẻ do flvonoid, một loại chất chống ôxy hoá có trong các loại chè. Flavonoid làm mất tác dụng của các gốc tự do- phân tử có hoạt tính mạnh di chuyển khắp cơ thể gây ra các phản ứng hoá học có thể huỷ hoại các tế bào, trong đó có tế bào mô tim. Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, việc luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày cũng là một yếu tố quan trọng có tác dụng tích cực đối với sức khoẻ.

Cách điều trị cholesterol cao 

Hiện nay, cách điều trị cholesterol cao chủ yếu gồm 2 mục đích là cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng. Giải pháp được đưa ra là sử dụng thuốc và duy trì lối sống khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh.

Điều trị mỡ máu cao bằng thuốc

4 loại thuốc được sử dụng phổ biến để giảm mức cholesterol trong máu gồm:

  • Statins: chủ yếu làm giảm LDL-cholesterol, giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Nên bắt đầu từ liều thấp. Liều lượng thuốc có thể tăng gấp đôi nếu không đạt hiệu quả sau 4 – 6 tuần điều trị.
  • Niacin: giúp làm giảm LDL-cholesterol, triglyceride và tăng HDL-cholesterol.
  • Nhựa gắn acid mật: giảm LDL-cholesterol.
Thuốc điều trị cholesterol cao
Thuốc điều trị cholesterol cao

Các dẫn xuất của acid fibric: làm giảm triglyceride trong máu

Chú ý khi điều trị rối loạn mỡ máu cho bệnh nhân mắc thêm các bệnh khác:

  • Chữa bệnh mỡ máu cao ở bệnh nhân đái tháo đường: đặt biện pháp thay đổi lối sống lên hàng đầu, phối hợp với statin làm giảm LDL-cholesterol và fibrate làm giảm triglyceride. Nên dùng thuốc hạ lipid máu loại statin cho bệnh nhân tiểu đường trên 40 tuổi khi các thành phần lipid máu bình thường. Metformin làm giảm triglyceride là lựa chọn điều trị tốt hơn nhiều loại thuốc khác ở người bệnh tiểu đường. Với bệnh nhân có nồng độ triglyceride rất cao và đường máu khó kiểm soát nên điều trị bằng insulin để kiểm soát đường máu tốt hơn so với các thuốc dùng đường uống.
  • Điều trị máu nhiễm mỡ ở bệnh nhân suy thận hoặc mắc bệnh gan mật mạn tính cần phối hợp trị bệnh gốc và rối loạn mỡ máu.
  • Điều trị mỡ máu cao ở bệnh nhân suy tuyến giáp cần sử dụng hormone giáp trạng.

Khi yếu tố bệnh sinh được giải quyết, bệnh nhân cần giảm liều hoặc ngừng thuốc hạ lipid máu. Bên cạnh đó, các loại thuốc trên đều có một số tác dụng phụ và tương tác thuốc nên người dùng cần thận trọng, chỉ sử dụng thuốc khi được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, bệnh nhân mỡ máu cao nên đi khám sức khỏe định kỳ  để kiểm tra các chỉ số mỡ máu và có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả. Bệnh nhân chú ý không nên tự ý mua thuốc khi chưa nhận được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *