Bệnh khô khớp xương là hiện tượng các khớp khi vận động phát ra tiếng động lục khục. Đây là một triệu chứng của bệnh lý khớp. Bệnh khô xương khớp có thể chỉ biểu hiện đơn độc. Nhưng khô khớp cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác của bệnh khớp như sưng, nóng, đỏ khớp, đau khớp, hạn chế vận động.hiện tượng khớp không tiết dịch bôi trơn hoặc lượng dịch của khớp tiết ra qua ít .Đây là một triệu chứng của bệnh lý thường gặp nhất ở người già. Tuy nhiên bệnh khô xương khớp trong những năm gần đây ở người trẻ cũng có nhiều dấu hiệu tăng nhanh , xuất hiện ở một số bộ phận nhân viên văn phòng ngồi liên tục và ít vận động .
1 Nguyên nhân gây ra bệnh khô khớp xương
Theo chuyên môn của các bác sĩ cho rằng , có 3 nguyên nhân chính gây chứng khô xương xương khớp là tổn thương sụn khớp , tổn thương xương dưới sụn và giảm tiết dịch khớp . Trong đó phổ biến nhất là tổn thương do sụn khớp .
Sụn khớp bị tổn thương qua những biểu hiện như nứt nẻ và mỏng dần , khi sụn khớp bị tổn thương ,bề mặt khớp không còn trơn nhẵn nữa mà sẽ trở nên thô ráp , lồi lõm … để trơ lại lớp xương nằm dưới . Thoái hóa khớp là nguyên nhân dẫn đến khô các khớp xướng . Đây là bệnh rất phổ phiến thường gặp ở người già . Tuy nhiên tình trạng khô khớp xương ở người trẻ ngày càng tăng từ những thói quen không khoa học .
2 Dấu hiệu bệnh khô khớp xương
Lúc khớp chớm bị khô sẽ không phát ra những tín hiệu rõ ràng, thế nhưng nếu chú ý, bạn có thể nhận ra một số dấu hiệu bất thường như:
– Khô khớp đau khớp , nhất là khi thay đổi tư thế vận động đột ngột hoặc đau khớp khi tập gym , lao động nặng .
– Thường kèm theo hiện tượng sưng tấy và nóng đỏ Khớp gối bị căng cứng, khó co duỗi vào mỗi buổi sáng thức dậy hoặc thời tiết thay đổi.
– Khớp gối phát ra âm thanh lục khục khi di chuyển, nhất là lúc leo cầu thang.
Nếu bạn có thể cảm nhận rõ những biểu hiện này có nghĩa khô khớp gối đã chuyển sang giai đoạn nặng và nguy cơ biến chứng thành các bệnh khớp mãn tính là rất cao. Chính bởi vậy, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân cụ thể để chặn bệnh khô khớp, đảm bảo độ dẻo dai và vững chắc cho xương khớp gối.
3 Bệnh khô xương khớp có nguy hiểm không ?
Mỗi buổi sáng thức dậy với cơn đau âm ỉ và đầu gối căng cứng , phải xoay sở mãi mới có thể xuống giường và đi lại được bình thường thì cảm giác sẽ như thế nào ? Thật là khó chịu và tồi tệ phải không ? Di chuyển khó khăn , sức khỏe suy giảm , tâm trạng bứt dứt khó chịu là những ảnh hưởng đầu tiên do chứng bệnh khô khớp gây ra .
Chưa dừng lại ở đó , bệnh khô xương khớp nếu không được điều trị đúng thời điêmt sẽ dẫn đến những tổn thương xương khớp nghiêm trọng như teo cơ , biến dạng khớp khiến chân bị thọt , cong veo , đi tập tễnh – đặc biệt có thể gây ra di chứng không thể phục hổi khiến người bệnh mất đi khả năng vận động ở 1 bên chân hoặc cả 2 chân . Do đó khô khớp gối sau một thời gian, bệnh nhân thường nhức mỏi toàn thân hay đau vùng thắt lưng, cơn đau chạy dọc xuống đến gót chân”.
Cách nhận biết chứng khô xướng khớp và thoái hóa khớp gối: Ngồi trên ghế, lòng bàn tay đặt lên đầu gối, sau đó giơ chân lên xuống nhiều lần. Nếu bàn tay cảm nhận được lục cục bên dưới, tức bạn đang có dấu hiệu khô xương khớp và thoái hóa gối.
4 Khô xương khớp có cần đến bệnh viện thăm khám không?
Mọi vấn đề liên quan đến xương khớp như khô khớp, đau khớp, căng cứng khớp… đều là tín hiệu cơ thể phát đi ngầm thông báo “khớp cần được cấp cứu”. Vậy nên, đừng chờ đến khi đầu gối không thể cử động và đi lại một cách bình thường mới tìm đến bệnh viện để được điều trị .
Việc chữa trị bệnh khô xương khớp phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, để loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh, các bạn cần lựa chọn những bệnh viện xương khớp uy tín để thăm khám và được nghe tư vấn của bác sĩ để chọn phương pháp làm trị liệu .
Tại những bệnh viện chuyên khoa về xương khớp, với đội ngũ y bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chúng ta chẩn đoán chính xác nguyên nhân khiến khớp gối bị khô. Từ kết quả kiểm tra này, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp và phác đồ điều trị bệnh khô khớp phù hợp và hiệu quả nhất.
5 Những lưu ý và phương pháp điều trị bệnh khô khớp khớp như thế nào?
5.1 . Phương pháp điều trị bệnh khô xương khớp như thế nào.
Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể ổn định bệnh khô khớp trong thời gian dài. Nếu có biểu hiện của bệnh khô xương khớp, cần tới cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và phát hiện bệnh sớm. Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các thuốc giúp phục hồi khớp bị tổn thương. Hiện nay, có cả liệu pháp tiêm axit hyaluronic nội khớp, thường là vào khớp gối, vai. Phương pháp tiêm này nhằm cung cấp acit hyaluronic là một thành phần của dịch khớp, giúp bôi trơn khớp, giảm ma sát, giảm xóc, do vậy, làm khớp vận động trơn tru. Thông thường, bệnh nhân có thể được tiêm 3 – 5 mũi tiêm vào một khớp, mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tuần.
Ngoài ra, cần bổ sung canxi vitamin D, các khoáng chất khác như: magiê, vitamin K hàng ngày qua các thực phẩm như sữa, rau, trái cây để giúp xương chắc khỏe. Nếu cần thiết có thể bổ sung mỗi ngày 1 viên đa sinh tố chứa magiê, vitamin K, acid folic, vitamin B6 và B12 theo chỉ định của bác sĩ.
5.2. Những lưu ý, cách phòng ngừa trong điều trị khô xương khớp
Cẩn trọng khi tiêm chất nhờn vào khớp gối: Một số người nghĩ rằng bị khô khớp gối thì nên bổ sung chất nhờn và chọn cách tiêm bổ sung chất nhờn Acid Hyaluronic vào khớp. Acid Hyaluronic chỉ lưu trong dịch khớp khoảng 5 đến 7 ngày , phát huy tác dụng bôi trơn, giảm ma sát, giảm xóc, làm khớp vận động trơn tru nhưng chỉ hiệu quả trong thời gian ngắn. Điều đáng nói là phương pháp này phải có chỉ định và được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa cơ – xương – khớp. Việc lạm dụng hoặc tiêm chất nhờn quá nhiều không tuân thủ điều kiện vô khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng, teo cơ …
Dùng thuốc giảm đau quá nhiều : Các loại thuốc giảm đau kháng sinh ,chống viêm được sử dụng tùy ý , không theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, chức năng của gan, thận và hệ tim mạch, tăng nguy cơ gây loãng xương.
Cẩn trọng với những bài thuốc dân gian hoặc Đông y không rõ xuất xứ nguồn gốc : Trên thị trường có hàng trăm sản phẩm chữa khô xương khớp, thoái hóa khớp. Trong đó có nhiều loại được giới thiệu là được là từ nguyên liệu thảo dược, bài thuốc gia truyền nhưng những nguyên liệu, thành phần chưa được kiểm chứng, thiếu chứng cứ khoa học hay nghiên cứu lâm sàng. Nếu dùng chúng lâu ngày sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của chính bản thân mình.
Vật lý trị liệu điều trị hiệu quả bệnh khô xương khớp : Vật lý trị liệu giúp giảm đau và phù nề, đồng thời tăng tầm vận động khớp gối, phục hồi các chức năng sinh hoạt hàng ngày. Một số thiết bị hiện đại như trị liệu laser cấp IV hoặc sóng xung kích Shockwave phát huy tốt tác dụng kích thích sụn, thúc đẩy sản xuất collagen ở các mô nằm sâu, hỗ trợ khôi phục sụn khớp an toàn và hiệu quả.
5.3 . Phòng ngừa và hạn chế khô khớp
Có thể làm chậm quá trình khô khớp bằng chế độ ăn uống và tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp tình trạng sức khỏe.
Trong chế độ ăn, nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, khoáng chất như: cá biển, mực, tôm, cua, rong biển hay những loại rau mồng tơi, đậu. Hạn chế đồ uống có cồn, bỏ hút thuốc lá, thuốc lào, bảo vệ khớp khỏi các chấn thương.
Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tránh các tư thế ngồi xổm, hạn chế lên xuống cầu thang, tránh cúi xuống nhấc vật nặng hay ngồi hàng giờ cong vẹo người ở tư thế xấu khi thêu, viết, may vá. Không nên làm động tác bẻ các ngón tay kêu lắc rắc vì sẽ làm chấn thương dây chằng hay mặt khớp. Không nên tập zym với mang vác tạ quá nặng ở tư thế đứng hay ngồi. Tránh va chạm mạnh khi chơi các môn thể thao đối kháng như , bóng rổ , bóng đá . Nên tập thể dục đều đặn. Những lúc nghỉ giải lao giữa giờ làm việc, làm các bài tập thể dục nhẹ nhàng hay nên vươn người, co duỗi tay chân tại chỗ.
6 Bệnh khô xương khớp nên dùng thuốc gì?
Căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh thì sẽ xác định được bị khô khớp nên uống thuốc gì. Nguyên nhân của bệnh khô xương khớp là do thiếu chất dịch để làm trơn. Lúc đó, lớp sụn ở khớp bị mỏng và vôi hóa, đầu xương sẽ cọ xát vào nhau gây nên các cảm giác đau đớn cho bệnh nhân cùng những tiếng kêu lục khục khi cử động.
Dưới đây là những loại thuốc điều trị khô khớp cho bệnh nhân thường được chỉ định bởi bác sĩ.
6.1 .Glucosamine
Càng lớn tuổi, glucosamine sản xuất ra không đủ để đáp ứng cho hệ xương khớp của chúng ra, vì thế gây ra bệnh khô dịch khớp. Do vậy, việc bổ sung glucosamine từ bên ngoài vào là rất cần thiết cho sức khỏe .Glucosamine là thành phần cấu tạo nên mô sụn của khớp. Vừa có tác dụng phòng ngừa khô khớp cũng rất hiệu quả trong điều trị khớp bị tổn thương. Hơn nữa, glucosamine còn có khả năng kích thích các tế bào ở sụn tăng tổng hợp proteoglycan và ức chế nhiều tác nhân gây hại cho khớp.
Ngoài việc sử dụng để chữa khô xương khớp thì thuốc còn được chỉ định trong các trường hợp như viêm khớp, thoái hóa khớp , khô khớp xương , khô khớp cột sống
Dùng glucosamine kiên trì sẽ giúp khớp của bạn bổ sung tối đa dịch nhầy, cải thiện chức năng vận động, hoạt động trơn tru và linh hoạt hơn. Việc bổ sung glucosamine còn giúp tăng quá trình tái tạo các tế bào sụn khớp mới nhằm bổ sung cho phần đang bị tổn thương.
6.2 .Collagen loại II
Collagen có vô số loại thuộc nhiều type khác nhau. Mỗi loại sẽ có chức năng riêng biệt lên các bộ phận của cơ thể con người . Trong đó, loại quan trọng cho hệ xương khớp của chúng ta chính là Collagen type II. Đây là thành phần quan trọng nhất cho sụn khớp.
Cũng như Glucosamine, cơ thể chúng ta vẫn có thể tổng hợp được Collagen type II nội sinh. Tuy nhiên, khi tuổi mỗi ngày càng cao thì lượng Collagen tạo ra không đủ đáp ứng cho cơ thể con người, vì vậy chúng ta phải cần phải bổ sung thêm từ ngoài vào trong cơ thể .
Bổ sung Collagen thường xuyên giúp hệ khớp dẻo dai, tăng sự linh hoạt,… Từ đó, mọi hoạt động thường ngày như di chuyển, vận động có thể thực hiện dễ một cách hoạt bát nhanh nhẹn hơn .
Kiên trì sử dụng Collagen Type II chúng ta sẽ đạt được những hiệu quả như giảm mọi triệu chứng đau nhức , cứng khớp mỗi buổi sáng, sụn khớp được tái tạo và tăng khả năng tiết nhờn. Quá trình nuôi dưỡng, kiến tạo sụn được đẩy mạnh. Từ đó giúp chúng ta có một hệ xương khớp chắc khỏe dỏe dai như mong muốn.
6.3 Chondroitin
Đây cũng là thành phần đặc biệt quan trọng trong cấu trúc của khô khớp xương sụn khớp. Qua đó có khả năng hỗ trợ điều trị một vài bệnh lý ở cơ xương khớp trong đó điển hình là bệnh khô khớp.
Đây là thành phần chủ yếu tham gia trong quá trình tạo sụn khớp, bên cạnh đó còn có khả năng ức chế enzym elastase, bảo vệ khớp của bạn. Chondroitin ngoài việc giúp xương chắc khỏe hơn thì còn giúp tăng tiết dịch nhầy ở sụn khớp nhằm cải thiện độ đàn hồi, giảm vôi hóa và tăng linh hoạt cho khớp.
6.4. Axit hyaluronic
Acid Hyaluronic bổ sung Acid Hyaluronic đều đặn sẽ giúp tăng chất nhờn, làm trơn sụn khớp từ đó giúp khớp hoạt động một cách linh hoạt hơn.Ngoài ra, Acid Hyaluronic còn có khả năng giảm đau, kháng viêm, đem lại cảm giác thoải mái ở các bệnh nhân viêm khớp, thoái hóa khớp.
Cùng với sự tiến bộ của y học hiện đại, việc bổ sung Acid Hyaluronic không chỉ áp dụng đường uống mà còn có thể tiêm trực tiếp vào khớp giúp tăng hiệu quả điều trị hơn. Bệnh nhân được tiêm từ 4 đến 6 mũi trên một liệu trình, lưu ý mỗi tuần chỉ được tiêm một mũi duy nhất. Tác dụng của thuốc chỉ nằm trong khoảng 6 tháng đến 1 năm, không thể dài hơn.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mọi người giải đáp được thắc mắc về vấn đề “Bệnh khô xương khớp ”. Lời khuyên dành cho bạn là nên khám sức khỏe định kỳ cộng với việc ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập khoa học. Đây mới chính là liều thuốc tốt nhất dành cho sức khỏe của bạn. xin cảm ơn .
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.