Chỉ số acid uric là chỉ số trong máu tăng cao rất dễ dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như gout, sỏi thận… Tuy nhiên rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ acid uric là chỉ số gì và sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe khi nào. Bài viết của Bác sĩ Alo dưới đây sẽ giải đáp một số thông tin liên quan tới chỉ số này.
Mục lục
Axit uric là chỉ số gì?
Axit uric là hợp chất được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng các nhân purin và sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài chủ yếu thông qua đường nước tiểu (theo wiki). Acid uric được tổng hợp từ hai nguồn nội sinh và ngoại sinh.
Axit uric từ nguồn nội sinh là sản phẩm chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi các tế bào chết đi, nhân purin sẽ bị phá hủy và chuyển thành acid uric.
Bên cạnh đó còn có axit uric ngoại sinh, sản phẩm của thức ăn có nguồn gốc động vật như nội tạng, thịt đỏ, hải sản… Những thực phẩm này có hàm lượng purin cao và sẽ chuyển hóa thành axit uric khi đưa vào trong cơ thể.
Ở người bình thường, lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở mức dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l) và được giữ ở mức độ hằng định do sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải chất này. Theo đó, giới hạn bình thường của axit uric trong máu ở các đối tượng cụ thể như sau:
– Nam: 2,5-8 mg / dL
– Nữ: 1.9–7.5 mg/dL
– Trẻ em: 3-4 mg/dL.
Nồng độ axit uric trong cơ thể còn phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng, huyết áp, chức năng của thận, dinh dưỡng, tình trạng sử dụng bia rượu…
Bất kỳ nguyên nhân nào làm mất cân bằng hai quá trình tổng hợp và đào thải chất này đều gây ảnh hưởng đến chỉ số này đó là tăng hoặc giảm acid uric trong máu và đều có thể dẫn tới hậu quả xấu cho cơ thể.
Chỉ số axit uric trong máu cảnh báo gì về tình trạng sức khỏe?
Có một thực tế hiện nay là rất nhiều người khi đi khám bệnh chỉ quan tâm đến chỉ số acid uric trong máu có cao hay không? Đặc biệt, cứ tăng acid uric máu là mắc bệnh gout và điều trị luôn. Đây là quan niệm sai lầm. Bởi vốn dĩ, chỉ số acid uric trong máu quá cao hay quá thấp đều cảnh báo những nguy cơ sức khỏe xấu cho cơ thể, không chỉ riêng bệnh Gout. Vì thế, để các bạn nắm rõ hơn về điều này, chúng tôi sẽ chia mức độ cảnh báo thành 2 dạng là: chỉ số axit uric cao và chỉ số axit uric thấp.Chỉ số acid uric cao liên quan đến những bệnh gì?
Thống kê cho thấy, phần lớn những bệnh nhân đến xét nghiệm chỉ số acid uric trong máu đi khám đều ở mức cao (ở nam trên 7mg/dl (420 µmol/L), ở nữ trên 6mg/dl (360 µmol/L). Điều này như một “hồi chuông báo động” đối với vấn đề sinh hoạt và ăn uống của người dân Việt Nam. Hãy xem chỉ số acid uric cao có liên quan đến những căn bệnh gì nhé.
Bệnh gout
Đúng như các bạn nghĩ, tăng acid uric máu là một trong những yếu tố nguy cơ rõ ràng cho sự hình thành bệnh gout. Tuy nhiên, đây không phải tiêu chuẩn duy nhất để chẩn đoán bệnh gout, còn các dấu hiệu đi kèm khác đó là sự lắng đọng acid uric và gây tổn thương ở khớp hay những tổ chức khác.
Suy thận mạn tính
Một trong những đặc điểm cơ bản của hầu hết các bệnh nhân suy thận mạn tính đó chính là nồng độ axit uric trong máu luôn ở mức cao.
Bệnh sỏi thận
Đây cũng được coi là một biến chứng của bệnh Gout – bệnh sỏi uric. Bệnh thường có biểu hiện bằng cơn đau quặn thận, đau ở hông lưng lan xuống bẹn, cơ quan sinh dục, có thể tiểu máu…
Một số bệnh di truyền
Tăng nồng độ acid uric máu cũng liên quan đến một số căn bệnh di truyền. Điển hình là hội chứng Lesch-Nyhan, gây ra do thiếu hụt enzyme trong chuyển hóa purin, dẫn đến sự đột biến liên quan đến nhiễm sắc thể X, làm tăng đột ngột quá trình tổng hợp purin nội sinh.
Ngoài ra, tăng acid uric còn liên quan đến bệnh Gipke gây ra sự rối loạn trong quá trình giải phóng enzyme glucose 6 phosphatase vào gan. Do thiếu hụt enzyme này đã khiến quá trình tổng hợp acid uric tăng lên và giảm sự đào thải chất này ở thận….
Các bệnh lý làm phá hủy tế bào quá mức: lơ xê mi, các bệnh lý ác tính, vẩy nến,.. Nghiên cứu cũng chỉ ra, việc tăng acid uric có liên quan đến các bệnh lý làm phá hủy tế bào quá mức như lơ xê mi, các bệnh lý ác tính, vẩy nến,…
Nguyên nhân tăng acid uric
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cơ thể bị tăng Acid uric trong máu như:
Do tác nhân di truyền:
Mặc dù hiếm gặp nhưng các điều kiện di truyền hoặc vấn đề xảy ra ở quá trình trao đổi chất cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự tăng axit uric trong máu của người bệnh.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, hội chứng Lesch-Nyhan (vấn đề của sự trao đổi purine bẩm sinh ở người) là do một khiếm khuyết trong một gen tạo ra protein rất quan trọng trong cơ thể để loại bỏ acid uric ra ngoài cơ thể có tên là hypoxanthine phosphoribosyltransferase 1 hoặc HPRT1. Khi không có enzyme này, cơ thể sẽ bị tăng acid uric trong máu và là tác nhân gây bệnh gout , làm tổn thương tới thận, bàng quang hay các vấn đề về thần kinh.
Sự gia tăng chuyển hóa purine:
Sự tăng acid uric máu có thể xảy ra ở những người có khối u phát triển nhanh như: u xơ đa bào, ung thư di căn và một số bệnh bạch cầu và bạch cầu.
Bệnh nhân ung thư khi tiến hành trị liệu hoá trị cũng có thể làm tăng acid uric máu do hội chứng phân tách khối u. Hội chứng này xảy ra ở những người có gánh nặng khối u lớn và quá trình hóa trị liệu gây ra số lượng lớn các tế bào ung thư chết ngay lập tức, đồng thời giải phóng nội chất tế bào vào trong dòng máu, là tác nhân làm tăng acid uric trong máu.
Giảm bài tiết, thải trừ acid uric là chỉ số gì:
Thông thường, sự giảm bài tiết axit uric là một cơ chế để tạo ra nồng độ acid uric trong cơ thể, khi việc giảm thải trừ acid uric ra ngoài cơ thể gặp vấn đề thì sẽ khiến cho cơ thể bị tăng acid uric trong máu. Trường hợp này chủ yếu xảy ra ở những người mắc phải bệnh về thận mạn tính.
Sở dĩ những người mắc bệnh thận mạn tính thường dễ bị tăng acid uric máu là vì thận theo thời gian sẽ mất khả năng lọc và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. Vì acid uric lại được lọc qua thận và bài tiết qua nước tiểu nên nếu thận hoạt động không bình thường thì chỉ số acid uric là gì sẽ không bị loại ra khỏi cơ thể và dẫn đến sự tăng lên của nồng độ acid uric trong máu.
Ngoài ra, các bệnh trao đổi chất hoặc nội tiết cũng có thể là tác nhân làm giảm bài tiết axit uric.
Chế độ dinh dưỡng không khoa học:
Thực tế, có rất nhiều các loại thực phẩm có chứa một lượng purine cao, nếu con người ăn chúng quá nhiều thì có thể góp phần vào việc làm tăng axit uric trong máu. Các loại thực phẩm có thể là nội tạng động vật, gia cầm, thịt đỏ, cá, cá mòi, nấm men, cá cơm, bia…
Mặt khác, việc ăn kiêng quá mức, tập thể dục vất vả cũng có thể làm tăng acid uric máu và giảm bài tiết, vì cơ thể sẽ tự phân hủy năng lượng trong khi thận không thể bài tiết acid uric hiệu quả.
Nguyên nhân khác:
- Mức đường huyết cao;
- Suy giảm
- Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc cho bệnh tim;
- Huyết áp cao;
- Béo phì;
- Phơi nhiễm chì;
- Phơi nhiễm thuốc trừ sâu.
Thực phẩm giúp giảm acid uric máu
Trong những năm gần đây, cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, số lượng những người có acid uric máu cao ngày một gia tăng. Một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống bệnh này là dùng những thực phẩm thích hợp để tăng cường đào thải acid uric qua đường tiết niệu. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo áp dụng.
Khoai tây: Là một thực phẩm kiềm tính, giàu sinh tố C và muối kali. Trong thành phần hóa học hầu như không có nhân purin. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, khoai tây tính bình, vị ngọt, có công dụng bổ khí, kiện tỳ, là thực phẩm thích hợp cho những người tỳ vị hư nhược, mắc các chứng bệnh ung thư, viêm loét đường tiêu hóa, tăng huyết áp và thống phong.
Bí đỏ: Tính ấm, vị ngọt, có công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết. Sách Trấn nam bản thảo cho rằng, nam qua (bí đỏ) có tác dụng thông kinh hoạt lạc và lợi tiểu tiện. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin, là thực phẩm lý tưởng cho những người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng acid uric trong máu.
Bí xanh: Tính mát, vị ngọt đạm, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố (đặc biệt là sinh tố C) và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt.
Dưa hấu: Tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt tốt cho những người bị gút trong giai đoạn cấp tính.
Đậu đỏ: Còn gọi là xích tiểu đậu, tính bình, vị ngọt chua, có công dụng kiện tỳ chỉ tả, lợi niệu tiêu thũng. Sách Bản thảo cương mục viết: “Xích tiểu đậu hành tân dịch, lợi tiểu tiện, tiêu trướng trừ thũng”. Trong thành phần hóa học của đậu đỏ hầu như không có nhân purin, là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút.
Lê và táo: Đây là hai loại quả tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát trừ phiền. Trong thành phần có chứa nhiều nước, sinh tố, muối kali. Là loại quả kiềm tính, dùng rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút cấp tính và mạn tính.
Chỉ số Acid uric là gì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt với những người trung tuổi. Bên cạnh đó còn gây nên các bệnh lý nghiêm trọng đặc biệt là gout. Vì vậy mỗi người nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe của mình đồng thời có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, điều độ.
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.