Tác dụng của lạc
Trong 28g lạc sống có 161 calo, 7,3g đạm, 14g chất béo, 4,6g carbohydrate, 2,4g chất xơ, 1,3g đường. Lượng vitamin, khoáng chất trong lạc cũng rất phong phú đem lại nhiều lợi ích như:
– Tốt cho tim mạch: Hàm lượng cao chất béo không bão hòa của lạc hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
– Kiểm soát cân nặng: Chất đạm, chất xơ và chất béo lành mạnh tạo cảm giác no lâu.
– Kiểm soát đường huyết: Chỉ số glycemic thấp và hàm lượng magiê cao hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu.
– Chống oxy hóa: Lạc chứa vitamin E và các chất chống oxy hóa khác chống lại căng thẳng oxy hóa.
– Tăng cường chức năng não: Niacin và resveratrol trong lạc hỗ trợ sức khỏe não bộ và chức năng nhận thức.
Tuy nhiên, ăn lạc cũng có thể gây ra một số rủi ro sức khỏe. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý.
Không ăn lạc mốc, đổi màu, để lâu
Lạc mốc có thể chứa aflatoxin – chất độc do một số loại nấm tạo ra. Aflatoxin gây hại cho gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan. Lạc để lâu dễ xuất hiện mùi vị khó chịu và khó tiêu hóa. Bạn hãy bảo quản lạc trong hộp kín khí ở nơi khô ráo, thoáng mát để kéo dài thời gian sử dụng. Bạn không được ăn lạc mốc, đổi màu hoặc có mùi bất thường.
Không ăn lạc quá mặn, có hương vị nhân tạo
Lạc có muối, đường hoặc hương vị nhân tạo thường chứa lượng natri, calo cao, gây tăng cân và các vấn đề sức khỏe khác. Một số loại lạc chế biến sẵn chứa dầu hydro hóa hoặc chất bảo quản, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe về lâu dài. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh lạc bọc đường, phủ chocolate chứa đường và chất béo không lành mạnh, gây tăng cân và các vấn đề trao đổi chất.
Những người không nên ăn lạc
Người dị ứng lạc: Lý do phổ biến nhất để tránh ăn lạc là dị ứng, có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng. Các triệu chứng gồm nổi mề đay, sưng tấy, khó thở, thậm chí tử vong.
Trẻ em: Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, mặc dù lạc là thực phẩm bổ dưỡng cho nhiều người nhưng lại là một mối nguy hiểm gây nghẹt thở đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm dưới 4 tuổi. Cần giám sát cẩn thận khi cho trẻ ăn lạc hoặc các sản phẩm chứa lạc.
Người mắc bệnh tiêu hóa: Những người mắc các bệnh như hội chứng ruột kích thích có thể cảm giác khó chịu sau khi ăn lạc chứa nhiều chất béo và chất xơ. Bệnh nhân dễ bị trầm trọng thêm các triệu chứng như đầy hơi, khí hoặc tiêu chảy.
Cách chọn lạc an toàn
– Mua từ nguồn uy tín: Đảm bảo lạc có nguồn gốc từ các thương hiệu hoặc nhà cung cấp đáng tin cậy để giảm nguy cơ nhiễm độc.
– Chọn loại ít chế biến: Ưu tiên lạc sống hoặc rang khô, không thêm dầu, đường hoặc hương vị.
– Bảo quản đúng cách: Cất lạc trong hộp kín khí ở nơi mát mẻ, khô ráo để tránh hư hỏng hoặc nhiễm bẩn.
– Đọc kỹ nhãn mác: Kiểm tra các thành phần bổ sung hoặc chất gây dị ứng, đặc biệt nếu bạn có tiền sử nhạy cảm với thực phẩm.
5 không khi ăn hồng táo
Hồng táo có vị ngọt, giàu dinh dưỡng nhưng không nên kết hợp với một số loại thuốc, không ăn quá nhiều…
5 không khi uống sữa
Uống sữa đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng có một số điều nên tránh như không đun quá nóng, không dùng cùng thuốc…
Loại rau có mùi hương dễ chịu, chữa đủ loại bệnh
Rau mùi là loại thảo mộc giàu dinh dưỡng có thể dùng phòng ngừa, điều trị bệnh liên quan đường tiêu hóa, tim mạch…
Nguồn: Vietnamnet.vn
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.