Viêm khớp phản ứng có nguy hiểm không? Có tới 10-20% trường hợp viêm khớp nặng là giai đoạn cảnh báo của bệnh viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến. Đây vốn đều là các bệnh khớp mạn tính gây đau nhức và ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động của người bệnh. Bác sĩ Alo sẽ chỉ ra những vấn đề nguy hiểm khi bị bệnh này.
Mục lục
Bệnh viêm khớp phản ứng là một loại viêm khớp vô khuẩn, xuất hiện thứ phát sau khi cơ thể bị nhiễm khuẩn ở một cơ quan nào đó. Các triệu chứng viêm dẫn đến tình trạng viêm khớp cấp tính ngoài khớp, thường là ở hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa…
Bệnh thường gây ra tình trạng viêm từ một đến vài khớp, thường gặp là các khớp lớn ở hai chi dưới, cột sống, khớp cùng chậu… Viêm khớp phản ứng là hậu quả của quá trình đáp ứng quá mẫn của hệ miễn dịch đối với tình trạng nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn thường do:
Thi thoảng cũng xảy ra ở những bệnh nhân bị lao hệ thống.Theo sau các tình trạng viêm đường ruột mạn tính như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng… cũng có thể là viêm khớp phản ứng.
Do chấn thương trong sinh hoạt, lao động khiến cho vùng xa xung quanh khớp bị nhiễm trùng, từ đó tấn công khớp tạo phản ứng viêm.
Bị động vật cắn (chó, mèo, chuột…) dẫn đến nhiễm trùng khớp. Nhiễm trùng do chó, mèo thường phát triển trong vòng 48h, trong khi đó chuột có thể là từ 2-10 ngày.
Các sinh vật gây bệnh từ ổ nhiễm trùng nơi khác đến sinh sôi trong dịch khớp và lây nhiễm ra các mô khớp, gây ra phản ứng viêm.
Các triệu chứng của viêm khớp phản ứng có thể xảy ra sau nhiễm khuẩn khoảng 2-3 tuần, một vài tháng, hoặc thậm chí một vài năm. Mức độ nặng nhẹ rất khác nhau, tiến triển bệnh cấp tính hoặc mạn tính, nhưng ít để lại di chứng ở hệ thống vận động. Do vậy, viêm khớp phản ứng dễ bị bỏ sót.
Biểu hiện lâm sàng thường gặp là bệnh nhân có tiền sử viêm nhiễm đường tiết niệu – sinh dục hoặc đường tiêu hóa. Tuy nhiên, có khoảng 10% các trường hợp viêm nhiễm thường nhẹ và làm cho bệnh nhân thiếu chú ý đến bệnh, nhất là ở nữ.
Các biểu hiện lâm sàng có thể gặp của viêm khớp phản ứng:
Toàn thân: mệt mỏi, sốt nhẹ, khó chịu, chán ăn, gầy sút. Viêm một khớp hoặc vài khớp, không đối xứng, thường gặp vị trí khớp ở chi dưới như: khớp gối, khớp cổ chân và ngón chân, có thể có biểu hiện ngón chân hình khúc dồi (xúc xích).
Bệnh nhân có thể bị đau tại cột sống, viêm khớp vùng chậu, khớp vai, khớp khuỷu tay, cổ tay, ngón tay. Viêm khớp phản ứng thường kèm theo viêm điểm bám tận của gân cơ, viêm bao gân, nhất là gân gót và mắt cá chân.
Người bệnh có thể bị viêm khớp ngoại biên tái phát nhiều đợt hoặc viêm khớp cùng chậu và khớp đốt sống mạn tính tiến triển thành bệnh viêm cột sống dính khớp. Tổn thương da và niêm mạc ở lòng bàn tay, bàn chân, da bìu hoặc da đầu giống như viêm da trong vẩy nến. Các tổn thương viêm niêm mạc miệng, lưỡi, viêm bao quy đầu.
Thông qua các biến chứng và những yếu tố khiến bệnh dễ chuyển nặng, chắc bạn đã phần nào tìm được đáp án cho câu hỏi viêm khớp phản ứng có nguy hiểm không. Về bản chất, nó không nguy hiểm bởi:
Tuy nhiên, các yếu tố khiến bệnh dễ chuyển nặng như đã trình bày cùng với thói quen sinh hoạt và ăn uống không khoa học sẽ khiến người bị viêm khớp phản ứng gặp nguy hiểm. Bệnh sẽ không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên thông qua các biến chứng và những hậu quả kèm theo, người bệnh có thể bị đột quỵ.
Thêm vào đó, thịt đỏ có thể làm trầm trọng hơn bệnh viêm khớp phản ứng có nguyên nhân do viêm hệ tiết niệu. Một chế độ ăn có hàm lượng protein cao trong thịt đã được chứng minh là gây áp lực lớn cho thận, là nguy cơ khiến bệnh viêm thận trở thành suy thận cao gấp 3 lần một chế độ ăn giàu chất xơ và vitamin.
Thịt đỏ bao gồm thịt cừu, thịt lợn, thịt chó,… và đặc biệt là thịt bò. Nếu bạn đang bị viêm khớp hãy cắt giảm thịt đỏ ra khỏi chế độ ăn, khi sử dụng thì cũng chỉ nên ăn một lượng nhỏ.
Bệnh có nguyên nhân là do bị nhiễm khuẩn ở bộ phận khác, không giống với các bệnh lý xương khớp do yếu tố tuổi tác, lão hóa nên bệnh hoàn toàn có thể được điều trị khỏi.
Sau đây là một số biện pháp có thể được áp dụng để điều trị, bao gồm:
Việc tập thể dục, thể thao hay vật lý trị liệu rất cần thiết khi điều trị bệnh. Những bài tập sẽ giúp làm giãn cơ, đỡ đau cứng khớp từ đó giúp tăng hiệu quả điều trị.
Bệnh hoàn toàn có thể được điều trị khỏi, nhưng thời gian khỏi bệnh lại không cụ thể. Tùy từng trường hợp thì bệnh nhân sẽ khỏi bệnh chỉ sau vài ngày, vài tuần hoặc có khi là vài tháng.
Bệnh có thể khỏi nhưng lại rất dễ tái phát do tình trạng viêm nhiễm ở tiêu hóa hay niệu sinh dục rất khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, người viêm khớp phản ứng cần phải thường xuyên theo dõi bệnh lý và thường xuyên kiểm tra định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khớp dạng thấp? Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống bảo vệ của cơ thể bị tấn công. Hệ thống này đóng vai trò nhận diện và loại bỏ các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể nhưng lại tấn công nhầm vào khớp xương, dẫn đến hệ quả là các khớp xương bị viêm nhiễm, sưng, đau và xơ cứng.
Một số yếu tố dẫn đến tình trạng rối loạn hệ thống bảo vệ, làm khởi phát viêm khớp dạng thấp hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
Viêm khớp dạng thấp uống thuốc gì? Hiện nay, các chuyên gia, nhà khoa học vẫn chưa tìm ra biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên vẫn có nhiều phương pháp có thể giúp điều trị các triệu chứng của bệnh, duy trì cuộc sống bình thường của người bệnh.
Thuốc Tây y cần được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng bệnh viêm khớp phản ứng và thời gian mắc bệnh.
NSAID: Thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau và giảm viêm.
Một số biệt dược: ibuprofen (Advil, Motrin IB) và naproxen natri (Aleve).
Tác dụng phụ: có thể gây kích ứng dạ dày, vấn đề tại tim, tổn thương thận, tăng nguy cơ xuất huyết.
Steroid: Thuốc làm giảm viêm, đau, làm chậm tổn thương khớp.
Một số biệt dược: prednison.
Tác dụng phụ: loãng xương, tăng cân hoặc tiểu đường.
DMARDs: Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh, có tác dụng làm chậm sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp, cứu khớp và các mô khỏi tổn thương vĩnh viễn.
Một số biệt dược: methotrexate (Trexall, Otrexup,…), leflunomide (Arava), hydroxychloroquine (Plaquenil) và sulfasalazine (Azulfidine).
Tác dụng phụ: có thể gặp phải biến chứng tổn thương gan, ức chế tủy xương và nhiễm trùng phổi.
Thuốc sinh học: Là công cụ sửa đổi phản ứng sinh học, còn được gọi là thuốc ức chế tế bào B hoặc tế bào T, đem lại hiệu quả cho trường hợp không đáp ứng với các thuốc khác, đã đạt được nhiều thành công với ca bệnh khó.
Thường khi kê các loại thuốc tây, bác sĩ sẽ bổ sung thêm các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, vitamin D, vitamin B12… để giảm nhẹ tác dụng phụ (nếu có). Lưu ý tất cả các trường hợp bác sĩ kê đơn đều phải dựa vào kết quả khám, xét nghiệm cụ thể.
Trường hợp thuốc tây không đáp ứng trong điều trị hoặc không đạt hiệu quả, các bác sĩ sẽ xem xét chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật có thể bao gồm:
Phẫu thuật nội soi: Loại bỏ lớp lót bị viêm của khớp. Có thể thực hiện tại các khớp đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và hông.
Phẫu thuật sửa chữa gân: Theo thời gian, các viêm và tổn thương ở khớp có thể làm cho gân quanh khớp bị vỡ ra, cần được phẫu thuật.
Phẫu thuật chỉnh trục: Giúp điều chỉnh khớp và giảm đau.
Thay toàn bộ khớp: Là phương pháp loại bỏ các bộ phận bị tổn thương của khớp và thay thế bằng khớp nhân tạo bằng kim loại hoặc nhựa. Khớp hông và khớp đầu gối là các trường hợp điển hình đã được áp dụng phổ biến.
Sau phẫu thuật, người bệnh nên:
Nhìn chung, bệnh viêm khớp phản ứng tuy không phải bệnh nguy hiểm, hiếm gặp và có thể chữa khỏi nhưng chúng vẫn gây ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta, đặc biệt với trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Vì vậy, bạn cần quan tâm đến sức khỏe, sử dụng các biện pháp phòng ngừa và chủ động đi khám bệnh tại các bệnh viện chuyên khoa để điều trị sớm.
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.
Hiểm Họa Tiềm Ẩn Từ Sữa Giả Trên Thị Trường Hiện Nay Khám phá sự…
Khám phá lợi ích của sữa xương khớp trong việc tăng cường sức khỏe xương…
Khám phá sữa phát triển trí não với công thức dinh dưỡng tối ưu, hỗ…
Tìm hiểu về sữa xương khớp, công dụng vượt trội dành cho người thoái hóa…
Khám phá lợi ích của sữa tốt cho tim mạch, bí quyết lựa chọn và…
Tìm hiểu cách lựa chọn sữa tim mạch để bảo vệ sức khỏe trái tim…