Categories: Viêm xương khớp

Viêm khớp mãn tính là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm khớp mãn tính là gì thường được coi là bệnh ở người già nhưng trong thời buổi hiện đại hóa nó có xu hướng tăng ở cả những người trẻ. Đây là một bệnh khá nặng và không thể điều trị khỏi dứt điểm. Nguyên nhân gây ra bệnh này gì sẽ được làm rõ trong bài viết của Bác sĩ Alo dưới đây.

Viêm khớp mãn tính là gì?

Đây là một dạng của bệnh viêm khớp , bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng khác nhau. Bệnh lý còn được gọi bằng tên khác là viêm khớp màng hoạt dịch không có mủ kéo dài. Đây là một trong những bệnh lý về xương khớp thường gặp nhất. Bệnh thường có xu hướng xuất hiện ở người cao tuổi, do quá trình lão hóa ở tuổi già khiến cho các bộ phận không có khả năng tự tái tạo và phục hồi sau tổn thương.

Nếu bệnh ở lứa tuổi thiếu niên thì thường để lại hậu quả nặng nề bởi người lớn hay chủ quan rằng trẻ em không bị bệnh khớp. Vì vậy, trẻ nhỏ chỉ được đưa đi khám khi các triệu chứng trở nên rầm rộ và nặng nề, lúc này bệnh đã ở giai đoạn muộn. 

Hiểu thế nào về tình trạng viêm khớp mãn tính?

Tình trạng viêm khớp thiếu niên < 16 tuổi và trẻ > 3 tháng. Bệnh viêm khớp thiếu niên gặp ở cả nam và nữ nhưng nữ giới gấp 2 lần nam giới. Độ tuổi gặp nhiều nhất là 6 – 7 tuổi và 12 – 15 tuổi.

Nguyên nhân bệnh viêm khớp thiếu niên chưa được xác định nhưng yếu tố di truyền chiếm từ 10 – 30% trong một vài trường hợp.

Viêm khớp mãn tính bao gồm 3 thể:

  • Thể một khớp hay vài khớp (Forme Oligoarticulaire): Chiếm 50%
  • Thể đa khớp (Forme Polyarticulaire): Chiếm 30%
  • Thể hệ thống (Forme Systémique), còn có tên là bệnh Still trẻ em: Chiếm 20%

Nguyên nhân gây viêm khớp

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm khớp mãn tính là do các lớp sụn bị bào mòn và mất đi (thường gặp ở người cao tuổi hay ở người bị chấn thương và có các yếu tố bệnh lý khác).

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác cũng gây nên viêm khớp như thường xuyên chơi những môn thể thao có vận động mạnh (bóng đá, bóng chuyền, tennis…). Với các bệnh nhân đã từng bị viêm khớp dạng thấp âm tính  hay có yếu tố di truyền thì nguy cơ cao hơn so với người bình thường.

Dấu hiệu triệu chứng viêm khớp

Thông thường, bệnh nhân đều rất chủ quan khi cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu đau nhức khớp, cho đến nó xuất hiện nhiều lần và gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thì mới tìm đến bác sĩ. Vì vậy, điều này khiến cho bác sĩ gặp rất nhiều khó khăn và khiến cho quá trình điều trị dài hơn. Sau đây là những triệu chứng viêm khớp mãn tính thường gặp nhất:

Khớp đau nhức kéo dài

Tại vị trí khớp bị ảnh hưởng, thường có biểu hiện đau và nóng ran. Những cơn đau hay đến khi thời tiết thay đổi như: trời trở lạnh hơn hoặc mưa ẩm liên tục. Tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người mà các triệu chứng có thể đến và tự đi. Tuy vậy, khi nghỉ ngơi nếu cảm giác đau tăng hơn thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp.

Các vị trí khớp bị viêm, đau khi di chuyển

Sưng tấy các khớp

Người bị bệnh sẽ cảm thấy rất đau khi chạm vào các khớp bị sưng tấy.

Hiện tượng cứng khớp

Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng sẽ có biểu hiện cứng khớp và có tiếng kêu răng rắc ở các vị trí bị tổn thương. Đây cũng là tình trạng khớp bị ảnh hưởng.

Vận động khó khăn

Khi bị tổn thương, lớp sụn giữa các khớp bị mất dần đi do ngày càng bị bào mòn và tiếp xúc với nhau dẫn đến các cơ ở những vùng liên quan cũng bị đau, vì vậy khi vận động sẽ không linh hoạt. Trường hợp đặc biệt, nếu bệnh xảy ra ở đầu gối thì người bệnh cần có công cụ hỗ trợ việc di chuyển như nạng hoặc gậy.

Vận động bị đau các khớp

Khớp bị biến dạng

Tình trạng này thường gặp ở những người giai đoạn muộn. Lúc này tình trạng đã nặng, nếu không được tác động chữa trị kịp thời người bệnh dễ bị bại liệt hoặc tàn phế rất nhanh.

Viêm khớp mãn tính có nguy hiểm không?

Nguy cơ gây ra nhiều biến chứng khi không được điều trị  bệnh sớm, đúng cách. Các biến chứng bạn có thể thường gặp gồm có:

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Giảm năng suất lao động
  • Tăng cân
  • Vôi hóa sụn khớp
  • Gãy xương, xương chết
  • Nhiễm trùng khớp
  • Chèn ép dây thần kinh
  • Tổn thương dây chằng xung quanh khớp
  • Lo lắng, trầm cảm
  • Hạn chế khả năng cử động, thậm chí mất hoàn toàn khả năng hoạt động
Hình ảnh khớp khi bị viêm

Như vậy, viêm khớp không gây tử vong ở người bệnh nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí gây bại liệt.

Cách điều trị viêm khớp

Viêm khớp hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa bệnh dứt điểm. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và tiếp nhận chữa sớm, kiểm soát bệnh thì bệnh nhân có khả năng giảm thiểu mức độ bệnh lý. Sau đây là một số cách giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại khả năng vận động như:

Điều trị toàn thân

Sử dụng một số loại thuốc không chứa steroid là biện pháp phổ biến nhất. Nó được cho phép dùng phối hợp thuốc chữa bệnh cơ bản và khắc phục sớm.

Điều trị tại chỗ

Sử dụng kỹ thuật tiêm nội khớp bằng corticoid hay acid hyaluronic để hỗ trợ cải thiện chức năng dành cho người bệnh, tăng cường sức mạnh của khớp và triệu chứng đau tại chỗ nhiều hơn.

Khi bệnh lý tiến triển theo chiều hướng tốt hơn, có thể chuyển qua dùng thuốc không chứa steroid ít và các nhóm thuốc cơ bản để tiếp tục duy trì kết quả tích cực.

Một số thuốc Tây có tác dụng làm giảm đau nhức ở xương

Phẫu thuật thay khớp

Trong khi điều trị nội khoa không có tác dụng, người bệnh có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định phẫu thuật thay khớp. Các khớp thường được tư vấn phẫu thuật như khớp gối, khớp vai, khớp ngón chân, khớp háng, các khớp ngón tay và bàn tay.

Phẫu thuật khớp ngón tay

Biện pháp điều trị hỗ trợ

Ngoài ra, bệnh nhân có thể tập thể dục vận động để tình trạng cứng khớp được cải thiện. Với những người bị viêm khớp,các bài tập thể dục ở cường độ thấp chủ yếu giúp tăng phạm vi chuyển động của khớp như thiền hay yoga đều có lợi.

Hãy duy trì giấc ngủ dài nhất là tám tiếng mỗi ngày việc đảm bảo giấc ngủ thật tốt sẽ giúp các cơn đau khớp được giảm và ngăn chặn những cơn đau hình thành một cách nghiêm trọng hơn.

Để ngăn ngừa viêm khớp mãn tính có thể tham khảo các biện pháp y học cổ truyền. Đó là những biện pháp vật lý trị liệu. Các bài tập tổng hợp có thể làm đầy lùi các cơn đau khớp, đáp ứng nhu cầu của nhiều người. Bạn cũng thể dùng sản phẩm đông y. Nhưng cần tìm hiểu thông tin về thành phần, tác dụng cụ thể. Tốt nhất vẫn là phòng ngừa tránh thoái hóa khớp quá sớm, không thực hiện hoạt động mạnh gây tổn thương khớp.

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính

Thông thường, để xác định xem người bệnh có thực sự mắc viêm khớp mãn tính dạng thấp hay không, các bác sĩ sẽ chỉ định họ làm một số các xét nghiệm máu và huyết thanh. Trong đó, kết quả xét nghiệm RF và anti-CCP là hai chỉ số đặc biệt quan trọng. Đây là hai loại kháng thể mang yếu tố thấp có trong huyết thanh, được sinh ra từ hệ miễn dịch của cơ thể và chống lại các tế bào xương khớp của chính người bệnh. Cũng vì lý do này mà nó căn bệnh tự miễn (hệ miễn dịch tự chống lại chính cơ thể người bệnh).

Khám để phát hiện dạng viêm khớp huyết thanh âm tính

Không chỉ vậy, kết quả xét nghiệm RF và anti-CCP còn là tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của bệnh và phân loại các dạng viêm khớp dạng thấp. Nếu kết quả xét nghiệm RF là dương tính thì tình trạng bệnh lý của người bệnh đã khá nghiêm trọng và được xếp vào dạng thấp huyết thanh dương tính. Ngược lại, nếu cả hai chỉ số định lượng RF và anti-CCP nhỏ hơn các chỉ số tiêu chuẩn (kết quả âm tính) thì rất có thể, người bệnh đã bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính.

Tất nhiên, dù người bệnh có mắc dạng thấp âm tính hay dương tính thì vẫn có đầy đủ các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Song, với dạng âm tính, các biểu hiện này thường mờ nhạt và ít biến chứng xấu hơn. Tuy nhiên, về lâu dài, nồng độ RF và anti-CCP trong huyết thanh sẽ tăng lên và bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ dần dần chuyển sang dạng dương tính.

Chữa bằng tây y

Đối với các phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp theo Tây y, người bệnh có thể thấy rõ hiệu quả chữa trị khi triệu chứng bệnh giảm nhanh chóng. Khớp không còn đau nhiều. Đây cũng là cách làm giúp người bệnh tiết kiệm liệu trình chữa bệnh do quá trình sử dụng thuốc hay tiêm truyền khá nhanh chóng và đơn giản. Do đó, phương pháp này được nhiều người áp dụng. 

Tuy nhiên, với mỗi tình trạng mức độ tổn thương khác nhau, các loại thuốc được sử dụng để chữa bệnh cũng sẽ có sự khác biệt để phù hợp với người bệnh. Chính vì thế, bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc mà cần đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám chẩn đoán, hướng dẫn và kê đơn  với thàn phần sao cho hợp lý, tránh xảy ra những tác dụng phụ do giảm đau không mong muốn.

Thông thường, đơn thuốc được sử dụng bao gồm các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc chống thấp khớp hoặc thuốc sinh học ức chế tế bào miễn dịch.

Chữa bằng Đông y

Mặc dù các phương pháp chữa trị bằng thuốc Tây khá đơn giản và mang lại hiệu quả nhanh chóng, song nó có thể gây tác dụng phụ khá lớn. Nó không thể chữa dứt điểm được, chỉ được phần bên ngoài mà thôi.. Trong khi đó, viêm khớp mãn tính dạng thấp huyết thanh dương tính của bạn lại là căn bệnh khó hỏi thời gian chữa trị lâu dài nên việc sử dụng quá thường xuyên thuốc Tây có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.

Chính vì thế, việc áp dụng chữa thấp khớp bằng Đông y được coi là hướng chữa bệnh an toàn, tốt nhất. Chủ yếu là dùng vật lý trị liệu để giảm triệu chứng của bệnh. Các nghiên cứu đã chứng mình cho người bệnh hiệu quả. Đây là phương pháp khá an toàn, lành tính, đặc biệt thích hợp với bệnh nhân có sức yếu, nhiều bệnh lý nền hoặc người đã có nhiều tuổi.

Thêm vào đó, đa số các vị thuốc trong Đông y đều là những loại thảo dược rất dễ tìm, có giá thành rẻ và mùi vị dễ chịu. Ví dụ: Cỏ trinh nữ, mật ong, quế,… Chính vì vậy, chữa trị bằng Đông y cũng là một giải pháp khá hữu hiệu cho những ai mắc phải căn bệnh này.

Thuốc Đông y cải thiện các triệu chứng sưng, đau, viêm ở xương khớp

Bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau củ quả và hoa quả tươi chứa những sản phẩm nguồn vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ xương khớp. Ngoài ra xêm thêm thực phẩm cần tránh có hại không uống những đồ uống có cồn như rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác.

Viêm khớp mãn tính có ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng vận động của cơ thể. Để tránh gặp phải phiền toái do bệnh này gây ra, bạn nên đi khám bác sĩ chẩn đoán và tuân thủ các chỉ dẫn về việc kiểm soát, phòng ngừa tái phát bệnh.

5/5 - (1 bình chọn)

Recent Posts

Người đàn ông trẻ cấp cứu sau khi ăn lẩu, bác sĩ cảnh báo 2 điều

Trong những ngày rét, nhiều người thích quây quần cùng nhau thưởng thức lẩu. Nhưng…

15 giờ ago

Măng tươi hay măng khô tốt hơn?

Măng tươi và măng khô đều là thực phẩm giàu chất xơ và khoáng chất…

20 giờ ago

Uống 5 chén rượu mạnh thì bao lâu nồng độ cồn về 0

Tôi có sở thích uống rượu mạnh, mỗi lần dùng khoảng 5-6 chén. Tôi cần…

20 giờ ago

Tình trạng đáng sợ của nam bệnh nhân do thói quen xấu khi ăn thịt lợn

Bác sĩ người Mỹ Sam Ghali đã chia sẻ thông tin sức khỏe của người…

1 ngày ago

Loại đồ uống khoái khẩu dịp Tết làm tăng nguy cơ mắc 7 loại ung thư

Bác sĩ phẫu thuật người Mỹ Vivek Murthy tin rằng có mối liên hệ mạnh…

2 ngày ago

Tác dụng của đu đủ

Dưới đây là chia sẻ của lương y Bùi Đắc Sáng - Hội Đông y…

2 ngày ago