Viêm khớp là tình trạng sụn, các xương dưới sụn và mô bao quanh khớp bị tổn thương nhiều ngày có tính dai dẳng. Bệnh lý này chịu ảnh hưởng nhiều bởi tuổi tác và gần như không thể điều trị khỏi hẳn. Vậy viêm khớp mãn tính là bệnh gì? Làm thế nào để chữ bệnh hiệu quả. Hãy cùng Bác sĩ Alo tìm hiểu về bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc, phòng ngừa hiệu quả nhé.
Mục lục
Viêm khớp là hiện tượng mô bao quanh khớp cùng các mô sụn, xương ở dưới sụn bị tổn thương kéo dài. Biểu hiện bất thường này xảy ra ở nhiều khớp, chữa nhiều lần nhưng không khỏi hẳn. Tình trạng này ngược lại hẳn so với bệnh viêm khớp cấp tính do nhiễm khuẩn, phản ứng phát sinh đột ngột và có thể chữa dứt điểm.
Bệnh viêm khớp được chia thành nhiều dạng khác nhau như:
Viêm khớp dạng thấp: Không chỉ gây đau nhức, viêm khớp dạng thấp còn khiến người bệnh chán ăn, sốt nhẹ, gai lạnh. Thể bệnh này có tính đối xứng, thường xuất hiện ở các khớp ngón tay, gối, cổ tay, bàn tay chân. Là tình trạng viêm ở khớp do rối loạn hệ miễn dịch. Theo đó, các kháng thể được tạo ra sẽ tấn công vào màng bao hoạt dịch hay các mô khớp và sụn.
Thoái hóa khớp: Đây là một dạng thường gặp nhất ở những người độ tuổi trung niên. Lý do là vì ở người cao tuổi, quá trình lão hóa diễn ra mạnh làm cho khớp ngày càng thoái hóa kèm theo viêm và gây xơ hóa, làm thay đổi hoặc bào mòn mô sụn.
Viêm khớp vảy nến: Bệnh hình thành do hệ miễn dịch bị rối loạn, tấn công vào mô sụn.
Gout: Xảy ra do có sự rối loạn trong khi cơ thể sản xuất và đào thải axit uric. Nó làm muối urat tồn ứ lại trong ổ khớp gây sưng đỏ thậm trí một sợi lông quẹt qua cũng có thể khiến bạn bị đau đớn.
Ngoài các dạng bệnh trên, nó còn xảy ra ở nhiều dạng tổn thương khớp khác, nhưng thường rất hiếm gặp.
Các triệu chứng của viêm khớp có khá nhiều, thường tùy thuộc vào mức độ hoặc vị trí khớp. Cụ thể gồm có:
Đau ở khớp: Triệu chứng này thường gặp ở hầu hết các loại viêm khớp. Tuy nhiên mức độ của các cơn đau có thể từ âm ỉ đến đau dữ dội, hoặc đột ngột khởi phát khi có tác động cơ học.
Mới đầu người bệnh chỉ cảm thấy đau, nhức nhẹ nên khó vận động và di chuyển. Càng về sau, nếu không chữa trị kịp thời thì dấu hiệu càng nặng. Do đó việc vận động sẽ khó khăn hơn, bị cứng khớp, trường hợp nặng có thể mất khả năng tạm thời.
Sưng đỏ ở vị trí khớp viêm và xung quanh: Nóng ran và sưng đỏ là những biểu hiện thường xuyên xuất hiện xung quanh vùng da bao ổ khớp bị viêm, gout. Lý do là vì đầu khớp bị cọ sát khi vận động, gây kích ứng viêm ra các mô mềm quanh nó.
Cứng tê khớp: Do cấu trúc khớp bị mất cân bằng gây ra hiện tượng tê cứng. Người bệnh thường cảm nhận rõ nhất dấu hiệu này khi mới ngủ dậy. Hoặc sau một thời gian dài mới vận động trở lại thì thấy hiện tượng này.
Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp, tùy thuộc vào loại khớp viêm. Theo nghiên cứu thì nguyên nhân chính thường là:
Rối loạn miễn dịch: Đây là tác nhân chính gây ra các viêm khớp khác như: viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp vảy nến . Lý do gây rối loạn hệ miễn dịch hiện vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu và chưa công bố.
Rối loạn chuyển hóa: Đây là yếu tố gây nên bệnh gout – một thể bệnh của viêm khớp. Nó xảy ra do tình trạng bệnh ở thận, chế độ ăn, hoặc do di truyền . Nó làm xáo trộn khả năng đào thải axit urat và để lại các tinh thể này trong khớp.
Ngoài ra, còn những yếu tố khác như độ tuổi, cân nặng, vận động thể chất, dinh dưỡng và những thói quen sống thiếu khoa học… cũng đóng góp phần gây tình trạng bệnh viêm khớp.
Bệnh viêm khớp, mãn tính là bệnh gì có nhiều triệu chứng khác nhau. Để xác định chính xác các chuyên gia bác sĩ sẽ tiến hành các bước như sau:
– Tiền sử các bệnh liên quan, quan sát, hỏi thêm bệnh nhân về các triệu chứng bệnh nhân gặp phải.
– Tiếp theo, người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng và được các bác sĩ chỉ định một số xét nghiệm cần thiết.
– Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng đặc trưng hoặc hỏi được để khoanh vùng thể bệnh.
– Xem qua hình ảnh: Một số xét nghiệm như: chụp CT, X-Quang, siêu âm, PRI sẽ được chỉ định. Qua những hình ảnh thu được, bác sĩ có thể quan sát rõ ràng các dấu hiệu trong mô sụn, cấu trúc khớp hay màng bao.
– Xét nghiệm sinh hóa: Đây là bước sẽ giúp bác sĩ đánh giá về số lượng bạch cầu, kháng thể và tốc độ lắng của máu. Từ đó phân biệt và xác định chính xác về thể bệnh của bệnh nhân.
Đối với một vài trường hợp có thể bệnh nhân sẽ được yêu cầu tiến hành thêm các xét nghiệm đặc biệt khác như: kiểm tra chức năng gan, thận hoặc chọc hút dịch ở khớp.
Có thể nói mức độ nguy hiểm của bệnh viêm khớp mãn tính là bệnh gì cũng phụ thuộc vào thể bệnh. Thoái hóa khớp là tình trạng ít đe dọa đến sức khỏe người bệnh nhất. Bệnh này lành tính và tiến triển chậm, nếu bạn phát hiện sớm vẫn có thể điều trị khỏi được.
Còn các bệnh như viêm khớp dạng thấp, gout, viêm khớp vảy nến và các thể bệnh khác thường tiến triển nhanh và phức tạp, dễ dẫn đến biến chứng. Một số ảnh hưởng lớn đến đời sống, sức khỏe do mắc bệnh là:
– Người bệnh có bị biến dạng các khớp, nặng hơn sẽ bị tàn phế
– Gây tổn thương ở tim, phổi, ảnh hưởng vào đường ruột hoặc lên mắt
– Ảnh hưởng đến gan, thận.
– Người bệnh có nhiều khả năng mắc bệnh loãng xương.
Ngoài ra, viêm khớp còn làm ảnh hưởng đến quá trình lao động, sinh hoạt cuộc sống hàng ngày và giấc ngủ. Vì vậy, có thể căn bệnh này có thể tác động xấu đến tinh thần, hoạt động, sức khỏe của người bệnh.
Cũng giống như các loại thuốc Tây, Đông dược chỉ có tác dụng giúp người bệnh kiểm soát được triệu chứng. Có một số bài thuốc đến nay được áp dụng giúp bệnh cải tiến, thích hợp cho người bệnh. Dưới đây là giới thiệu một số bài thuốc hiệu quả.
Để giảm những cơn đau ở xương khớp và làm tiêu viêm, trừ độc, bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc bổ can tiêu độc. Nhóm dược liệu có công dụng này gồm:
– Cây diếp dại.
– Thương nhĩ.
– Mạo xạ hương.
– Mẫu đơn đỏ.
– Nụ hồng hoa.
– Kim đằng.
Cách dùng: Đem rửa sạch các nguyên liệu trên và sắc nước cô đặc để uống sau các bữa ăn trong ngày. Dùng đều đặn khi đau ,nhức, viêm tái phát.
Thấp diệu phương là tên gọi của phương thuốc bí truyền từ xưa có tác dụng trị viêm khớp hiệu quả. Bài thuốc nhằm mục đích trừ thấp, cải thiện chức năng thận, giảm đau ở các dây thần kinh và sưng nhức khớp nói chung.
Các dược liệu bao gồm:
– Khương hoạt.
– Sơn thục.
– Ngưu tất.
– Mộc qua.
– Hồ vương sứ giả.
– Phòng phong.
Cách dùng: Rửa sạch và sắc lấy nước cô đặc để uống sau các bữa ăn trong ngày. Dùng đều hoặc khi có biểu hiện đau nhức, viêm xuất hiện lại.
Đây là bài thuốc bồi bổ vào thận, khí huyết, làm giảm đau mỏi xương khớp, do phong, thấp, nhiệt nhiều ngày.
Các dược liệu chính trong thuốc dưỡng cốt bổ thận bao gồm:
– Tục đoạn.
– Ngọc ti bì.
– Ba kích.
– Xuyên khung.
– Hầu vĩ tóc.
– Thanh phong đằng.
– Lông cu li.
Cách dùng: Đem sắc lấy nước cô đặc để cho người đau khớp uống sau các bữa ăn trong ngày.
Những thuốc này đều an toàn, lành tính, dùng được cho người bị viêm khớp ở các thể bệnh. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng và dạng viêm của mỗi người mà các dược liệu, liều lượng có thể được căn chỉnh khác đi. Các phương pháp được điều trị dù trực tiếp hay gián tiết đều phải do bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn. Không nên tự ý dùng thuốc có thể gặp chấn thương nặng hơn. Chúc bạn chăm sóc sức khoẻ thật tốt nhờ tin tức cung cấp trên Bác sĩ Alo.
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.
Hiểm Họa Tiềm Ẩn Từ Sữa Giả Trên Thị Trường Hiện Nay Khám phá sự…
Khám phá lợi ích của sữa xương khớp trong việc tăng cường sức khỏe xương…
Khám phá sữa phát triển trí não với công thức dinh dưỡng tối ưu, hỗ…
Tìm hiểu về sữa xương khớp, công dụng vượt trội dành cho người thoái hóa…
Khám phá lợi ích của sữa tốt cho tim mạch, bí quyết lựa chọn và…
Tìm hiểu cách lựa chọn sữa tim mạch để bảo vệ sức khỏe trái tim…