Nhắc đến bệnh lý xương khớp thì không thể không nhắc đến bệnh viêm khớp cổ chân. Một bộ phận có nhiều chức năng hoạt động nhất cho cơ thể. Nó có sự liên quan mật thiết đến việc đau khớp ngón chân hay cả bàn chân. Cùng Bác sĩ Alo đi tìm nguyên nhân và giải pháp điều trị phòng ngừa nhé.
Mục lục
Khớp cổ chân là nơi phải chịu một áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể. Vì thế những hoạt động thường ngày như tác động mạnh, chơi thể thao, chạy nhảy đều có thể làm ảnh hưởng đến khớp, gây tổn thương đến khớp cổ chân, gây nên tình trạng viêm sưng tại khu vực mắt cá chân và cổ chân.
Những dấu hiệu của viêm khớp cổ chân đó là:
Khi vùng khớp cổ chân bị đau nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến từng bàn chân và ngón chân. Biểu hiện là bàn chân bị sưng đau, ấn vào sẽ có cảm thấy đau âm ỉ. Quá trình đi lại khó khăn hơn, bàn chân thường bị tê bề và nhức mỏi suốt ngày. Khớp ở các ngón chân có thể bị cứng, sưng viêm. Người bệnh cần chú ý với tình trạng viêm khớp ngón chân, viêm khớp cổ chân và dẫn đến viêm khớp cả bàn chân.
Viêm cổ chân xảy ra do nhiều nguyên nhân gây ra khác nhau, có thể là do nguyên nhân khách quan hay chủ quan, bao gồm:
Ngoài căn bệnh viêm khớp cổ chân còn 1 số bộ phận của chân cũng dễ mắc bệnh như mắt cá chân, mu bàn chân, bàn chân.
Cũng giống như tình trạng ở cổ chân. Bệnh viêm khớp dạng thấp mắt cá chân là hiện tượng các mô mềm ở vùng mắt cá chân bị viêm và nhiễm trùng. Cùng với đó là khu vực da bị ửng đỏ, nóng và sưng lên. Người bệnh sẽ nhận thấy mắt cá chân bị đau nhức, đặc biệt là khi đi đứng. Khớp mắt cá bị viêm và đau còn có thể là biểu hiện của một bệnh về xương, khớp nào đó.
Viêm khớp dạng thấp ở mắt cá chân gây ra những biến chứng khó lường. Vì vậy, khi có những triệu chứng không bình thường ở vùng khớp mắt cá thì nên thăm khám điều trị, thực hiện xét nghiệm cần thiết, tránh để bệnh trở nặng.
Ở mu bàn chân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu do các nguyên nhân như chấn thương mu bàn chân do tai nạn, lao động. Chơi các môn phải sử dụng chân nhiều như: bóng đá, điền kinh, quần vợt, bóng rổ… có thể gây ra những tổn thương như bong gân, trật khớp, gãy xương khiến khớp chân bị suy yếu gây ra những đau đớn.
Việc bạn mang giày không vừa chân, mang giày quá cao khiến trọng lượng cơ thể dồn lên phía trước, dây chằng chân bị kéo căng hoặc chèn ép lên ngón chân có thể khiến mu bàn chân bị sưng đau. Đôi khi phải thực hiện phẫu thuật phù hợp để không ảnh hưởng đến chân lâu dài.
Đau dây thần kinh tọa,… kèm theo những triệu chứng như bị tê, nhức nhối, mất cảm giác ở chân, bắt đầu từ ngón chân và tăng dần lên phía trên. Các bệnh liên quan đến mạch máu như viêm tắc động mạch, co mạch… khiến máu không thể lưu thông đến các cơ, gây đau nhức tại các khớp.
Bệnh gout: Người mắc gout cũng có biểu hiện đau mu bàn chân, mới đầu bệnh gây đau ngón chân cái, sưng tấy, nóng đỏ tại khớp, sưng bàn chân, cơn đau xuất hiện về đêm với cường độ tăng dần. Bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính khiến khớp bị biến dạng, u cục mọc lên… khi không được điều trị.
Viêm khớp cổ chân không gây nguy hiểm và có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng nó ở trong giai đoạn khởi phát đã gây nên những đau đớn đến từng ngón chân, bàn chân và khớp cổ chân. Đến giai đoạn thứ phát thì cơn đau càng dữ dội hơn, người bệnh có thể gặp những biến chứng tệ như:
Những tác động trên ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người bệnh. Trường hợp không sớm khắc phục các triệu chứng và điều trị kịp thời thì dẫn đến những trường hợp đáng tiếc như trên.
Đau khớp bàn chân thường là đau nhức và khó khăn khi đi lại. Nếu người bệnh thường xuyên đau thì cần có biện pháp chữa trị cụ thể. Những cách giảm đau cho chân nhiều phương pháp như:
Vật lý trị liệu thường là dùng cho những người mới bắt đầu bị đau chân trái hoặc chân phải. Biểu hiện còn nhẹ và không cần dùng đến thuốc tây y, đông y để chữa trị. Chỉ cần áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà như:
Vùng chân bị sưng đau do viêm xương khớp bạn có thể dùng túi đá lạnh để chườm lên vùng đó. Nó sẽ cải thiện triệu chứng viêm, đau nhanh chóng. Những túi lạnh này bạn có thể tự làm hoặc mua ngoài thị trường cũng rất phổ biến, tiện dụng để sử dụng.
Massage bàn chân giúp tăng khả năng tuần hoàn máu, giãn gân cốt và cải thiện cơn đau. Thông thường ở các spa, chăm sóc sức khỏe sẽ có dịch vụ massage rất hiệu quả. Còn không bạn cũng có thể thực hiện những động tác đơn giản như dùng tay ấn nhẹ lên bề mặt bàn chân, lòng bàn chân đến gót chân, các ngón chân.
Người bị đau sưng chân hạn chế đi giày dép cao gót, giày dép chật gây kích ứng. Kích thước giày phải phù hợp với bàn chân, nếu chật sẽ gây đau nhức nặng hơn, làm tổn thương xương bàn chân và các dây thần kinh, gia tăng mức độ đau nhức.
Biện pháp vật lý trị liệu này cần có nhiều thời gian để giảm các cơn đau. Do vậy người bệnh cần kiên trì.
Cũng như vật lý trị liệu, các bài thuốc dân gian cũng rất đơn giản và dễ kiếm, ít tốn kém tiền của. Nhưng nó lại phụ thuộc vào cơ địa của từng người nên hiệu quả sẽ không được như mong muốn.
Ngày nay, bên cạnh các phương pháp theo Y học cổ truyền thì thuốc tây y là phát minh vô cùng hiện đại của khoa học. No giúp điều trị dứt điểm căn bệnh này, khắc phục các triệu chứng rất nhanh. Với bệnh viêm khớp cổ chân bác sĩ thường chỉ định nhóm thuốc sau:
Lưu ý thuốc Tây đều có tác dụng phụ nghiêm trọng cho dạ dày ,gan, thận. Do đó cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu bất thường phải tái khám để dừng thuốc hoặc thầy thuốc.
Để cải thiện các triệu chứng và ngăn chặn tình trạng viêm khớp diễn ra thì mọi người nên:
Những người viêm khớp nên ăn thực phẩm có khả năng chống viêm, bảo vệ xương khớp. Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ giảm đau chống viêm, tái tạo dịch khớp. Những món ăn dành cho người đau khớp cổ chân nên ăn là:
Một số thực phẩm mà người bị đau khớp cổ chân không nên ăn gì.
Để tránh tình trạng đau khớp bàn chân khó chịu, ảnh hưởng đến đi lại và chất lượng cuộc sống thì các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên:
Như vậy, bài viết trên đã cho các bạn biết về biểu hiện bệnh viêm khớp cổ chân, đau bàn chân ngón chân. Nếu bạn đang có biểu hiện trên hãy thực hiện theo lời khuyên hoặc liên hệ với chuyên gia nhé.
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.
Tìm hiểu ngay các loại sữa tốt cho trẻ tự kỷ, được nghiên cứu để…
Sữa Kabe có phải là sữa cỏ – loại sữa kém chất lượng, không đảm…
Hiểm Họa Tiềm Ẩn Từ Sữa Giả Trên Thị Trường Hiện Nay Khám phá sự…
Khám phá lợi ích của sữa xương khớp trong việc tăng cường sức khỏe xương…
Khám phá sữa phát triển trí não với công thức dinh dưỡng tối ưu, hỗ…
Tìm hiểu về sữa xương khớp, công dụng vượt trội dành cho người thoái hóa…