Uống rượu bia buổi tối, nồng độ cồn có về 0 vào buổi sáng?
Rượu bia được đào thải khỏi cơ thể theo tốc độ nhất định. Bởi vậy, nồng độ cồn trong máu có hết hay không tùy thuộc vào lượng rượu, thời gian uống và cả đặc điểm thể chất của mỗi người.
uong bao nhieu coc bia khien nong do con len muc phat kich khung 81771.jpg
Việt Nam quy định người điều khiển phương tiện giao thông trên đường có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở đều bị phạt. Nếu mức nồng độ cồn trong máu của người lái xe máy vượt quá 80mg/100ml máu sẽ bị phạt mức cao nhất 8 đến 10 triệu đồng; tước giấy phép lái xe 22 tới 24 tháng. Hình phạt với người lái ô tô có nồng độ cồn tương tự là 30-40 triệu đồng; tước giấy phép lái xe 22 tới 24 tháng.
Để biết lượng đồ uống sẽ khiến nồng độ cồn trong máu (BAC) đạt mức 80mg/100ml máu, theo Theo Viện Quốc gia về Lạm dụng rượu và Nghiện rượu Mỹ, ta cần xem xét một số yếu tố ảnh hưởng sau:
– Cân nặng: Những người có cân nặng lớn hơn thường có thể tích nước trong cơ thể cao hơn, giúp pha loãng cồn hiệu quả. Ví dụ, một người nặng 80kg sẽ có BAC thấp hơn so với một người nặng 60kg khi uống cùng một lượng rượu bia.
– Giới tính: Phụ nữ thường đạt mức BAC cao hơn nam giới khi uống cùng một lượng rượu bia. Theo tạp chí Y học Anh, nguyên nhân do sự khác biệt trong thành phần cơ thể, như phụ nữ có tỷ lệ mỡ cao hơn và lượng nước thấp hơn.
– Chuyển hóa cồn: Gan chuyển hóa cồn với một tỷ lệ khá ổn định, khoảng 10g cồn mỗi giờ. Tuy nhiên, tốc độ thực tế có thể thay đổi tùy theo gene, tình trạng sức khỏe tổng thể và lượng thức ăn hấp thụ.
Ở nhiều quốc gia, 1 đơn vị cồn được tính là 14g cồn nguyên chất, tương đương với 355ml bia (5%), 150ml rượu vang (12%), 44ml rượu mạnh (40%).
Đối với một người nặng 70kg, nghiên cứu chỉ ra tiêu thụ 3-4 đơn vị cồn (tương đương 3-4 cốc bia) trong vòng 2 giờ sẽ dẫn đến BAC khoảng 80mg/100ml máu. Con số này dựa trên giả định quá trình chuyển hóa cồn và tốc độ uống là trung bình.
Đối với một người nặng 60kg, có thể chỉ cần 2 đến 3 cốc bia để đạt mức BAC trên, trong khi đối với một người nặng 80kg, có thể cần 4 đến 5 cốc.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng cách tính nồng độ cồn trong máu, quy định chung về đồ uống chỉ là ước tính. Tình trạng sức khỏe (chẳng hạn như bệnh gan), thuốc men cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa cồn trong cơ thể.
Hơn nữa, việc thường xuyên dùng đồ uống có cồn hoặc tiêu thụ không ngừng trong khoảng thời gian ngắn có thể dẫn đến tăng BAC nhanh chóng hơn so với khi uống từ từ. Uống rượu bia khi bụng đói cũng dẫn đến hấp thụ cồn nhanh chóng vào máu, làm tăng mức BAC.
Rượu bia được đào thải khỏi cơ thể theo tốc độ nhất định. Bởi vậy, nồng độ cồn trong máu có hết hay không tùy thuộc vào lượng rượu, thời gian uống và cả đặc điểm thể chất của mỗi người.
Nhiều người thắc mắc mất bao lâu để cơ thể loại bỏ hết cồn sau khi uống rượu bia. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào từng cá nhân và một số yếu tố liên quan tới ăn uống.
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.
Theo Kỷ lục Thế giới Guinness, cụ bà người Pháp dành những năm cuối đời…
Norovirus là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm trên toàn cầu. Theo…
Nhiều người vào mùa này khi thấy bản thân hay trẻ nhỏ có dấu hiệu…
Theo VTV, trong năm 2024, người Việt chi ra 322 tỷ đồng để mua táo…
Nhiều loại rau gia vị ở Việt Nam có tác dụng cho sức khỏe nhờ…