Tóc bị rụng nhiều là bị gì là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh lý tuyến giáp. Khi lượng hormone tuyến giáp mất cân bằng sẽ cản trở quá trình trao đổi chất, dẫn đến nhiều nang tóc không hoạt động, từ đó tóc ít mọc và thưa dần. Vậy tóc bị rụng nhiều là bị gì hãy cũng mình tìm hiểu về bài viết dưới đấy nhé.
Rụng tóc là một phản ứng của cơ thể trước những tác động của môi trường như: mang thai, sốt, phẫu thuật… đây cũng có thể là dấu hiệu của việc thiếu chất hay cơ thể mắc một bệnh lý nào đó. Có thể chia tình trạng tóc rụng thành 2 dạng đó là : Tóc dụng sinh lý và tóc rụng do bệnh lý
Thông thường mỗi sợi tóc có thể sống được khoảng từ 8 tháng đến 5 năm. Vì vậy, trong một chu kỳ sống, tóc sẽ dần yếu đi và rụng là điều bình thường, có thể rụng từ 50 đến 100 sợi tóc/ngày. Sau khi tóc rụng một lượng tóc mới sẽ được mọc lên để thay thế, bù lại số lượng sợi tóc đã bị rụng để đảm bảo độ dày ổn định cho mái tóc điều này không có gì đáng lo ngại .
Khi lượng tóc rụng lớn hơn 100 sợi/ ngày thì được gọi là bệnh rụng tóc. Nhận biết tình trạng rụng tóc bệnh lý qua một số dấu hiệu như:
– Tóc mảnh, thưa có thể thấy rõ da đầu ở nữ.
– Tóc rụng thành từng mảng, có thể gây hói nhẹ đối với nam.
– Rụng tóc nhiều (trên 100 sợi/ngày), nhất là khi gội đầu, ngủ dậy và khi vuốt tóc, chải đầu thấy lượng tóc bám vào nhiều hơn bình thường.
– Tóc con mọc lên thì tóc yếu, mảnh, xoăn hoặc thậm chí không có tóc con mọc lên
Các nguyên nhân gây rụng tóc thường là do sự mất cân bằng nội tiết nữ hay nam , căng thẳng , stress , thiếu dinh dưỡng , lạm dụng quá nhiều hóa chất làm đẹp tóc …
Tuy nhiên rụng tóc có thể do các nguyên nhân bệnh lý sau :
Các loại nấm tóc ký sinh trên các tế bào chết của tóc và chúng dễ dàng lây lan ra toàn bộ da đầu . Dẫn đến các loại viêm da đầu và gây nhiễm trùng … khiến tóc yếu dần đi và dễ rụng . Nếu không điều trị dứt điểm bệnh nấm tóc có thể gây rụng theo mảng và dẫn đến hói đầu
Khi chúng ta già đi , các cơ quan không còn hoạt động tốt như khi còn trẻ , tất cacr các hệ miễn dịch kém , cơ thể thay đổi nhiều và tóc cũng dần yếu đi , đổi màu và dễ bị gãy rụng . Vì thế người già thường có tóc bạc và tóc mỏng hơn khi còn trẻ.
Khi cơ thể không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, tóc cũng sẽ giống như các cơ quan khác không được hấp thu chất dinh dưỡng và lâu ngày sẽ suy yếu dần và dẫn đến rụng tóc.
Rụng tóc là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh lý tuyến giáp. Khi lượng hormone tuyến giáp mất cân bằng sẽ cản trở quá trình trao đổi chất, dẫn đến nhiều nang tóc không hoạt động, từ đó tóc ít mọc và thưa dần.
Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể có thể bị nhầm lẫn nang tóc là yếu tố lạ xâm nhập, dẫn đến cơ thể hình thành kháng thể để đào thải các tế bào nang tóc. Trong đó đặc biệt là tế bào mầm tóc bị hủy hoại dẫn đến quá trình rụng tóc đến nhanh và sớm hơn bình thường.
Bệnh nhân ung thư khi áp dụng phương pháp xạ trị và hóa trị , có thể phải đối mặt với tình trạng rụng tóc nhiều . Đây là một trong những tác dụng phụ của phương pháp điều trị này …Tuy nhiên , nếu rụng tóc do xạ trị người bệnh cũng có thể mọc tóc lại sau khi đợt điều trị kết thức .
Mất ngủ có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bên cạnh đó đây cũng là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc. Một giấc ngủ đầy đủ chính là cơ hội để cơ thể được nghỉ ngơi, đào thải độc tố, hồi phục những tổn thương và tái tạo năng lượng. Khi tình trạng mất ngủ kéo dài, những nang tóc bị tổn thương sẽ không được phục hồi và dẫn đến tóc hư yếu và rụng nhiều, kèm theo đó là da khô, tâm trạng thất thường và khó tập trung,…
Quá trình nuôi tóc tiêu tốn khá nhiều dưỡng chất để có một mái tóc chắc khỏe trong khi đó ở nữ giới lại dễ thiếu hụt máu và các chất dinh dưỡng quan trọng như kẽm, protein, sắt… do kinh nguyệt, mang thai, sinh nở hoặc bữa ăn không đủ chất. Khi hàm lượng dinh dưỡng không đầy đủ, các tế bào mầm tóc bị thiếu nuôi dưỡng, thiếu sức sống, tóc mọc yếu và dễ rụng hơn bình thường.
Đây là căn bệnh của phụ nữ có liên quan đến rối loạn nội tiết tố. Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh là rụng tóc, kinh nguyệt thất thường,…
Khi bị rụng tóc nhiều có thể bạn đã mắc bệnh Alopecia, bệnh lý này gây ra rụng tóc với các biểu hiệu hiện như: rụng từng chỏm tóc một, rụng toàn bộ tóc và rụng lông ở các bộ phận khác.
Bên cạnh đó, bệnh suy giảm chức năng tuyến giáp cũng có thể gây ra rung tóc ở nam giới với các biểu hiện không đồng nhất. Cả 2 bệnh lý này thường chỉ xảy ra ở nam giới.
Nguyên nhân gây rụng tóc ở nam giới là do lượng testosterone suy giảm, làm tăng sinh dihydrotestosterone. Trong khi đó dihydrotestosterone là một loại hormone nội sinh liên kết với các thụ thể ở tế bào nang tóc làm phá hủy các tế bào này.
Khi dihydrotestosterone tăng nhanh sẽ khiến nang tóc nhỏ, yếu dần và rụng, không có khả năng phát triển lại. Tình trạng này thường gặp ở đối tượng nam giới sau 40 tuổi và gây ra tình trạng rụng tóc hói đầu.
Cơ thể nữ giới có một loại hormone sinh dục là estrogen, hormone này có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh lý và sắc đẹp của chị em. Theo đó khi lượng hormone này ở mức độ ổn định tóc sẽ phát triển đều đặn.
Ngược lại nếu hormone estrogen suy giảm sẽ khiến chân tóc teo lại, gây ra tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ giới. Khi bị rối loạn nội tiết tố, cơ thể nữ giới có thể gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có rụng tóc.
Rụng tóc nhiều ở nữ thường gặp ở các đối tượng là:
– Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh.
– Phụ nữ mang thai, sau sinh.
– Phụ nữ ở kỳ kinh nguyệt
Như đã nói ở trên, nguyên nhân chủ yếu gây rụng tóc ở tuổi 18 là do rối loạn nội tiết tố hoặc do lạm dụng hóa chất, thuốc nhuộm tóc, thuốc tạo kiểu tóc.
Bên cạnh đó, các nguyên nhân gây rụng tóc khác là:
– Da đầu bị thiếu hụt dưỡng chất.
– Mắc các bệnh lý như viêm da đầu, bệnh tuyến giáp
– Do di truyền
– Yếu tố môi trường như: khói bụi, ô nhiễm…
– Thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt.
– Tâm lý căn thẳng, mệt mỏi, stress.
– Rụng tóc có thể gây ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc trị ung thư, viêm khớp, trầm cảm.
– Xạ trị phần đầu.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc rụng tóc, các bạn có thể tham khảo các cách chữa rụng tóc tại nhà sau đây:
Bước 1: Lấy khoảng 3 – 4 quả bồ kết khô, đem nướng trên bếp than cho đến khi giòn thơm. Sau đó bẻ nhỏ quả bồ kết cho vào nồi đun sôi cùng 3l nước.
Bước 2: Khi nước sôi thì bắc nồi ra, vớt phần vỏ bồ kết bỏ đi, phần nước đém pham nguồi và dùng gội đầu. Thực hiện liên tục 1 lần/ ngày giúp giảm rụng tóc hiệu quả.
Bước 1: Lấy khoảng 3 – 4 quả bồ kết khô, đem nướng cho đến khi giòn thơm. Sau đó bẻ nhỏ cho vào nồi đun sôi cùng 3l nước. Khi đun cho thêm vỏ bưởi đã phơi khô vào.
Bước 2: Sau khi nước sôi thì bắc nồi ra vớt bỏ phần vỏ bưởi và bồ kết. Sử dụng nước này để gội đầu. Thực hiện đều đặn hàng ngày cho đến khi hết rụng tóc.
Nếu không có vỏ bưởi bạn có thể sử dụng sả để thay thế cũng cho tác dụng ngăn ngừa rụng tóc tương tự.
Các khắc phục rụng tóc khác
Hiện nay, có có những phương pháp trị rụng tóc khác như là phẩu thuật cấy tóc hoặc liệu pháp laser… trong đó:
Phẩu thuật cấy tóc: thường được chỉ định ở những bệnh nhân bị rụng tóc vĩnh viễn ở phần đỉnh đầu. Lúc này bác sĩ sẽ phẩu thuật lấy tóc ở những khu vực khác và cấy lên. Tuy nhiên, nếu không được điều trị triệt để hiến tượng rụng tóc vẫn có thể sảy ra.
Liệu pháp laser: một vài thí nghiệm đã chỉ ra rằng, liệu pháp laser có thể giúp ngăn rụng tóc và kích thích tóc mọc trở lại. Tuy nhiên, phương pháp điều trị rụng tóc này tốn nhiều chi phí và chưa chắc đã có tác dụng về lâu dài.
Lời khuyên cho bạn như sau: Nếu bị rụng tóc bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám nguyên nhân rụng tóc chính xác là gì. Vì mỗi nguyên nhân khác nhau cần được điều trị bằng những cách khác nhau mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe .
Nếu rụng tóc quá nhiều do lão hóa thì sẽ không thể khắc phục 100% được . Cách duy nhất là chăm sóc tóc và giữ tinh thần thoải mái, chăm chỉ tập luyện, vận động, đồng thời bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Nếu tóc rụng do thiếu dưỡng chất thì cần bổ sung dưỡng chất qua các khẩu phần ăn mỗi ngày .
Tóc rụng do các loại bệnh lý như bệnh về tuyến giáp, bệnh thiếu máu, bệnh đa nang buồng trứng thì cần phải điều trị bệnh lý trước. Nếu tóc rụng do căng thẳng hay mất ngủ thì nên điều chỉnh thói quen sống. Cần phải sống vui vẻ, lạc quan và đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng trong công việc.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý về chăm sóc tóc, chẳng hạn như chọn loại dầu gội phù hợp, gội đầu nhẹ nhàng, dùng khăn mềm mại để sấy tóc và không nên thường xuyên nhuộm hay thay đổi kiểu tóc trong thời gian tóc đang bị yếu và dễ gãy rụng. Khi cần tìm hiểu tóc rụng nhiều là bị gì hoặc những vấn đề liên quan hãy theo dõi bài viết của chúng tôi thường xuyên nhé.
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.
Hiểm Họa Tiềm Ẩn Từ Sữa Giả Trên Thị Trường Hiện Nay Khám phá sự…
Khám phá lợi ích của sữa xương khớp trong việc tăng cường sức khỏe xương…
Khám phá sữa phát triển trí não với công thức dinh dưỡng tối ưu, hỗ…
Tìm hiểu về sữa xương khớp, công dụng vượt trội dành cho người thoái hóa…
Khám phá lợi ích của sữa tốt cho tim mạch, bí quyết lựa chọn và…
Tìm hiểu cách lựa chọn sữa tim mạch để bảo vệ sức khỏe trái tim…