Thoái hóa khớp vai là một trong những căn bệnh phổ biến hay gặp hiện nay. Bệnh gây ra tình trạng đau mỏi, nhức và khó chịu ở phần khớp vai gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh hoạt, vận động của người bệnh. Vậy nguyên nhân, triệu chứng của bệnh thoái hóa phần khớp vai là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết cuả Bác sĩ Alo ngay sau đây.
Các dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp vai rất cụ thể, người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết thông qua các triệu chứng sau:
– Khớp vai cứng: Hai vai người bệnh đột nhiên cứng lại, khó khăn trong việc chuyển động khi xoay bả vai, nhấc cánh tay hay cử động cánh tay.
– Khớp vai bị sưng lên: Khi thấy hai phần bả vai đột nhiên sưng lên, kèm theo triệu chứng nóng là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh thoái hóa phần khớp vai.
– Khớp vai bị đau nhức: Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau âm ỉ hoặc dữ dội ở hai phần bả vai, sau đó lan đến ức, cổ gây đau nhói từng đợt.
– Khó khăn trong quá trình cử động: Khi cúi người, xoay người, cử động tay,… đều xuất hiện triệu chứng đau nhức phần bả vai.
– Cử động phần khớp vai phát ra tiếng động: Trong quá trình di chuyển, cử động phần cánh tay nếu phần khớp vai có tiếng kêu lạo xạo phát ra thường là dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp vai.
Theo các chuyên gia, bác sĩ thì bệnh thoái hóa khớp vai do rất nhiều nguyên nhân gây ra từ yếu tố bên ngoài lẫn bên trong. Cụ thể như sau:
Tính chất công việc: Những người làm việc nặng nhọc như công nhân, nông dân, lao động tay chân,… hoạt động cánh tay khá nhiều, khớp vai hoạt động liên tục dễ dẫn đến thoái hóa.
Chấn thương: Do ảnh hưởng sau các vụ chấn thương như tai nạn, thể thao quá sức, va đập,.. gây ảnh hưởng trực tiếp đến khớp vai, làm sụn khớp bị bào mòn nên làm sự linh hoạt của khớp vai bị yếu dần.
Thói quen sinh hoạt: Những thói quen như ngồi không đúng tư thế, hay gồng gánh nhiều,… lâu ngày sẽ dẫn đến thoái hóa khớp vai.
Tuổi tác: Đối với những người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp vai nhiều hơn.
Di truyền: Đối với trường hợp những người sinh ra có cơ địa khớp vai bị yếu thường sẽ có khả năng di truyền đến thế hệ sau cao hơn người bình thường.
Ăn uống thiếu chất: Đối với những ai thường xuyên ăn uống không khoa học, thiếu chất đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đặc biệt là dễ có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp vai.
Để chuẩn đoán chính xác tình trạng khớp vai bị thoái hóa ở mức độ nào, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng đồng thời tiến hành các xét nghiệm cần thiết.
Chụp X-quang để kiểm tra bên trong khớp vai, từ đó có thể đưa ra kết luận về các tổn thương xung quanh khớp và gai xương.
Chụp cộng hưởng từ giúp bác sĩ xác định tình trạng của các dây chằng, cơ, gân, khớp cũng như sức khỏe của xương. Tuy nhiên, MRI chỉ được chỉ định khi kết quả X-quang không cho kết luận chính xác về bệnh lý.
Chụp cắt lớp vi tính CT giúp bác sĩ quan sát nhiều mặt cắt ngang bên trong cấu trúc xương. Kết quả này có thể xác định các tổn thương hoặc khiếm khuyết xương vai của người bệnh.
Siêu âm giúp bác sĩ kiểm tra các tổn thương ở mô mềm, rách hay bong gân hoặc dịch tụ dưới các lớp dây chằng, độ dày mỏng của túi hoạt dịch.
Xét nghiệm máu thường được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng viêm khớp dạng thấp . Bên cạnh đó, xét nghiệm máu được thực hiện để loại trừ các bệnh lý liên quan khác.
Hình ảnh X quang xương:
– Các loại xương:
+ Các xương dài hay còn gọi là xương ống bao gồm: đầu xương ( xương xốp); thân xương có thành phần cản quang lớn là xương đặc (vỏ xương) và ống tủy không cản quang. Thành phần sụn gồm: sụn viền ở bờ xương và sụn tiếp hợp ở các đầu xương (ở người trẻ). Màng xương không cản quang nên không thấy được trên phim.
+ Các xương dẹt và xương con: thành phần chủ yếu là xương xốp được bao bọc bởi một lớp xương đặc rất mỏng xung quanh vì vậy cản quang kém.
Khớp
Các thành phần thấy được trên phim của khớp là các đầu xương của khớp, và khe khớp. Khe khớp ở trẻ nhỏ thường rộng vì phần sụn đầu xương còn nhiều. Các thành phần còn lại không cản quang là sụn chêm, bao hoạt dịch, dây chằng chỉ thấy được trên phim chụp cộng hưởng từ.. Còn trên phim chụp X quang quy ước các thành phần này chỉ thấy được khi bị vôi hoá.
Nhân xương
Còn được gọi là các điểm cốt hóa, với các xương dài chúng nằm ở đầu xương khi trưởng thành sẽ cốt hoá và hoà nhập với thân xương. Các xương con và xương dẹt đều có nhân xương là phần sụn bao bọc xung quanh. Ở trẻ nhỏ thành phần chủ yếu của các xương tụ cốt là sụn nên chưa hiện hình trên phim. Tóm lại, quá trình phát triển của các nhân xương ban đầu là tổ chức sụn không cản quang, sau đó cốt hóa dần mới hiện hình trên phim chụp. Mỗi nhân xương được cốt hóa ở mỗi một thời điểm khác nhau của tuổi đời. Vì vậy, chúng hiện hình trên phim X quang cũng ở các thời điểm không giống nhau.
Số lượng
Gồm có tình trạng thừa xương hoặc thiếu xương nhất là các xương bàn ngón chân tay do dị dạng bẩm sinh. Sự thay đổi này ít xảy ra và không quan trọng.
Hình dạng
Sự thay đổi về hình dạng xương gặp khá phổ biến. Có thể gặp trên toàn bộ khung xương như kích thước xương lớn hơn bình thường do rối loạn nội tiết hoặc nhỏ hơn bình thường trong bệnh còi xương, suy dinh dưỡng. Thường gặp nhất là các biến dạng xương do gãy xương, u xương hay loạn sản xương.
Thay đổi cấu trúc
Chúng ta có thể nhận biết được những thay đổi của xương trên hình ảnh X quang thông qua sự thay đổi tính chất cản quang của nó, bao gồm:
– Tiêu xương: Tình trạng mất toàn bộ một vùng của xương. Ổ tiêu xương có thể ở đầu hay thân xương, trong tủy hay ở vỏ xương. Tiêu xương thường gặp trong u ác tính thể tiêu xương nguyên phát (sarcoma xương ) hoặc thứ phát (di căn). Điều trị thoái hóa khớp vai sẽ cần kỹ thuật cao hơn.
– Dày đậm xương (do phản ứng tân tạo xương): dày đậm xương có thể xảy ra bắt đầu từ các bè xương hoặc từ mặt trong của màng xương. Dày đậm xương thường gặp trong can xương ổ gãy, cốt tuỷ viêm giai đoạn mãn tính và ung thư xương di căn ung thư xương thể tạo xương. Nếu dày đậm xương xảy ra ở xương dài có thể làm che lấp ống tuỷ.
– Loãng xương (thưa xương): Là hiện tượng giảm can xi của xương, thường gặp trong thưa xương ở người già, do bất động ổ gãy lâu ngày, giai đoạn đầu của lao xương khớp và cốt tuỷ viêm…. Do giảm mật độ can xi của xương nên các vân xương và bè xương thường hiện rõ trên phim chụp.
– Xương chết: Là tình trạng cấu trúc xương chỉ còn hiện diện thành phần các khoáng chất, không còn thành phần chất hữu cơ. Xương chết có thể xuất hiện trong cốt tuỷ viêm, hoại tử vô khuẩn sụn tiếp hợp đầu xương và các xương con đang trong quá trình cốt hoá.
Những thay đổi ở xương như mô tả trên đây có thể diễn ra độc lập hoặc kết hợp với nhau trong một số bệnh lý.
Trong rau quả và trái cây tươi có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa. Quá trình oxy hóa diễn ra ở thành mạch máu có thể gây viêm nhiễm, nhưng nếu cơ thể có đủ chất chống oxy hóa thì khả năng viêm nhiễm sẽ giảm đi đáng kể. Do vậy, rau quả và trái cây tươi chính là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi ăn gì chữa thoái hóa khớp.
Tất nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động, giới tính và độ tuổi mà khẩu phần ăn rau quả và trái cây tươi của mỗi người là khác nhau. Dựa vào màu sắc, chúng ta có thể phân chia ra các nhóm trái cây, rau xanh mà người mắc bệnh thoái hóa khớp vai nên ăn như sau:
Hạt ngũ cốc bao gồm yến mạch, lúa mì, ngô, đậu nành,… Nguồn thực phẩm này chứa nhiều khoáng chất và các vitamin làm chậm quá trình oxy hóa đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Khi bạn ăn các hạt ngũ cốc, chúng có thể giúp làm giảm nồng độ protein trong máu, nhờ vậy mà có tác dụng giảm được các triệu chứng do thoái hóa khớp vai mang lại như sưng, viêm. Để cải thiện tình trạng bệnh, mỗi ngày bạn hãy cố gắng ăn ít nhất là 3 lạng ngũ cốc.
Sẽ vô cùng thiếu sót nếu như bạn loại bỏ sữa ra khỏi danh sách câu trả lời. Trong sữa và các chế phẩm từ sữa có chứa nhiều vitamin D và canxi giúp cho xương chắc khỏe và gia tăng mật độ xương. Chính sự thiếu hụt vitamin D và canxi là nguyên nhân gây loãng xương, thoái hóa xương khớp.
Người bị bệnh thoái hóa khớp rất cần bổ sung chất đạm để giúp cho hệ xương chắc khỏe. Vì vậy, bạn hãy bổ sung ngay những đồ ăn giàu protein vào câu trả lời cho câu hỏi thoái hóa khớp vai nên ăn gì nhé.
Bao gồm có các loại thịt đỏ, các loại đậu, các loại hạt. Tuy nhiên, trong thị đỏ có chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho những người bị viêm khớp. Vậy nên việc bổ sung chất đạm từ thực vật như các loại đậu, các loại hạt sẽ tốt hơn cho người bệnh.
“Dinh dưỡng” giống như con dao 2 lưỡi vậy – Có thực phẩm tốt cho xương khớp thì ắt hẳn sẽ có loại gây hại cho xương khớp và đó là:
Đồ ăn giàu đường như bánh quy, bánh kem, bánh bông lan… có thể thay đổi phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh tật. Điều này khiến cho tình trạng viêm sưng tồi tệ hơn và khiến các khớp xương của bạn bị suy yếu chức năng.
Muối là gia vị chính trong mỗi bữa ăn, thế nhưng hàm lượng natri cao trong muối có thể khiến các tế bào của cơ thể bạn bị sưng lên do bị tích nước. Vậy nên, muối chính là loại tiếp theo trong danh sách không nên ăn mà bạn cần hết sức lưu tâm.
Theo Dịch vụ y tế quốc gia Anh khuyến nghị: Mỗi người chỉ nên dùng tối đa 6gram muối/ 1 ngày tức là khoảng một muỗng cà phê muối. Riêng người bị bệnh tim mạch hoặc viêm khớp, tiêu thụ muối ít hơn lượng này sẽ tốt hơn.
Để cắt giảm hàm lượng natri hàng ngày, bạn có thể thay thế muối bằng một số loại gia vị có hương vỏ chanh bào hoặc tiêu đen… Các loại hương vị mới này vừa giúp thức ăn thơm ngon vừa kiểm soát lượng natri thiết yếu cho mọi hoạt động sống.
Tổ chức về viêm khớp (The Arthritis Foundation) đã chỉ ra rằng: Những đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa như khoai tây chiên hay bánh rán sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể và nhất là sẽ khiến những cơn đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Sữa động vật và các sản phẩm từ bơ sữa động vật “đánh thức” phản ứng viêm và thúc đẩy kết dính tiểu cầu làm tăng cảm giác đau ở những người đang bị đau xương khớp. Hơn thế nữa, nhóm này còn gây tăng huyết áp, tích mỡ trong máu và tiểu đường Type 2.
Tuy nhiên, trước khi đổi sữa động vật bằng một loại sữa nào khác, các bạn cần tìm hiểu xem sản phẩm mình chọn có chứa Carrageenan hay không? Nếu có thì nên hạn chế dùng bởi vì chất phụ gia thường được dùng cho các chế phẩm bơ sữa này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và làm suy yếu sức khỏe đường ruột.
Những thông tin về bệnh thoái hóa khớp vai trên đây chắc chắn đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng bệnh này. Từ đó có thể chủ động xác định tình trạng bệnh, kịp thời thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả cao trong điều trị bạn nhé.
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.
Khám phá lợi ích của sữa xương khớp trong việc tăng cường sức khỏe xương…
Khám phá sữa phát triển trí não với công thức dinh dưỡng tối ưu, hỗ…
Tìm hiểu về sữa xương khớp, công dụng vượt trội dành cho người thoái hóa…
Khám phá lợi ích của sữa tốt cho tim mạch, bí quyết lựa chọn và…
Tìm hiểu cách lựa chọn sữa tim mạch để bảo vệ sức khỏe trái tim…
Khám phá cách chọn sữa cho người tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết hiệu…