Categories: Bà Bầu

Cân bằng sinh lý khi mang thai mẹ bầu nhất định phải biết

Sinh lý khi mang thai trong 3 tháng đầu, cơ thể người mẹ mới “tập làm quen” với sự hiện diện mới đó là thai nhi. Có những sự thay đổi là âm thầm, diễn ra trong cơ thể. Nhưng có những sự thay đổi mà hầu hết mẹ bầu nào cũng trải qua trong 3 tháng đầu. Bài viết dưới đây là những thay đổi về sinh lý khi mang thai mà người mẹ cảm thấy thay đổi nhiều nhất  trong 3 tháng đầu như sau:

Sinh lý khi mang thai

1 Những thay đổi sinh lý khi mang thai trong 3 tháng đầu

1.1 Nguồn gốc của sự biến đổi

Chậm kinh: Thường là sự thay đổi đầu tiên của thai kỳ. Bên cạnh dấu hiệu này, người mẹ có thể bị đau bụng nhẹ và có dấu hiệu xuất huyết hay còn gọi là máu báo.

Ốm nghén: Là tình trạng hay gặp ở nhiều phụ nữ  mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ. Tình trạng ốm nghén thường là buồn nôn và nôn; xảy ra ở bất kỳ thời gian nào trong ngày không chỉ riêng buổi sáng.

Đau ngực: Đau ngực là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ gây tăng lưu lượng máu và những thay đổi trong các mô ở tuyến vú. Vú căng to do tuyến sữa và ống dẫn sữa phát triển.Núm vú to lên, mầu xẫm lại.Quầng vú sẫm mầu và rộng ra, các hạt Montgomery nổi rõ.Bà bầu sẽ có cảm giác căng tức và đau.

Dễ xúc động, nổi cáu: Khi mang thai, trạng thái tinh thần của phụ nữ rất dễ bị thay đổi và nhiều khi còn căng thẳng hơn so với bình thường. Mẹ bầu rất dễ xúc động dù đó chỉ là những chuyện nhỏ. Đây là dấu hiệu khá rõ ràng cho biết phụ nữ đang có sự thay đổi về trạng thái tâm lý và dấu hiệu của mang thai.

Thay đổi khẩu vị: việc thay đổi này thường được các mẹ gọi với cái tên dân dã hơn là “ăn gở”. Những món mẹ bầu không muốn ăn ngày trước sẽ ăn được rất nhiều; hoặc thèm những món rất kỳ lạ mà chưa ai từng thử bao giờ.

Ợ chua: Khi mang bầu, dịch vị dạ dày được tiết nhiều hơn. Cùng với việc ăn uống kém trong giai đoạn 3 tháng đầu. Gây tình trạng ợ chua của các mẹ bầu.

Táo bón: Khi mang thai, nồng độ progesterone tăng cao tác động lên cơ trơn đường ruột làm giảm nhu động ruột. Thêm vào đó, lượng sắt bổ sung hàng ngày tạo điều kiện cho tình trạng táo bón diễn ra. Từ đó khiến mẹ bầu cảm thấy bị đầy hơi, khó chịu suốt 3 tháng đầu thai kỳ.

1.2 Một số thay đổi ở da

Rạn da: Da trên cơ thể có khả năng co dãn và đàn hồi thông qua các sợi collagen và elastin. Các sợi này giúp cho da có thể căng ra và co lại như ý muốn và sẽ thoái hóa theo thời gian. Khi mang thai, không chỉ vùng bụng mà ngực, đùi và mông của chị em thường tăng quá nhanh về kích thước khiến da không thể dãn ra kịp, với kích thước tăng nên xảy ra tình trạng đứt gãy. Rạn da không chỉ làm mất thẩm mỹ mà chúng còn làm cho làn da trở nên mỏng, yếu và nhão. Để phòng ngừa và điều trị rạn da, chị em nên chăm chỉ giữ ẩm cho da và bôi các loại kem cũng như mặt nạ tự nhiên an toàn cho da. Rạn da rất khó để ngăn ngừa nhưng sau sinh, hiện tượng này cũng sẽ dần dần biến mất.

Ngứa: Đây là hiện tượng nhiều chị em mang bầu gặp phải. Ngứa khi mang thai có nguyên nhân điển hình như: sự thay đổi về sinh lý, có sự căng giãn da. Các vị trí thường gặp như  là vùng bụng, ngực, cánh tay, mông, bàn chân.

Đường chỉ sậm màu xuất hiện giữa bụng: Ở phụ nữ mang thai thường xuất hiện một đường kẻ chỉ dọc sẫm màu giữa bụng. Đường chỉ dọc bụng này được gọi là đường Nigra. Khi có bầu, estrogen và androgen trở nên mất cân bằng. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến những sắc tố da bị thay đổi khiến đường Nigra trở nên sẫm hơn. 90% phụ nữ mang thai sẽ cảm nhận được sự hiện diện của đường và tuy nhiên nó sẽ mờ nhạt lại như cũ sau khi hết thời gian mang bầu và sau đó hoàn toàn mất hẳn.

Rốn lồi lên: Khi thai nhi phát triển, vòng bụng của thai phụ sẽ lớn dần lên điều đó kéo theo việc rốn của các mẹ nhô lên và lồi ra bằng với mặt bụng. Sau khi sinh, rốn của bạn sẽ trở lại bình thường nên không có gì phải lo lắng.

1.3 Thay đổi cơ quan sinh dục

Thân tử cung: Thay đổi nhiều nhất của cơ thể. Đến cuối thai kỳ, trọng lượng tử cung có thể tăng đến gấp 20 lần khi không có thai. Thường cuối thai kỳ, tử cung có hình trứng dọc, cực nhỏ ở dưới, cực to ở trên. Khi thai đã lớn, tử cung sẽ có hình dạng ứng với tư thế của thai nhi nằm bên trong như: hình trứng, hình trái tim, hình bè ngang…

Cổ tử cung: Khi có thai, chất nhầy cổ tử cung đục và đặc tạo nút bịt kín lỗ cổ tử cung, ngăn việc thụ tinh lần hai và tránh nhiễm khuẩn ngược chiều. Khi chuyển dạ, cổ tử cung mở, chất nhầy được tống ra ngoài, dân gian thường gọi: “ra nhựa chuối”.

Âm đạo, âm hộ: Âm đạo dài ra và dễ giãn, có màu tím. Chất dịch trong âm đạo tăng tính a-xít làm các mầm bệnh không sinh sôi nẩy nở được. Các môi lớn và môi nhỏ có những tĩnh mạch giãn rộng. Dưới da có nhiều tĩnh mạch làm cho âm vật cũng có màu tím.

1.4 Thay đổi toàn thân

Những thay đổi toàn thân đều xuất phát từ hiện tượng ứ nước trong cơ thể thai phụ. Hậu quả của sự ứ nước: tăng khối lượng máu làm loãng máu, tăng giữ nước ngoài tế bào: phù, làm giảm trương lực và nhẽo các tạng: chướng bụng và táo bón, ứ nước tiểu, giãn khớp tăng lên, nhất là khớp mu.

Hiểu những thay đổi về cơ thể và sinh lý của thai phụ để người thân, đặc biệt là người chồng có thể thông cảm cho tính khí thay đổi của thai phụ; đồng thời có thể hỗ trợ cho thai phụ trong thời gian mang thai, sinh nở, nhằm đạt được kết quả “Mẹ tròn, con vuông” như mong muốn.

2 Mẹ bầu cần làm gì với những sự thay đổi này?

2.1 Chậm kinh – Xuất huyết âm đạo

Khi có chậm kinh và nghi ngờ có thai, mẹ bầu cần thử que thử thai để biết chính xác mình có thai hay không. Khi có dấu hiệu ra máu mẹ bầu cần khám ngay để kiểm tra tình hình thai. Tránh những tình huống nguy hiểm như động thai, sẩy thai…

2.2 Với tình trạng ốm nghén

Mẹ bầu hãy chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa mỗi bữa ăn một ít một. Hạn chế những đồ dầu mỡ; có thể bổ sung các sản phẩm có chiết xuất từ gừng như kẹo gừng, nước trà gừng…

2.3 Sự thay đổi ở vú

Điều này là hoàn toàn bình thường với giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. mẹ bầu cần giữ vệ sinh sạch sẽ. không bóp nặn vú. Và không nên mặc áo chật để tránh tình trạng đau ngực ,khó chịu.

Bà bầu bị đau nhức xương khớp

2.4 Táo bón

Nếu sử dụng thuốc sắt gây táo bón, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng vitamin tổng hợp thay thế. Bổ sung thêm chế độ ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và đi vệ sinh ngay khi có cơn buồn để tránh tình trạng táo bón.

3 Thay đổi tâm sinh lý ở phụ nữ mang thai

Tâm sinh lý phụ nữ chịu tác động của các yếu tố hormon trong hệ nội tiết cùng với các tác nhân từ môi trường. Nhất là khi mang thai, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về tâm sinh lý, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Bạn hãy đón nhận sự thay đổi này để quá trình mang thai trở nên tuyệt vời hơn nhé.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

3.1  Thời kỳ mang thai 3 tháng đầu

Tâm sinh lý mẹ bầu trong giai đoạn này chịu tác động mạnh mẽ của sự thay đổi nội tiết tố. Mặc dù các nội tiết tố này mang lại lợi ích cho em bé nhưng lại gây khó chịu cho mẹ. Một hormon được sản xuất trong quá trình mang thai là HCG đôi khi gây ra nghén, trong khi progesterone và estrogen có liên kết với trạng thái tâm lý buồn và nước mắt. Hơn thế nữa, sự tràn ngập nội tiết tố gây ra tâm lý mất kiểm soát cảm xúc và khó tập trung vào các công việc hàng ngày.

3.2 Thời kỳ 3 tháng giữa

Đây là khoảng thời gian dễ chịu nhất của thai kỳ. Niềm vui có thể đến bất ngờ khi bạn cảm nhận được những sự va chạm đầu tiên của em bé. Nhiều người mẹ cho rằng đây là sự kiện quan trọng và không thể diễn tả hết cảm xúc của mình. Trong thời gian này, khi mà tác động của nội tiết tố tới tâm sinh lý phụ nữ ít hơn thì quan hệ vợ chồng lại là vấn đề căng thẳng. Rất nhiều người chồng thấy hụt hẫng khi vợ mang bầu. Vợ chồng lạnh nhạt, thậm chí có thể thấy bị tổn thương. Hơn nữa, rất nhiều người vợ cảm thấy tự ti về vóc dáng của mình. Chị em cần nhớ rằng mang thai chỉ là tình trạng tạm thời, vẫn sẽ luôn có cách để quan tâm và gần gũi với chồng. Nhất là khi tâm trạng ảnh hưởng rất nhiều tới thai nhi nên mẹ hãy giữ tâm trạng thoải mái và yêu đời cho bé phát triển tốt.

3.3 Cuối những tháng thai kỳ

Những tháng cuối thai kỳ, trọng lượng tăng làm bạn không thoải mái. Các hormon gây rối loạn tâm trạng cũng tăng cao. Càng gần ngày sinh, bạn càng có tâm trạng sợ cơn chuyển dạ. Giấc ngủ cũng khó khăn hơn nên người mẹ càng mệt mỏi nhiều hơn. Bỏ qua những chuyện đó và bất chấp sự thay đổi về tâm sinh lý, bạn cũng nên giữ tâm trạng thật tốt để đón bé yêu nhé.

Sự thay đổi hàm lượng hormon trong cơ thể đã gây ra nhiều sự rối loạn tâm sinh lý của phụ nữ thời kỳ mang thai. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng đây là thời gian người phụ nữ cần sự động viên của gia đình nhiều nhất, tạo điểm tựa giúp họ cân bằng cuộc sống trong giai đoạn này

Nếu mẹ bầu cảm thấy lo lắng và vẫn chưa yên tâm về sự thay đổi của bản thân; thì có thể đi khám để được bác sĩ tư vấn và theo dõi trong suốt thai kỳ.

5/5 - (1 bình chọn)

Recent Posts

Sữa Cỏ – Hiểm Họa Tiềm Ẩn

Hiểm Họa Tiềm Ẩn Từ Sữa Giả Trên Thị Trường Hiện Nay Khám phá sự…

6 giờ ago

Sữa Xương Khớp: Bí Quyết Vàng Cho Sức Khỏe Xương Khớp Toàn Diện

Khám phá lợi ích của sữa xương khớp trong việc tăng cường sức khỏe xương…

7 giờ ago

Sữa Phát Triển Trí Não: Bí Quyết Nuôi Dưỡng Sự Thông Minh

Khám phá sữa phát triển trí não với công thức dinh dưỡng tối ưu, hỗ…

8 giờ ago

Sữa Xương Khớp Giải Pháp Cho Thoái Hóa Cột Sống Và Khớp

Tìm hiểu về sữa xương khớp, công dụng vượt trội dành cho người thoái hóa…

1 ngày ago

Sữa Tốt Cho Tim Mạch – Sống Khỏe Mỗi Ngày

Khám phá lợi ích của sữa tốt cho tim mạch, bí quyết lựa chọn và…

1 ngày ago

Sữa Tim Mạch – Giải Pháp Vàng Dành Cho Cả Nhà

Tìm hiểu cách lựa chọn sữa tim mạch để bảo vệ sức khỏe trái tim…

2 ngày ago