Categories: Dinh dưỡng

Norovirus chưa có vắc xin, lây lan mạnh vào mùa đông

Norovirus là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm trên toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm, virus này gây ra hơn 200 triệu ca nhiễm, với khoảng 50.000 ca tử vong, chủ yếu ở trẻ em tại các nước đang phát triển. 

Norovirus phổ biến hơn vào mùa đông nên được gọi là “virus gây nôn mùa đông”, các đợt bùng phát thường đạt đỉnh vào những tháng lạnh, đặc biệt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Một số lý do khiến virus này gia tăng vào mùa đông bao gồm:

– Không gian kín và đông người: Mọi người dành nhiều thời gian trong nhà và tiếp xúc gần nhau hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây lan.

– Nhiệt độ thấp: Thời tiết lạnh có thể giúp norovirus tồn tại lâu hơn trên các bề mặt.

– Hệ miễn dịch suy yếu: Vào mùa đông, hệ miễn dịch có thể bị suy giảm do thiếu vitamin D và các bệnh theo mùa khác.

Tuy nhiên, norovirus có thể xuất hiện quanh năm và lây lan nhanh chóng tại những nơi như trường học, bệnh viện và tàu du lịch, bất kể mùa nào.

Norovirus chưa có thuốc đặc trị mà chỉ điều trị triệu chứng. Ảnh minh họa: Pexels

Con đường lây lan

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ, chất thải hoặc chất nôn của bệnh nhân có thể làm ô nhiễm thực phẩm, nước hoặc bề mặt đồ dùng sau đó xâm nhập vào cơ thể người khác qua miệng. 

– Thực phẩm và nước bị ô nhiễm: Người chế biến thực phẩm nhiễm norovirus có thể làm ô nhiễm đồ ăn, đặc biệt nếu họ không rửa tay đúng cách. Các loại thực phẩm phổ biến dễ gây nhiễm bệnh bao gồm hải sản sống hoặc nấu chưa chín, trái cây và rau bị rửa bằng nước bẩn. 

– Tiếp xúc giữa người với người: Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh, chẳng hạn như chăm sóc họ hoặc dùng chung đồ dùng, làm tăng nguy cơ lây truyền. 

– Bề mặt bị ô nhiễm: Norovirus có thể tồn tại trên bề mặt đồ dùng trong nhiều ngày hoặc thậm chí vài tuần. Chạm vào bề mặt nhiễm virus rồi đưa tay lên miệng có thể mắc bệnh. 

– Hạt khí dung: Khi người bệnh nôn mửa, norovirus có thể phát tán trong không khí, lắng đọng trên bề mặt hoặc bị hít vào.

Triệu chứng của norovirus

Các triệu chứng thường xuất hiện từ 12 đến 48 giờ sau khi phơi nhiễm và kéo dài khoảng 1 đến 3 ngày. Bệnh có thể nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và người có hệ miễn dịch yếu. 

– Buồn nôn và nôn mửa: Đây là triệu chứng thường gặp nhất, xảy ra đột ngột. 

– Tiêu chảy: Tiêu chảy nhiều nước, không có máu.

– Đau bụng và co thắt: Người bệnh thường cảm thấy khó chịu ở bụng do viêm ruột. 

– Sốt nhẹ và ớn lạnh: Một số người có thể bị sốt nhẹ và đau nhức cơ thể không kéo dài. 

– Mệt mỏi và suy nhược: Cơ thể phản ứng với tình trạng mất nước và nhiễm trùng, dẫn đến kiệt sức.

Dù triệu chứng thường tự khỏi, mất nước do nôn mửa và tiêu chảy nhiều có thể gây nguy hiểm, cần điều trị y tế. 

Phòng ngừa norovirus

Do norovirus chưa có vắc xin phòng bệnh, khả năng lây lan mạnh, người dân cần thực hiện các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của virus: 

– Vệ sinh tay: Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ít nhất 20 giây. 

– Xử lý thực phẩm đúng cách: Nấu hải sản ở nhiệt độ tối thiểu 63 độ C và rửa sạch trái cây, rau củ dưới vòi nước chảy. 

– Khử trùng bề mặt: Norovirus có khả năng chống lại nhiều chất khử trùng thông thường. Chỉ các dung dịch chứa clo (như thuốc tẩy) mới có thể tiêu diệt virus này. 

– Cách ly người nhiễm bệnh: Bệnh nhân không nên chế biến thực phẩm hoặc tiếp xúc gần với người khác ít nhất 48 giờ sau khi hết triệu chứng. 

– Sử dụng thực phẩm và nước sạch: Chỉ uống nước đã qua xử lý hoặc đun sôi, tránh các nguồn thực phẩm có nguy cơ nhiễm bệnh. 

Điều trị norovirus

Không có thuốc đặc trị norovirus, do đó, việc điều trị tập trung vào giảm triệu chứng và ngăn ngừa mất nước. Hầu hết mọi người hồi phục mà không cần can thiệp y tế, nhưng trường hợp nặng có thể phải nhập viện. 

– Bù nước: Uống nhiều nước và dung dịch bù nước chứa natri, kali và glucose. 

– Chế độ ăn uống phù hợp: Nên ăn thực phẩm dễ tiêu, tránh sữa, caffeine, rượu và thực phẩm dầu mỡ. 

– Thuốc hỗ trợ: Thuốc chống buồn nôn và thuốc cầm tiêu chảy có thể hữu ích trong một số trường hợp. 

– Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.

Mất nước nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi, có thể cần truyền dịch tại bệnh viện. 

Mùa cúm dữ dội và bất thường ở Mỹ

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ ước tính có ít nhất 24 triệu ca bệnh, 310.000 ca nhập viện và 13.000 người tử vong do bệnh cúm kể từ đầu tháng 10/2024 tới nay.

Người phụ nữ gặp biến chứng do cúm, được cứu mạng nhờ 1 câu nói

TRUNG QUỐC – Hannah nghĩ rằng đợt ốm kéo dài của mình giống như mọi lần nhưng gia đình kiên quyết đưa cô vào cấp cứu và đưa ra đề nghị với bác sĩ.

Phân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Cảm lạnh và cúm đều là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra nhưng khác nhau về triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài.



Nguồn: Vietnamnet.vn
Đánh giá post

Recent Posts

3 thực phẩm yêu thích của cụ bà sống thọ 122 tuổi, vẫn đạp xe khi 100 tuổi

Theo Kỷ lục Thế giới Guinness, cụ bà người Pháp dành những năm cuối đời…

9 giờ ago

Q&A:Bị cúm khi nào dùng và không dùng kháng sinh?

Nhiều người vào mùa này khi thấy bản thân hay trẻ nhỏ có dấu hiệu…

3 ngày ago

Tác dụng của táo đỏ người Việt chi 320 tỷ đồng để mua trong năm 2024

Theo VTV, trong năm 2024, người Việt chi ra 322 tỷ đồng để mua táo…

3 ngày ago

3 không khi ăn ốc

Ốc là món ăn khoái khẩu ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt tại…

3 ngày ago

6 loại rau thơm nên dùng nhiều trong ngày rét

Nhiều loại rau gia vị ở Việt Nam có tác dụng cho sức khỏe nhờ…

4 ngày ago

Đột quỵ ở tuổi 26, chàng trai loại bỏ 1 món ăn ngay khi xuất viện

Một chàng trai 26 tuổi thường ngồi ở bàn làm việc hơn 12 tiếng mỗi…

5 ngày ago