Khô khớp

Khô khớp xương đau nhức kéo dài có nguy hiểm không?

Mỗi khi trái gió trở trời hoặc khi hoạt động mạnh nhiều người sẽ cảm thấy đầu gối, vai, cổ chân bị đau nhức. Đây chính là tình trạng khô khớp xương – căn bệnh ngày càng phổ biến. Để nắm rõ dấu hiệu cũng như cách trị bệnh sao cho hiệu quả thì hãy tham khảo trong bài viết của Bác sĩ Alo dưới đây nhé.

Khô khớp xương là gì?

Trên cơ thể của chúng ta được cấu thành từ hàng nghìn bộ phận, tế bào khác nhau. Nó tạo nên tổng thể có thể hoạt động linh hoạt, theo đúng ý muốn của dây thần kinh não bộ điều khiển. Trong đó quan trọng nhất là những bộ phận ở tay, chân, vai, cổ. Chúng ta thường xuyên phải di chuyển theo kiểu xoay, lên xuống, đi lại.

Khô khớp xương đầu gối

Để có thể giúp cơ thể hoạt động linh hoạt nhất thì các khớp đóng vai trò rất quan trọng. Chúng không phải liền mạch như xương mà tại các vị trí này có dịch bôi trơn để chúng thực hiện động tác dễ dàng. Khi dịch này tiết ra ít hoặc gần như không có thì vận động của khớp sẽ phát ra tiếng lạo xạo, lục cục. Nặng hơn thì lúc đi lại sẽ rất đau, nhói khó chịu.

Hiện tượng này gọi là khô khớp xương, chứng khô khớp. Nó thường xuất hiện khi con người bước sang tuổi tứ tuần. Tuy nhiên, do cuộc sống có nhiều thay đổi, nhiều bạn trẻ làm việc quá sức hoặc không đảm bảo đúng khoa học hàng ngày cũng khiến khớp bị tổn thương, thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.

Các loại khô khớp phổ biến

Đau khớp xương thường sẽ xuất hiện một cách âm thầm, từ từ bên trong tổn thương sụn khớp. Giai đoạn của bệnh khá nhiều mà chúng ta khó có thể phát hiện ra. Chỉ khi có dấu hiệu như sưng, đau, khó khăn khi hoạt động người bệnh bị sốt mới bắt đầu đi khám bác sĩ để được điều trị.

Mọi người nên chú ý quan tâm đến cơ thể, nhất là khi bị khô, đau khớp ở các bộ phận như:

Khô khớp gối

Viêm xương khớp còn gọi là thoái hoá xương, thoái hoá sụn khớp. Nhất là ở khớp đầu gối, nơi tiếp giáp của xương đùi, xương bánh chè và xương chày. Nó chịu sức nặng rất lớn của cơ thể nên nếu bị bệnh sẽ khiến người bệnh bị đau rát.

Bệnh khô khớp gối nếu không được chữa bệnh kịp thời thì có nguy cơ bị biến chứng liệt khớp, dị dạng nghiêm trọng. Khi gối bị khô khớp thì bạn sẽ có triệu chứng của bệnh cứng ở một bên hoặc đau 2 khớp đầu gối. Dịch trong khớp gối tiết ra quá ít sẽ khiến người bệnh vận động kém.

Nguyên nhân gây khô khớp gối thường là do tuổi tác. Nhưng hiện nay, những người trẻ nếu lao động quá sức mà không bổ sung đầy đủ chất, sử dụng rượu bia cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hoá khớp.

Đau khớp gối khi đi lại

Trong quá trình đi lại nếu gặp chấn thương cũng là nguyên nhân gây khớp bị viêm, khô khớp.

Khô khớp cổ chân

Khô khớp cổ chân cũng là bệnh lý liên quan đến khớp ảnh hưởng lớn đến chức năng của chân. Nguyên nhân và triệu chứng rất nhiều nhưng đôi khi người bệnh sẽ không để ý, không phát hiện. Nếu để khớp cổ chân đau lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng đau và cứng khớp.

Riêng bệnh lý này có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Ngay cả đối với trẻ em nếu như trẻ bị chấn thương xương khớp khi chạy nhảy, thừa cân, béo phì, nhưng nó không phổ biến bằng người cao tuổi. Việc chữa trị kịp thời sẽ giúp tránh tình trạng biến thành bệnh viêm khớp dạng thấp mãn tính, phòng chống tai biến. .

Khô khớp vai

Đa phần mọi người sẽ chuyển quan khi bị đau lúc ngủ dậy, đau khi vận động, làm việc. Về lâu dài khô khớp vai sẽ làm giảm khả năng vận động, khớp bị teo cơ, dấu hiệu cong vẹo khớp không còn nguyên dạng. Nguyên nhân khô khớp vai cũng khá đa dạng.

Có thể do thoái hoá xương khớp, giảm tiết dịch khớp hay thiếu dưỡng chất. Tìm hiểu kỹ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị phù hợp cho người bệnh sẽ giúp làm giảm cơn đau, biến chứng.

Khô khớp có nguy hiểm không?

Khi bạn có tuổi, các khớp vận động kém là điều đương nhiên. Có thể ngăn ngừa bằng những biện pháp thông thường. Tuy nhiên, nếu nó có các triệu chứng quá nặng, xuất hiện ở những đối tượng trẻ thì người mắc bệnh nên nghiên cứu tìm hiểu về căn bệnh này. Mặc dù các chuyên gia chẩn đoán bệnh, khẳng định nó không nguy hiểm nhưng vẫn khiến cuộc sống của chúng ta bị đảo lộn.

Xương, khớp đau, khô sẽ dẫn đến các hiện tượng như:

Hạn chế vận động

Khi bạn muốn đi cầu thang, dây chằng căng cứng, đứng lên ngồi xuống sẽ không còn linh hoạt nữa. Đặc biệt khi nó chuyển sang bệnh thoát vị đĩa đệm. Chân luôn có cảm giác mệt mỏi, có khi còn mất cảm giác trong thời gian dài.

Đau khớp cổ tay

Đau nhức

Sụn khớp bị khô,  lớp sụn khớp bị bào mòn, lão hóa có thể dẫn đến lộ đầu xương. Điều này làm cho khi đi lại thì đầu xương ma sát với nhau, gây chứng đau, nhức tại vị trí các khớp tiết dịch kém. Cơn đau âm ỉ liên tục khiến mọi người ăn không ngon, ngủ không yên giấc.

Biến dạng và teo cơ

Tình trạng này đã đến giai đoạn nặng. Khô khớp phát triển đến tình trạng cơ quanh khớp bị teo dần lại. Ở đầu khớp gối có thể bị vẹo sang trái hoặc sang phải. Đi đứng khập khiễng dễ bị ngã thậm chí dẫn đến gãy xương.

Phòng bệnh khô xương khớp mùa lạnh

Thời điểm chuyển mùa, nhất là khi vào màu đông kèm theo những cơn gió thất thường là bệnh khô khớp biểu hiện rõ ràng nhất. Khớp đau, tê cứng, khó vận động khiến người bệnh khổ sở khi đi lại, làm việc. Hiệu quả công việc giảm sút rõ rệt.

Theo các chuyên gian, bên cạnh các biện pháp điều trị theo y khoa hiện đại thì bạn cũng nên biết cách phòng  ngừa bệnh xương khớp khi thời tiết thay đổi. Để đảm bảo hệ thống khỏe mạnh và dự phòng bệnh lý liên quan hãy sử dụng các phương pháp phòng chống sau:

Giữ ấm cơ thể đúng cách

Việc giữ ấm cơ thể là rất cần thiết cho cơ thể. Nhất là những bộ phận như cổ, ngực, bàn tay bàn chân, đặc biệt là các khớp gối, cổ chân, cổ tay, bàn tay thường gặp thời tiết lạnh sẽ đau.

Phòng bệnh mùa lạnh

Nếu các vị trí này bị đau thì bạn nên làm nóng lại nó bằng cách xoa bóp massage dầu nóng , sử dụng túi chườm để làm giãn mạch máu dưới khớp, lưu thông khí huyết, giúp giảm cơn đau viêm khớp. Nhưng nếu vùng khớp bị viêm đau, sưng nóng đỏ tình trạng viêm sẽ trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời, không nên ra ngoài nếu trời quá lạnh, gió lớn, độ ẩm cao hoặc có mưa cũng khiến khớp bị đau dữ dội.

Nghỉ ngơi hợp lý

Không có bài thuốc nào hiệu quả hơn bằng việc thực hiện các chế độ ăn uống đủ chất, chế độ ngủ nghỉ hợp lý. Nếu khớp đang bị khô mà cố gắng đi lại càng làm cho nó phải gồng mình chịu sức nặng của cơ thể. Do vậy cần hạn chế làm việc quá lâu. Nếu là nhân viên văn phòng không ngồi quá 2 tiếng mà nên đứng lên đi lại giúp đầu gối, cổ chân, vai, cổ, đốt sống được vận động linh hoạt.

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Từ bỏ thói quen ngồi lại một chỗ quá lâu. Tranh thủ vài phút giải lao để cơ thể được thư giãn, giúp tinh thần trở nên thoải mái.

Lên chế độ ăn phù hợp

Viêm đau xương khớp cũng dễ xảy ra nếu như cơ thể không được cung cấp đủ các nhóm chất cho cơ thể. Với người bị bệnh nên bổ sung đủ nhóm protein, các loại vitamin, nguyên tố vi lượng giàu canxi.  Tránh xa thực phẩm thịt đỏ quá nhiều, đồ đông lạnh, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh….sẽ làm giảm tiết dịch khớp của người bệnh. Đồng thời, hãy cố gắng duy trì cân nặng vừa phải, tránh để thừa cân béo phì quá mức.

Dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn

Khớp bị đau, viêm xương khớp tất nhiên sẽ được sử dụng đến thuốc chống viêm, giảm đau. Nhưng bạn chỉ nên uống sản phẩm do bác sĩ bệnh viện chuyên khoa uy tín chỉ định. Tránh dùng thuốc giảm đau quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày, phù nề và suy giảm hệ miễn dịch cơ thể.

Ngoài sử dụng thuốc tây y bạn cũng nên kết hợp với các bài thuốc đông y điều trị các bệnh xương khớp. Tích cực luyện tập các bài tập vật lý trị liệu phục hồi theo hướng dẫn cụ thể. Ví dụ như tập dưỡng sinh tại nhà, tập khí công dưỡng sinh, yoga… giảm chứng khô khớp. Không tự ý tập nếu không có hướng dẫn sẽ làm tổn thương sụn nặng hơn, không sử dụng thuốc thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc.

Ăn gì để tạo dịch khớp?

Xương khớp bị khô có xu hướng xuất hiện ở đối tượng là người trẻ, ít tuổi. Nguyên nhân khô phần lớn thường là mất cân bằng dinh dưỡng, thích ăn đồ ăn nhanh khiến cơ thể suy giảm chức năng điều tiết dịch khớp.

Nhóm thực phẩm dành cho người bệnh khớp

Để tái tạo lại dịch khớp, hỗ trị tái tạo sụn khớp hiệu quả thì hãy tham khảo chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thực phẩm bổ sung chất nhờn cho khớp dưới đây nhé.

Rau có màu xanh đậm

Ăn rau rất tốt nhưng nên lưu ý đến rau có màu xanh đậm như rau cải, súp lơ xanh. Chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hoá có tác dụng làm giảm nguy cơ lão hoá sụn khớp, thúc đẩy dịch nhấy được tiết ra.

Cá giàu omega 3

Omega 3 được coi là thần dược có khả năng “ cải lão hoàn đồng” khi thực hiện chế độ ăn uống tốt nhất. Trong cá thu, cá mòi, cá hồi có nguồn omega 3 rất lớn góp phần tránh các bệnh lý về xương khớp. Xương sẽ được duy trì độ chắc khỏe.

Trên thị trường bán khá nhiều thực phẩm chức năng chứa omega 3. Bạn uống vào buổi sáng sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng cứng khớp, tăng khả năng tiết chất dịch nhờn cho khớp.

Quả bơ

Ăn quả bơ, uống sinh tố bơ rất tốt cho sức khỏe. Thành phần của nó chứa nhiều vitamin E, chất béo không bão hòa Omega 3 trực tiếp cải thiện quá trình sản xuất chất nhầy cho khớp, tác dụng kháng viêm, tăng sản xuất tế bào sụn, tế bào xương dưới sụn.

Nước

Nước – nhu cầu không thể thiếu của cơ thể. Đúng theo tiêu chuẩn thì mỗi ngày cần bổ sung từ 1,5 đến 2 lít nước. Nếu lao động nặng nhọc, luyện tập thể thao hàng ngày thì phải bổ sung nhiều hơn.

Uống nước đầy đủ mỗi ngày

Nước không chỉ có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, thải chất độc qua da, đường tiết niệu. Nó còn giúp cho xương vận động trơn tru không chạm vào nhau. Hạn chế tình trạng đau xương khớp cũng như các bệnh khác.

Nếu bạn cảm thấy uống nước lọc quá vô vị thì hãy dùng nước trái cây như nho, việt quất, dâu tây… Nó kích thích bạn uống nhiều nước hơn.

KẾT LUẬN

Bệnh khô xương khớp ngày càng được ghi nhận có nhiều bệnh nhân. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và sinh hoạt của con người. Phòng vẫn hơn tránh. Do vậy mỗi người hãy thường xuyên lựa chọn bài thể dục đúng cách, sắp xếp công việc hợp lý và ăn uống đầy đủ dưỡng chất, sinh hoạt lành mạnh.

Chữa đau, nhức khớp tại bệnh viện, trung tâm chuyên khoa

Trường hợp cần uống thuốc chống viêm bệnh nhân phải tham khảo qua bác sĩ, chuyên gia cũng như uống thuốc chất lượng, chính hãng. Không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc dù giá có cao đến đâu nhưng không an toàn. 

5/5 - (1 bình chọn)

Recent Posts

Sữa Cỏ – Hiểm Họa Tiềm Ẩn

Hiểm Họa Tiềm Ẩn Từ Sữa Giả Trên Thị Trường Hiện Nay Khám phá sự…

3 giờ ago

Sữa Xương Khớp: Bí Quyết Vàng Cho Sức Khỏe Xương Khớp Toàn Diện

Khám phá lợi ích của sữa xương khớp trong việc tăng cường sức khỏe xương…

4 giờ ago

Sữa Phát Triển Trí Não: Bí Quyết Nuôi Dưỡng Sự Thông Minh

Khám phá sữa phát triển trí não với công thức dinh dưỡng tối ưu, hỗ…

5 giờ ago

Sữa Xương Khớp Giải Pháp Cho Thoái Hóa Cột Sống Và Khớp

Tìm hiểu về sữa xương khớp, công dụng vượt trội dành cho người thoái hóa…

1 ngày ago

Sữa Tốt Cho Tim Mạch – Sống Khỏe Mỗi Ngày

Khám phá lợi ích của sữa tốt cho tim mạch, bí quyết lựa chọn và…

1 ngày ago

Sữa Tim Mạch – Giải Pháp Vàng Dành Cho Cả Nhà

Tìm hiểu cách lựa chọn sữa tim mạch để bảo vệ sức khỏe trái tim…

2 ngày ago