Khô khớp gối khiến khớp gối có tiếng kêu lục khục, lạo xạo khi co duỗi hoặc đau đầu gối khi đứng lên, ngồi xuống là một tình trạng phổ biến. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến người già mà còn có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng nam nữ thanh niên. Vậy làm sao để ngừa khô khớp gối? Có nhiều biện pháp chữa khô khớp gối, từ duy trì cân nặng, hoạt động thể chất hợp lý đến tiêm steroid và thậm chí phẫu thuật. Bài viết sau đây tổng hợp các thông tin về bệnh khô khớp gối và cách điều trị mà bạn có thể dễ dàng tự thực hiện để giảm đau, bảo vệ sức khỏe khớp gối.
Khô khớp gối là tình trạng tiêu giảm tiết dịch khớp làm tăng ma sát sụn xương khiến người bệnh luôn cảm thấy đau nhức và khó khăn khi khi phải di chuyển. Không chỉ làm cản trở chức năng vận động, khô khớp gối kéo dài có thể dẫn đến các bệnh lý xương khớp nguy hiểm và thương tổn không thể phục hồi, “cướp” đi khả năng vận động của người bệnh.
Chứng khô khớp gối đang có xu hướng trẻ hóa, nhất là đối với những người làm văn phòng, ngồi máy tính quá lâu. Giai đoạn đầu khô khớp, bạn sẽ không cảm nhận rõ những thay đổi bên trong cơ khớp gối, thế nên việc điều trị thường bị chậm trễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn nhận biết chứng khô khớp gối sớm thông qua một số biểu hiện cơ bản nhất để kịp thời khắc phục.
Có 4 nguyên nhân chính gây ra bệnh khô khớp gối
Sụn chêm nằm ở giữa đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày, làm tấm đệm lót giữa 2 loại xương này, có vai trò giảm xóc, bảo vệ các đầu xương khỏi cọ xát và mài mòn. Mỗi khớp gối thường có hai sụn chêm trong và ngoài. Tế bào sụn không có khả năng sinh sản và không tái tạo sau tuổi trưởng thành, do đó sẽ không có tế bào mới thay thế những tế bào bị tổn thương.
Ngoài vấn đề thoái hóa theo tuổi tác, sụn chêm còn có thể bị tổn thương nếu đột ngột cử động không đúng cách khiến khớp đầu gối bị trật hoặc có lực tác động trực tiếp vào đầu gối. Đây là những trường hợp thường thấy trong chấn thương do thể thao hay các loại hoạt động thể chất khác.
Viêm xương khớp do thoái hóa hay thoái hóa sụn khớp xảy ra do sự hao mòn của lớp sụn giữa xương. Khi đó, hai đầu xương dễ cọ xát vào nhau gây đau đớn cho người bệnh.
Vị trí viêm xương khớp phổ biến là khớp gối, nơi tiếp giáp của 3 xương: xương đùi, xương bánh chè và xương chày. Khớp gối có vai trò hết sức quan trọng trong vận động cũng như nâng đỡ cơ thể. Trong quá trình sinh hoạt, tập luyện và vận động, khớp này rất dễ bị tổn thương hay thoái hóa, hao mòn do thường xuyên chịu sức nặng lớn của cơ thể. Thoái hóa khớp gối còn gây ra các phản ứng khác như sưng, viêm, khô khớp gối…. gây cảm giác đau rát cho người bệnh.
Những người từ độ tuổi 55 dễ gặp tình trạng viêm xương khớp gối hơn. Tuy nhiên, người trẻ tuổi lao động nặng nhọc hoặc tập luyện thể thao cường độ cao cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này. Vì bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến xương gây khó khăn trong đi lại, vận động nên cần chủ động bảo vệ, phòng ngừa, làm chậm quá trình tiến triển bệnh.
Viêm khớp dạng thấp là kết quả của một tình trạng tự miễn khiến cơ thể tự tấn công các mô khỏe. Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến cả hai đầu gối của người bệnh.
Những người bị viêm khớp dạng thấp cũng có thể bị viêm màng hoạt dịch – một màng mỏng bao phủ lớp lót bên trong của khớp gối. Khi màng hoạt dịch bị viêm, khớp gối cũng dễ bị khô cứng, gây đau.
Các dạng chấn thương như rách sụn chêm và đứt dây chằng có thể khiến khớp gối dễ tổn thương hơn, dẫn đến viêm khớp sau chấn thương. Tình trạng này có xu hướng xảy ra sau nhiều năm tính từ thời điểm đầu gối bị thương.
Những người mắc viêm khớp sau chấn thương có thể gặp các triệu chứng sau:
– Sưng khớp gối
– Đau đầu gối
– Đầu gối kém linh hoạt, cảm giác yếu sức
Dây chằng là một dải ngắn gồm các mô liên kết sợi cứng, chủ yếu bao gồm các phân tử collagen dài và dai. Các dây chằng có nhiệm vụ nối các xương trong và quanh khớp như xương đùi và xương chày, xương mác.
Chấn thương dây chằng có thể xảy ra do chấn thương khi hoạt động mạnh (như chơi thể thao) hoặc duỗi gối quá mức. Khi một trong các dây chằng đầu gối bị bong, đứt hoặc rách, người bệnh còn có nguy cơ bị xuất huyết nội.
Những triệu chứng khác của chấn thương dây chằng là:
– Khớp gối đau, sưng
– Đầu gối kém ổn định
Xơ khớp hay hội chứng cứng khớp gối xảy ra khi xung quanh khớp gối hình thành một lượng mô sẹo xơ cứng, dày đặc quá mức.
Đây là tình trạng xuất hiện ở người mắc bệnh viêm khớp đã trải qua phẫu thuật đầu gối, chẳng hạn như thay khớp gối hoặc phẫu thuật chấn thương dây chằng chéo trước.
Một số triệu chứng của xơ khớp là:
– Đau đầu gối không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng
– Đầu gối sưng và có cảm giác nóng ấm quanh đầu gối
– Đầu gối bị cong khi đi bộ
Người bị khô khớp gối nên ăn gì tốt cho khớp gối? Để trả lời câu hỏi này, bạn cần cân bằng được những dưỡng chất cho từng thành phần của đầu gối.
Đối với cơ bắp, cơ thể phải có đủ protein. Lượng protein cần thiết ở mỗi người sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và mức độ hoạt động. Những nguồn thực phẩm giàu đạm bao gồm thịt nạc, hải sản, các loại hạt và sản phẩm từ đậu nành.
Đối với khớp, bạn có thể thêm vào khẩu phần ăn các loại rau củ quả, trái cây giàu vitamin C (ổi, cam, chanh, bưởi…) và có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ (tỏi, gừng, quả mọng như dâu, việt quất, nho…). Bên cạnh đó, đậu bắp chữa bệnh khớp và tăng dịch khớp gối nhờ chứa chất nhờn tự nhiên. Quả bơ có khả năng kích thích sản sinh collagen, tạo sự liên kết và duy trì hoạt động của toàn bộ khung xương.
Đối với xương, sụn, hãy bổ sung đầy đủ lượng canxi và vitamin D, omega-3 mỗi ngày bằng cách ăn các thực phẩm tốt cho xương khớp như sữa, sữa chua, sữa hạnh nhân, bông cải xanh, cải xoăn, đậu nành, các loại cá béo…
Ngoài ra, cần hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa để tránh tăng cân, tạo thêm áp lực cho đầu gối.
Ngoài việc cân bằng dinh dưỡng, bạn cũng cần lưu ý thêm những điều sau để bảo vệ khớp nói chung và ngừa khô khớp đầu gối nói riêng:
Uống nhiều nước. Ngoài thắc mắc ăn gì bôi trơn khớp đã được giải đáp ở trên, bạn nên uống thêm nhiều nước. Việc thiếu nước ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, trong đó các khớp cũng mất đi môi trường ẩm, làm tình trạng đau nhức khớp nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn nên uống nhiều nước để hạn chế khô dịch khớp gối, giúp bôi trơn và tăng độ đàn hồi cho khớp.
Bổ sung các loại thuốc bổ bảo vệ khớp và giúp giảm các triệu chứng đau nhức, chẳng hạn như các sản phẩm có chứa glucosamine sulphate tinh thể, ngăn ngừa quá trình mài mòn sụn, hỗ trợ tái tạo cấu trúc khớp, giảm đau sưng và khô khớp gối.
Sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ cũng sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình tái tạo, phục hồi xương khớp và chữa bệnh khô khớp, đau khớp hữu hiệu. Một trong những cách chăm sóc sức khỏe xương khớp tại nhà tốt nhất là:
Các loại hình hoạt động thể chất bài bản và hợp lý có thể giúp bạn giảm cân, duy trì cân nặng một cách khỏe mạnh. Bên cạnh đó, thể thao cũng góp phần hạn chế những vấn đề về khớp.
Bạn có thể tập các bộ môn như thể dục nhịp điệu, bơi lội hoặc đạp xe, phối hợp cải thiện sức mạnh các nhóm cơ hỗ trợ khớp bằng các bài tập tăng cường độ bền. Tuy nhiên, cần cẩn thận trong việc tăng tốc độ tập, không vận động quá sức, sử dụng các thiết bị bảo vệ khớp gối chuyên dụng để ngừa chấn thương. Với một kế hoạch rèn luyện sức khỏe phù hợp, bạn có thể tăng độ ổn định của khớp đồng thời giảm đau, hạn chế tình trạng khô khớp đầu gối.
Ngoài ra, những người ít vận động như người nghiện trò chơi điện tử, nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi làm việc cả ngày cũng có nguy cơ cao bị đau khớp. Vì vậy, hãy tập thói quen di chuyển, vận động nhiều hơn. Tại nơi làm việc, bạn có thể thỉnh thoảng đứng dậy đi lại, nghe điện thoại trong khi đứng thay vì ngồi. 5.2 Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng là nền tảng của sự sống, nuôi sống mọi tế bào bên trong cơ thể. Vậy nên, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng, đặc biệt chú trọng các thực phẩm tốt cho xương khớp như rau xanh, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, cá giàu Omega 3… sẽ giúp kích
Khớp gối là bộ phận nâng đỡ trọng lượng của cả cơ thể. Chức năng khớp gối tham gia vào nhiều động tác trong quá trình sinh hoạt của chúng ta. Do đó, để hạn chế việc tăng thêm áp lực lên đầu gối, bạn cần duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, khỏe mạnh.
Cân nặng ảnh hưởng đến chức năng khớp nhiều hơn bạn nghĩ. Theo kết quả nghiên cứu “Weight Loss Reduces Knee-Joint Loads in Overweight and Obese Older Adults With Knee Osteoarthritis”, khi tăng khoảng 450g cân nặng, đầu gối sẽ phải chịu tải trọng thêm 4 lần (1). Vì vậy, nếu cân nặng giảm thì các cơn đau gối cũng giảm, hạn chế khả năng mắc các bệnh lý hay chấn thương khớp về sau, trong đó có khô khớp đầu gối.
Nếu bị thừa cân, hãy kiểm soát lượng calo tiêu thụ hàng ngày bằng cách chia nhỏ bữa ăn, mỗi phần ăn không nên ăn quá nhiều, quá no. Tránh ăn hay uống các món có đường, tăng cường thực phẩm với nguồn gốc từ thực vật.
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.
Tìm hiểu ngay các loại sữa tốt cho trẻ tự kỷ, được nghiên cứu để…
Sữa Kabe có phải là sữa cỏ – loại sữa kém chất lượng, không đảm…
Hiểm Họa Tiềm Ẩn Từ Sữa Giả Trên Thị Trường Hiện Nay Khám phá sự…
Khám phá lợi ích của sữa xương khớp trong việc tăng cường sức khỏe xương…
Khám phá sữa phát triển trí não với công thức dinh dưỡng tối ưu, hỗ…
Tìm hiểu về sữa xương khớp, công dụng vượt trội dành cho người thoái hóa…