Categories: Khô khớp

Khô khớp gối ở người trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hiện tượng khớp gối đau, cảm giác cứng khớp ở một hoặc cả hai đầu gối là vấn đề phổ biến không chỉ ở người lớn tuổi mà khô khớp gối ở người trẻ . Nếu không được điều trị, khớp gối bị khô có nguy cơ bị biến dạng nghiêm trọng, dễ tàn tật. Có nhiều tác nhân gây ra khô khớp, chẳng hạn như gặp chấn thương, mắc bệnh lý hay tăng trọng lượng, ít hoạt động thể chất. Dưới đây, Bác sĩ Alo sẽ tổng hợp các nguyên nhân, triệu chứng của khô khớp gối cùng những biện pháp có thể thực hiện nhằm kiểm soát diễn tiến và ngăn ngừa bệnh.

Vì sao bạn bị khô khớp gối?

Khô khớp gối là hiện tượng dịch bôi trơn trong khớp tiết ra quá ít, có âm thanh lạo xạo, lục cục khi người bệnh vận động. 

Các đối tượng mắc chứng khớp gối khô thường là:

  • Người trên 60 tuổi dễ mắc các bệnh lý cơ xương khớp
  • Người trẻ không bổ sung đầy đủ dưỡng chất
  • Người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá
  • Người béo phì, cân nặng thừa quá nhiều, ít vận động
  • Người thường xuyên phải lao động nặng, tì đè tạo áp lực lên khớp gối
  • Người mắc chấn thương ở gối do tai nạn hoặc khi vận động sai cách khi chơi thể thao
Đau khớp gối là bệnh gì?

Bệnh khô khớp gối nguyên nhân là tổn thương sụn khớp, tổn thương xương dưới sụn và giảm tiết dịch khớp. Trong đó tổn thương sụn khớp là lý do chính. Các nguyên nhân được nghiên cứu cụ thể là:

Chấn thương sụn chêm

Sụn chêm nằm ở giữa đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày, làm tấm đệm lót giữa 2 loại xương này, có vai trò giảm xóc, bảo vệ các đầu xương khỏi cọ xát và mài mòn. Mỗi khớp gối thường có hai sụn chêm (trong và ngoài). Tế bào sụn không có khả năng sinh sản và không tái tạo sau tuổi trưởng thành, do đó sẽ không có tế bào mới thay thế những tế bào bị tổn thương. 

Cấu tạo của sụn chêm

Ngoài vấn đề thoái hóa khớp theo tuổi tác, sụn chêm còn có thể bị tổn thương nếu đột ngột cử động không đúng cách khiến khớp đầu gối bị trật hoặc có lực tác động trực tiếp vào đầu gối. Đây là những trường hợp thường thấy trong chấn thương do thể thao hay các hoạt động thể chất khác.

Trong nhiều trường hợp, người chấn thương sụn chêm vẫn có thể đi bộ nhưng sẽ gặp các triệu chứng như đầu gối sưng đau, cảm giác như bị “khóa” lại. Khi không được điều trị bệnh, tình trạng khô khớp khó di chuyển như bình thường, lâu dần dẫn đến cứng khô khớp gối.

Viêm khớp

Có 3 loại viêm khớp, khô khớp gối.

Viêm xương khớp

Viêm xương khớp (viêm khớp do thoái hóa khớp) xảy ra do sự hao mòn của lớp sụn giữa xương. Khi đó,khi di chuyển, hoạt động của hai đầu xương dễ cọ xát vào nhau gây đau đớn cho người bệnh. 

Vị trí viêm xương khớp là khớp gối, nơi tiếp giáp của 3 xương: xương đùi, xương bánh chè và xương chày. Khớp gối có vai trò hết sức quan trọng trong vận động cũng như nâng đỡ cơ thể. Trong quá trình sinh hoạt, làm việc, tập luyện và vận động, khớp này rất dễ bị tổn thương hay thoái hóa, hao mòn do thường xuyên chịu sức nặng lớn của cơ thể. Thoái hóa khớp gối còn gây ra các phản ứng khác như sưng, viêm, khô khớp gối…. làm cho khớp tăng cảm giác đau rát cho người bệnh.

Dấu hiệu bệnh đau khớp, viêm khớp gối

Những người cao tuổi, từ 55 tuổi trở lên dễ gặp tình trạng viêm xương khớp gối hơn. Tuy nhiên, người trẻ tuổi lao động nặng nhọc hoặc tập luyện thể thao cường độ cao cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này. Vì bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến xương gây khó khăn trong đi lại, vận động nên cần chủ động bảo vệ, phòng ngừa, làm chậm quá trình tiến triển bệnh. Sử dụng phương pháp điều trị kịp thời đúng cách.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là kết quả của một tình trạng tự miễn khiến cơ thể tự tấn công các mô khỏe. Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến cả hai đầu gối của người bệnh.

Những người bị viêm khớp dạng thấp cũng có thể bị viêm màng hoạt dịch –triệu chứng của bệnh là một màng mỏng bao phủ lớp lót bên trong của khớp gối. Khi màng hoạt dịch bị viêm, khớp gối cũng dễ bị khô cứng, gây những cơn đau.

Viêm khớp sau chấn thương

Các dạng chấn thương thường gặp như rách sụn chêm và đứt dây chằng có thể khiến khớp gối dễ tổn thương hơn, dẫn đến viêm khớp sau chấn thương (PTA). Tình trạng này có xu hướng xảy ra sau nhiều năm tính từ thời điểm đầu gối bị thương.

Những người mắc viêm khớp sau chấn thương có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Sưng khớp gối
  • Đau đầu gối
  • Đầu gối kém linh hoạt, cảm giác yếu sức

Chấn thương dây chằng

Dây chằng là một dải ngắn gồm các mô liên kết sợi cứng, chủ yếu bao gồm các phân tử collagen dài và dai. Các dây chằng có nhiệm vụ nối các xương trong và quanh khớp như xương đùi và xương chày, xương mác. 

Chấn thương ở dây chằng

Chấn thương dây chằng có thể xảy ra do chấn thương khi hoạt động mạnh hoặc duỗi gối quá mức. Khi một trong dây chằng đầu gối bị bong, đứt hoặc rách, người bệnh còn có nguy cơ bị xuất huyết nội. 

Những triệu chứng khác của chấn thương dây chằng là:

  • Khớp gối đau, sưng
  • Đầu gối kém ổn định

Xơ khớp

Xơ khớp hay hội chứng cứng ở khớp gối xảy ra khi gối hình thành một lượng mô sẹo xơ cứng, dày đặc quá mức.

Đây là tình trạng xuất hiện ở người mắc bệnh viêm khớp đã trải qua phẫu thuật đầu gối, chẳng hạn như thay khớp gối hoặc sau chấn thương dây chằng chéo trước, ảnh hướng đến các khớp khác trong thời gian dài, gây bệnh thoát vị đĩa đệm, thần kinh khi vận động.

Một số triệu chứng bệnh xơ khớp là:

  • Đau đầu gối không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng
  • Đầu gối sưng và có cảm giác nóng ấm quanh đầu gối
  • Đầu gối bị cong khi đi bộ

Khô khớp gối ở người già khác ở người trẻ như thế nào?

Người già là những đối tượng dễ bị khô khớp ở gối hơn cả. Khác với người trẻ nguyên nhân thường do chủ quan, những tác động bên ngoài thì người cao tuổi chủ yếu là do thoái hoá xương khớp. Khi cơ thể bị lão hoá không thể tiết dịch nhờn nhiều như tuổi trẻ nên về lâu dài người bệnh sẽ đi lại khó khăn hơn.

Bên cạnh đó là chế độ dinh dưỡng ăn ít, ngược lại với người trẻ nạp quá nhiều chất vào cơ thể gây nên bệnh. Việc này vô tình làm giảm sút các chức năng của sụn khớp khi không được cung cấp thành phần tạo dịch khớp đầy đủ. Nó thường là bệnh lý thông thường khó có thể tránh khỏi. Về phương pháp điều trị cũng sẽ có cách khác nhau, dựa vào tuổi tác cũng như nguyên nhân và cơ địa đáp ứng bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể sau.

Cách điều trị khô khớp gối ở người trẻ

Điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và khô khớp gối, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng người. Những phương pháp  phục hồi cơ xương khớp, khắc phục chứng viêm sưng và khô khớp đang được áp dụng phổ biến hiện nay là:

  • Uống thuốc giảm đau kháng viêm

Việc dùng thuốc giảm đau giảm viêm, tác dụng tăng tiết dịch nhờn giúp khớp bớt tình trạng khô khớp phải được thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bạn dùng quá liều lượng hoặc uống thuốc khô khớp sai cách sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm. Những cơn đau không còn trong thời gian ngắn nhưng lại có tác dụng phục khác, nhất là các bệnh về dạ dày.

Chất nhờn có thể làm giảm khô và giảm ma sát đầu xương giúp khớp trơn tru và bớt đau rõ rệt. Nhưng loại chất nhờn này chỉ tồn tại được trong khớp một thời gian ngắn nên buộc chúng ta phải tái thực hiện nhiều lần. Và thao tác tiêm chất nhờn nhất định phải do bác sĩ chuyên khoa xương khớp giàu kinh nghiệm tiến hành, bởi vì chỉ cần 1 sai sót nhỏ cũng sẽ dẫn đến nhiễm trùng khớp, thậm chí teo cơ.

Thuốc điều trị khô khớp ở người trẻ hiệu quả
  • Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân dưới hướng dẫn của bác sĩ vật lý trị liệu sẽ giúp gia tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho xương khớp. Chức năng vận động của xương khớp được cải thiện sẽ điều tiết dịch khớp đều đặn hơn giúp giảm chứng khô khớp từ bên trong.

  • Phẫu thuật

Những bệnh nhân gặp vấn đề xương khớp nghiêm trọng như thoái hóa khớp, hao hụt sụn,lão hóa và xương không thể phục hồi, bác sĩ buộc phải phẫu thuật để nắn chỉnh hoặc kèm theo ghép sụn giả nhằm khôi phục lại chức năng cho cơ xương khớp. Quá trình này diễn ra dưới sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ kỹ thuật tiên tiến, thế nên các bạn (cả người lớn tuổi và người trẻ) không cần phải lo lắng.

Điều trị tại nhà

Sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ cũng sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình tái tạo, phục hồi xương khớp và chữa bệnh đau khớp gối, giảm chứng đau hữu hiệu. Một trong những cách chăm sóc sức khỏe khô khớp ở người trẻ tại nhà tốt nhất là:

Tập thể dục

Tập Yoga giúp tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp

Tập thể dục cải thiện sức đề kháng và thúc đẩy trao đổi chất vừa tăng cường sức khỏe vừa củng cố chức năng xương khớp. Một số bài tập thể dục đơn giản và nhẹ nhàng mà bạn có thể áp dụng như chạy bộ, đạp xe, yoga…

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bên cạnh việc điều trị, khô khớp gối ở người trẻ nên ăn gì cũng là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh. Do đó, bạn nên bổ sung những thực phẩm dưới đây vào khẩu phần ăn mỗi ngày để cung cấp dưỡng chất, duy trì khớp khỏe:

  • Cá béo: Cá béo có nhiều axit béo omega-3 và vitamin D, cả hai dưỡng chất này đều hỗ trợ kháng viêm mạnh. Bạn nên ăn các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá tuyết…
  • Thực phẩm giàu canxi: Để giúp hệ xương khớp được khỏe mạnh và dẻo dai, bạn có thể bổ sung thêm thủy hải sản (tôm, cua, cá biển, sò, ốc…) hay các món ăn từ xương và sụn động vật vào chế độ ăn một cách hợp lý.
  • Rau xanh và hoa quả: Quả mọng như dâu, nho… hay hạt óc chó, bông cải xanh, rau chân vịt, gừng, tỏi… giúp giảm triệu chứng viêm sưng khớp, giàu chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, đậu bắp có chứa axit folic, canxi, vitamin K cũng rất tốt cho xương khớp.
  • Các sản phẩm từ sữa: Hàm lượng canxi cao trong sữa rất có lợi trong việc bổ sung canxi cho người bị khô khớp gối.

Bị khô khớp gối không nên ăn gì?

Bên cạnh các thực phẩm tốt cho cho xương khớp thì có rất nhiều các món ăn có thể ức chế đối với quá trình tiết dịch nhờn bôi trơn khiến cho bệnh trầm trọng hơn. Đặc biệt ở những người trẻ thường có thói quen ăn uống vô tội vạ, không biết kiểm soát nên càng dễ khiến các sụn khớp tổn thương nhiều hơn.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật là một trong những món ăn ưa thích của phái mạnh nhưng đây là món ăn có chứa rất nhiều thành phần là nguyên nhân gây khô khớp ở người trẻ. Với những người đang bị khô khớp gối càng nên hạn chế ăn thực phẩm này bởi nó sẽ không hề tốt cho xương khớp một chút nào.

Trong nhóm thực phẩm này có chứa làm lượng đạm rất cao. Hoạt chất này nếu nạp vào cơ thể với một liều lượng vừa đủ sẽ giúp tăng cường năng lượng cần thiết. Ngược lại nếu lạm dụng quá mức lại có thể gây ra bệnh gout, làm tăng tình trạng sưng viêm nhiều hơn. Hàm lượng purin cao trong nội tạng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh gout.

Không nên ăn nội tạng động vật

Bên cạnh đó nhóm thực phẩm này còn chứa hàm lượng cholesterol xấu rất cao có thể gây ra một số vấn đề về bệnh tim mạch đồng thời dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao. Chưa kể nội tạng động vật nếu không được sơ chế đảm bảo còn có thể gây ra các vấn đề ở hệ tiêu hóa vô cùng nguy hiểm.

Các thực phẩm lên men, đồ muối chua

Người việt thường rất thích ăn các món muối chua lên men trong bữa ăn hằng ngày vì có thể làm bớt ngán với các món ăn nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên đây lại là nhóm thực phẩm có thể phá hủy xương khớp cực mạnh. Bởi khi ngâm các loại rau củ phải cần đến hàm lượng muối cao kết hợp với việc lên men khiến thực phẩm này có hàm lượng acid cao và natri muối khá cao.

Đây đều là hai thành phần không hề tốt cho xương, nhất là với tình trạng sụn khớp đang bị khô, thiết nhờn. Ăn các thực phẩm này quá mức khiến sụn khớp mất nước nhanh chóng, tăng tốc độ bào mòn và ma sát hơn. Vì vậy bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm muối chua như kim chi, cà pháo, dưa muối, củ cải muối..

Rượu, bia và các chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích chưa bao giờ là các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chúng không chỉ tàn phá cấu trúc xương mà còn phát triển ảnh hưởng các toàn bộ các cơ quan nội tạng khác như gan, thận, phổi khiến sức khỏe bị suy giảm trầm trọng.

Hy vọng những thông tin chia sẻ về khô khớp gối ở người trẻ trên đây đã đem đến cho bạn nhiều tin tức hữu ích về chứng khô khớp gối ở người trẻ. Thay đổi một chế độ sinh hoạt, ăn uống và làm việc khoa học hơn để phòng tránh bệnh này hiệu quả. Thăm khám bác sĩ khi các cơn đau kéo dài, xét nghiệm tình trạng xem như thế nào để có hướng điều trị hiệu quả.

5/5 - (1 bình chọn)

Recent Posts

Sữa Xương Khớp: Bí Quyết Vàng Cho Sức Khỏe Xương Khớp Toàn Diện

Khám phá lợi ích của sữa xương khớp trong việc tăng cường sức khỏe xương…

46 phút ago

Sữa Phát Triển Trí Não: Bí Quyết Nuôi Dưỡng Sự Thông Minh

Khám phá sữa phát triển trí não với công thức dinh dưỡng tối ưu, hỗ…

2 giờ ago

Sữa Xương Khớp Giải Pháp Cho Thoái Hóa Cột Sống Và Khớp

Tìm hiểu về sữa xương khớp, công dụng vượt trội dành cho người thoái hóa…

1 ngày ago

Sữa Tốt Cho Tim Mạch – Sống Khỏe Mỗi Ngày

Khám phá lợi ích của sữa tốt cho tim mạch, bí quyết lựa chọn và…

1 ngày ago

Sữa Tim Mạch – Giải Pháp Vàng Dành Cho Cả Nhà

Tìm hiểu cách lựa chọn sữa tim mạch để bảo vệ sức khỏe trái tim…

2 ngày ago

Lựa Chọn Sữa Cho Người Tiểu Đường – Giải Pháp Dinh Dưỡng An Toàn

Khám phá cách chọn sữa cho người tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết hiệu…

2 ngày ago