Khô khớp gối ở người già là triệu chứng của nhiều bệnh lý ở khớp gối, ở người lớn tuổi là triệu chứng hay gặp nhất trong bệnh lý thoái hóa khớp gối. Bệnh lý khớp gối nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng khó lường. Vậy nguyên nhân của đau khớp gối là gì? Triệu chứng của bệnh ra sao? Và đau khớp gối cần được chữa trị như thế nào? Mời bạn cùng mình tham khảo bài viết dưới đây nhé
Tình trạng khô khớp gối xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng ở người già thường do phần sụn khớp bị bào mòn trở nên thô ráp và xù xì dẫn đến việc khớp xương cọ xát với nhau, ma sát nhiều gây đau đầu gối đặc biệt đau nhiều ở người già, sưng viêm khớp gối và cản trở vận động chi dưới.
Khô khớp gối là một trong những khớp có tần suất hoạt động nhiều nhất và chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng của cơ thể, do đó nó rất dễ bị tổn thương. Khớp gối là một loại khớp phức tạp, là nơi tiếp giáp của ba xương chính đó là: Xương đùi, xương bánh chè và xương chày, hoạt động nhờ sự phối hợp của gân, dây chằng, cơ, sụn khớp và bao khớp. Giữa các đầu xương có một lớp sụn bao phủ. Sụn là một mô trơn có bề mặt nhẵn, mịn giúp các khớp hoạt động trơn tru, đồng thời giữ vai trò chất đệm của khớp xương.
Khô khớp gối ở người già là biểu hiện của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Vì thế, nếu không sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh khô khớp gối ở người già có thể biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì đau đầu gối dai dẳng, hạn chế vận động, nặng sẽ gây biến dạng khớp, teo cơ, thậm chí sẽ bị liệt suốt đời.
Bệnh khô khớp gối ở người già cảm giác đau đầu gối âm ỉ là triệu chứng điển hình nhất tuy nhiên người bệnh cần chú ý đến các triệu chứng đau khớp gối điển hình sau:
Sưng, nóng khớp: Quá trình viêm khớp gối khiến vùng da tại đây bị sưng tấy, nóng hơn, chỉ cần một sợi lông chạm nhẹ người già cũng cảm thấy khó chịu và đau đớn
Đau cơ học: Cơn đau đầu gối ở người già xuất hiện và đau dữ dội sau khi vận động mạnh, vì vậy cần phải giảm khi nghỉ ngơi.
Tê bì chân: Lực chân yếu dần do dây thần kinh bị chèn ép, khả năng vận động đi lại kém.
Có tiếng lục khục: Những người già đau đầu gối, phần sụn khớp thường liên kết lỏng lẻo ảnh hưởng đến vận động của khớp, khi di chuyển có tiếng lục khục,lạo xạo ở đầu gối, hay gặp khi leo lên cầu thang.
Khớp co cứng: Khó co, duỗi chân thẳng nhất là vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy, bệnh nhân phải mất một khoảng thời gian làm nóng, mát- xa mới dễ chịu và co duỗi chân, hoạt động được bình thường
Biến dạng khớp: Tình trạng đau khớp gối kéo dài sẽ khiến đầu gối biến dạng, hóp vào trong gây biến đổi hình dạng đầu gối.
Triệu chứng đi kèm: Phần cẳng, bàn chân bị xanh xao, tái nhợt, các đường gân hiện lên rõ ràng, sờ vào luôn thấy lạnh. Cơ thể người bệnh suy nhược, mệt mỏi. Nhiều trường hợp người bệnh không thể đứng dậy đi lại được. Nếu không tìm cách chữa trị người bệnh mất khả năng di chuyển tạm thời.
Khớp gối là bộ phận dễ bị thoái hóa nhất do thường xuyên chịu áp lực của cả cơ thể và gây đau nhức âm ỉ. Do sụn khớp bị bào mòn, dịch khớp bôi trơn giảm dần và phần xương dưới sụn cũng bị biến đổi cấu trúc, hình thành các gai xương. Các gai xương này sẽ tì chạm vào đầu xương còn lại hoặc chèn ép dây thần kinh, gây đau nhức cho người bệnh. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau đầu gối ở người già.
Bệnh viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh lý tự miễn gây viêm đau khớp gối thường gặp nhất. Bệnh diễn biến mãn tính lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp gây hư khớp
Túi hoạt dịch ở đầu gối bị rách gây viêm khớp gối, nhiễm trùng vết thương kèm theo đau đầu gối ở người già kéo dài.
Khi gân bánh chè tổn thương sẽ gây viêm tấy gân quanh khớp gối.
Đây là bệnh lý về xương khớp đau đớn nhất với biểu hiện đầu tiên là ở khớp ngón chân, khớp gối, khớp bàn tay. Nếu không điều trị tốt có thể biến chứng gây biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế. Từng đợt cấp của bệnh diễn ra khi giao mùa gây sưng tấy và nhức dữ dội, trong đó có rất nhiều trường hợp đau nhức ở khớp gối ở người trẻ lẫn người già.
– Chấn thương: Ngã, tai nạn giao thông tác động trực tiếp đến đầu gối gây căng dây chằng, giãn dây chằng đau khớp gối do sụn khớp và xương bánh chè bị trật.
– Ăn uống thiếu chất: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu canxi, omega-3 khiến khớp gối yếu dần, dễ bào mòn.
– Sự thay đổi thời tiết: thường xảy ra vào thời điểm giao mùa ở miền Bắc, cơ thể người già thường yếu, các khớp đặc biệt là khớp đầu gối thường đau dẫn đến bệnh khô khớp gối ở người già.
– Sự thừa cân, ít vận động làm: Với người già có biểu hiện thừa cân, béo phì làm tăng áp lực cho xương sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh xương khớp trong đó có khô khớp gối ở người già.
– Sinh hoạt, làm việc không hợp lý: Mang vác vật nặng, tập luyện quá sức,… sẽ gây áp lực cho đầu gối, dẫn đến bệnh đau đầu gối ở người già.
– Thường xuyên dùng chất kích thích: Hút thuốc lá, ma túy, uống rượu, bia làm tăng nguy cơ đau đầu gối ở người già.
Khô khớp gối ở người già là biểu hiện của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Vì thế, nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh khô khớp ở người già có thể để biến chứng nguy hiểm: Nhẹ thì đau đầu gối dai dẳng, nặng sẽ gây biến dạng khớp, teo cơ, thậm chí bại liệt suốt đời. Để giảm thiểu những biến chứng do khô khớp gối mang lại, bệnh nhân cần biết cách chữa khô khớp gối ở người già tại nhà, cụ thể như sau:
Chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nuôi dưỡng và phục hồi cơ xương khớp. Ngoài các hoạt động về thể chất cần thiết thì người cao tuổi cần chú ý bổ sung đầy đủ các vitamin từ rau củ quả, chất xơ, protein, khoáng chất trong các bữa ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó, người già bị khô khớp gối cũng nên hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, món ăn chiên xào, thực phẩm giàu tinh bột đã qua chế biến vì chúng có thể khiến tình trạng viêm khớp, đau nhức xương khớp tăng lên.
Để hạn chế tình trạng khớp gối ngày càng đau nhức hơn, người cao tuổi nên có chế độ vận động và nghỉ ngơi đúng cách. Vì đây là giai đoạn xương khớp có dấu hiệu lão hóa nên cần hạn chế vận động mạnh, tránh mang vác nặng. Bên cạnh việc nghỉ ngơi thì phải biết cách vận động cơ thể với các bài tập nhẹ nhàng, giúp khớp gối linh hoạt hơn như: Đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập dưỡng sinh hay tập các bài vận động được chuyên gia xương khớp chỉ định để cải thiện chức năng vận động của chi dưới, tránh gây biến chứng nguy hại.
Điều trị sớm các dấu hiệu khô khớp gối sẽ giúp ngăn chặn được nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong dân gian, có rất nhiều bài thuốc chữa khô khớp gối mà tùy thuộc vào từng giai đoạn, người bệnh có thể áp dụng để chữa trị.
Ngải cứu thường được trồng nhiều ở những khu đất có độ ẩm cao. Không chỉ dùng trong ẩm thực, ngải cứu còn được mệnh danh là thuốc vàng được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Theo y học cổ truyền, cây ngải cứu tính ấm, có tác dụng chỉ thống, khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu thũng. Bên cạnh đó, các thành phần hoạt chất trong cây như tricosanol hay tetradecatrilin… cũng đã được chứng minh là có khả năng chống viêm, sát trùng, giảm sưng đau tại khớp qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học.
Cách sử dụng:
Cách 1: Dùng ngải cứu tươi rang với muối hột cho nóng. Khi hỗn hợp còn nóng, bọc vào một cái khăn sạch rồi chườm lên khớp gối bị đau. Lặp lại 3 – 4 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 15 phút, cơn đau sẽ được xoa dịu đáng kể.
Cách 2: Có thể dùng lá ngải cứu tươi sắc uống vào buổi tối. Liều lượng là 100g mỗi ngày.
Cùng với ngải cứu, lá lốt cũng được sử dụng nhiều trong điều trị khô khớp gối cho người già nói riêng và các vấn đề về xương khớp nói chung cho mọi đối tượng.
Cách sử dụng:
Lấy thân cây và lá phơi khô. Sau đó mỗi ngày dùng 5g sắc với 2 bát nước rồi để uống khi còn ấm
Kết hợp dùng lá lốt với ngải cứu lượng bằng nhau, giã nát, xào nóng với giấm rồi chườm vào bên đầu gối bị đau mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Kiên trì thực hiện liên tục, sau vài ngày sẽ thấy bớt đau hẳn.
Mồng tơi là loại rau rất bổ dưỡng, cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể rất được các bà nội trợ dùng trong các bữa ăn hàng ngày. Rau có tính hàn, vị chua, giúp chữa được rất nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là giảm đau nhức xương khớp rất hiệu quả.
Chuẩn bị: Rau mồng tơi, móng giò, rượu gạo.
Cách dùng: Đem móng giò hơ qua lửa để cháy hết các sợi lông sau đó rửa thật sạch, rồi cho xương vào nồi, đổ ngập nước, cho thêm ít muối vào để luộc sơ qua, khi nước sôi thì đem đổ nước đó đi. Tiếp đó, cho xương vào xào cùng hành tỏi rồi thêm chút gia vị vào xào khoảng 5 phút. Thêm nước vào đun đến khi xương chín rồi cho thêm rau, nêm gia vị vừa miệng. Cuối cùng, cho thêm chén rượu vào khuấy đều và dùng khi còn nóng.
Trên đây là những cách chữa khô khớp gối ở người già tại nhà được nhiều bệnh nhân lựa chọn để đối phó với cơn đau. Trong quá trình áp dụng, người bệnh cũng cần tìm hiểu và khắc phục các nguyên nhân gây đau để sớm loại bỏ được triệu chứng khó chịu này.
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.
Tìm hiểu ngay các loại sữa tốt cho trẻ tự kỷ, được nghiên cứu để…
Sữa Kabe có phải là sữa cỏ – loại sữa kém chất lượng, không đảm…
Hiểm Họa Tiềm Ẩn Từ Sữa Giả Trên Thị Trường Hiện Nay Khám phá sự…
Khám phá lợi ích của sữa xương khớp trong việc tăng cường sức khỏe xương…
Khám phá sữa phát triển trí não với công thức dinh dưỡng tối ưu, hỗ…
Tìm hiểu về sữa xương khớp, công dụng vượt trội dành cho người thoái hóa…