Đau khớp vai xảy ra ở rất nhiều đối tượng khác nhau. Nếu chỉ đau vai không thì sẽ không có nhiều ảnh hưởng. Nhưng để lâu ngày thì nó lại ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau. Cụ từng cử động của cánh tay sẽ bị đau. Hôm nay, Bác sĩ Alo sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh đau vai cũng như hướng dẫn cách phòng và điều trị như thế nào?
Mục lục
Theo tổ chức Y tế thế giới thì ước tính có khoảng 20% dân số sẽ bị đau khớp vai hoặc các bệnh liên quan nhưng viêm quanh khớp vai thể đông đặc, đau khớp cổ vai gáy. Bệnh phổ biến chỉ sau đau cột sống thắt lưng. Đa phần người bị bệnh lại rơi vào nhóm những đối tượng trẻ. Phần lớn do thói quen làm việc sinh hoạt không lành mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc phải các triệu chứng của đau vai thì cũng không cần phải lo lắng. Vì khoa học công nghệ hiện đại hoàn toàn có thể chữa được bệnh này.
Đau khớp vai là tình trạng liên quan đến xương khớp. Nó liên quan đến nhiều bộ phận như dây chằng, dây thần kinh, các khớp quanh vai. Đau vai lâu ngày không được chữa trị sẽ dẫn đến viêm quanh khớp, khô khớp, cứng khớp.
Thông thường, khá hiếm người sẽ bị đau cả hai khớp vai. Nó chỉ diễn ra ở đau khớp vai phải hoặc đau khớp vai trái.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh khô đau khớp vai hoặc cả vùng bả phải chủ yếu vẫn là do thói quen sinh hoạt, quá trình lao động và nghề nghiệp của từng người. Cụ thể là:
– Làm việc dựa vào sức của vai quá nhiều như mang vác đồ nặng. Những chấn thương ban đầu người bệnh không thể biết được mà phải qua khám xét. Các nguy cơ gặp phải như trật khớp, rách sụn, gãy xương vai
– Thoái hoá khớp vai: Nó dẫn đến cơ đau từ cột sống lan xuống đốt sống, lưng, bả vai và cả đầu gối.
– Đau vai do đau cột sống thắt lưng, đau cổ tay, đau khuỷu tay…
Bệnh đau khớp bả vai phải thường sẽ có dấu hiệu dễ nhận biết. Bởi cơn đau sẽ diễn ra từ từ sau đó nặng dần lên đến khi người bệnh cảm thấy khó chịu. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
– Đau nhức nhẹ bên vai phải: Cơn đau xuất hiện khi bạn ngủ dây, cảm giác cứng khớp vai một lúc. Nếu xoa bóp thì cơn đau sẽ mất dần.
– Đau nhức khi cử động: Cánh tay khi vận động sẽ nhận thấy đau nhức dữ dội. Ban đầu ở bả vai phải sau đó lan ra toàn bộ xung quanh. Các dấu hiệu rõ nét sẽ khiến cơ vai bị biến dạng, làm vai cũng bị biến dạng theo.
Với nhiều người, đau khớp vai trái thường sẽ phổ biến, dễ gặp hơn. Biểu hiện chung là các vị trí bên trái, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc của bệnh nhân. Hiện tượng này thường là do lớp sụn khớp, màng dịch bao khớp bị tổn thương.
Thay vì tự uống thuốc giảm đau thông thường chỉ bớt triệu chứng thì phải tìm ra nguyên nhân. Các nguyên nhân thường là:
– Bị thoái hoá đốt sống cổ: Các đốt sống cổ bị khô lại, ít dịch nhầy nên cọ xát nhau chèn ép các rễ thần kinh làm khớp vai trái bị đau.
– Vôi hoá khớp vai: Đây là tình trạng lượng canxi bị thiếu hụt, dần dần bị vôi hoá.
– Trật khớp vai: Vai khớp bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu khiến vai trái bị đau nhức, tấy đỏ.
– Chấn thương: Do quá trình lao động, tai nạn ảnh hưởng đến khớp vai.
Dấu hiệu cần đi khám khi bị đau vai trái thường là:
– Cơn đau âm ỉ, kéo dài từ vùng vai trí sang vai phải, lan xuống cổ và lưng.
– Đau khi ngủ dây.
– Đau khi hoạt động, các động tác của vai và tay bị hạn chế.
– Xuất hiện triệu chứng tê bì, màng dịch cọ xát rễ thần kinh trên vai trái…
Bệnh đau khớp vai luôn gây ra những cơn đau và khó chịu trong cuộc sống. Đặc biệt làm ảnh hưởng đến công việc của nhiều người. hiện nay, bên cạnh đối tượng là người lao động chân tay nặng nhọc thì nhân viên văn phòng lại dễ gặp phải hiện tượng này nhất. Nguyên nhân là do họ ngồi làm việc lâu dài ở cùng một tư thế quá lâu. Khớp vai không được vận động linh hoạt, luôn trong trạng thái một vị trí lâu ngày dẫn đến cứng khớp.
Việc tự ý chữa đau viêm khớp vai ở nhà thường không mang lại hiệu quả gì. Nhất là sử dụng thuốc giảm đau chỉ giải quyết được bề nổi của “tảng băng trôi”. Nếu xuất hiện các triệu chứng đau ở vai phải, đau vai trái hay các bộ phận quanh vai thì nên đến bệnh viện khám bác sĩ chuyên khoa.
Đau khớp vai khám ở đâu uy tín, có bác sĩ chuyên về khoa xương khớp là hiệu quả nhất. Không sử dụng các dịch vụ khám thầy lang bên ngoài theo lời đồn tránh “tiền mất tật mang”.
Nhờ tiến bộ khoa học hiện đại mà ngày nay việc xét nghiệm, chẩn đoán phát hiện nguyên nhân đau khớp vai phải, đau khớp vai trái rất nhanh chóng và chính xác. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chẩn đoán chuyên khoa từ đó có những phương pháp điều trị cụ thể.
Cách chẩn đoán đau khớp vai cụ thể gồm có:
Các phương pháp điều trị ban đầu đa số sẽ dùng vật lý trị liệu phục hồi chức năng nhiều hơn. Hạn chế tối đa việc phải phẫu thuật vai, chỉ dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ:
Hầu hết các vấn đề về vai sẽ được hưởng lợi từ vật lý trị liệu .Các nhà vật lý trị liệu là những chuyên gia có thể giúp giảm đau vai của bạn và chỉ cho bạn cách cải thiện cách hoạt động của vai bằng cách sử dụng nhiều bài tập tăng cường và kéo giãn, xoa bóp và các kỹ thuật trị liệu khác.
Họ sẽ làm việc với bạn để cải thiện các triệu chứng và giúp vai của bạn hoạt động bình thường trở lại. Những gì họ đề xuất cho bạn sẽ phụ thuộc vào việc vấn đề của bạn là tình trạng ngắn hạn hay lâu dài. Hầu như tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi từ vật lý trị liệu, sử dụng các phương pháp như:
Trường hợp khớp vai bị sưng đau viêm khớp vai, bạn có thể bạn có thể tự điều trị bằng cách sử dụng các phương pháp nghỉ ngơi và chườm đá. Tránh vươn người ở trên cao, nhưng đừng cố định vai bằng cách đeo địu. Chườm đá vài giờ một lần để giảm viêm.
Cần xem lại những gì bạn làm thường xuyên. Những thay đổi nhỏ sẽ giúp bạn ổn định khớp vai mỗi ngày. Cụ thể như:
Thuốc không kê đơn như Acetaminophen (Tylenol) hoặc thuốc chống viêm không Steroid (NSAID), chẳng hạn như Ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc Naproxen (Aleve), có thể giúp giảm đau nếu bác sĩ đề nghị.
Nếu cơn đau vai của bạn phát triển chậm hoặc dai dẳng, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra. Bạn bị đau càng lâu thì khả năng cử động vai của bạn càng bị hạn chế và bạn không thể nhấc cánh tay qua đầu — một tình trạng được gọi là “vai bị đông cứng”. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia vật lý trị liệu, người sẽ quan sát cách bạn sử dụng vai và giúp bạn điều chỉnh chuyển động của mình để tăng cường cơ bắp tay quay và nới lỏng gân và dây chằng.
Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ chứng đau khớp vai của mình đang biến chứng sang bệnh mãn tính, viêm khớp vai khó chữa hơn. Bệnh viện sẽ buộc phải phẫu thuật để giúp giữa chức năng hoạt động của vai. Bên cạnh đó thực hiện lối sống lành mạnh, sinh hoạt đúng cách và thường xuyên rèn luyện thể thao để cơ thể luôn khỏe mạnh nhé.
Nguồn tham khảo: https://www.health.harvard.edu/pain/shoulder-pain-heres-what-you-can-do-to-treat-it-and-prevent-it
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.
Khám phá lợi ích của sữa xương khớp trong việc tăng cường sức khỏe xương…
Khám phá sữa phát triển trí não với công thức dinh dưỡng tối ưu, hỗ…
Tìm hiểu về sữa xương khớp, công dụng vượt trội dành cho người thoái hóa…
Khám phá lợi ích của sữa tốt cho tim mạch, bí quyết lựa chọn và…
Tìm hiểu cách lựa chọn sữa tim mạch để bảo vệ sức khỏe trái tim…
Khám phá cách chọn sữa cho người tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết hiệu…