Thoái hóa xương khớp

Đau khớp gối uống thuốc gì nhanh khỏi nhất?

Đau khớp gối có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu vẫn là người trưởng thành đặc biệt là các cụ già. Nguyên nhân gây đau khớp gối rất đa dạng như chế độ ăn uống, các bệnh lý khác, tuổi tác…Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh.Vậy khi bị đau khớp gối uống thuốc gì? Hãy cùng Bác sĩ Alo trả lời thắc mắc trên qua những thông tin sau đây nhé.

Đau khớp gối uống thuốc gì

Nguyên nhân đau khớp gối

Khớp gối là bộ phận trên cơ thể thường xuyên phải gánh chịu nhiều áp lực nên rất dễ bị tổn thương. Ở người lớn tuổi, đau khớp gối xảy ra khi lớp sụn bị thoái hóa, khiến đầu gối khó khăn khi di chuyển, gây sưng đỏ, đau đớn. Riêng với những người trẻ tuổi, triệu chứng đau khớp gối xuất hiện nhiều do những tác động khác nhau, phổ biến nhất là các nguyên nhân:

Đau khớp gối do chấn thương

Bất cứ các chấn thương vùng xương khớp ít nhiều cũng có nguy cơ để lại các di chứng liên quan. Trong đó, khớp gối là bộ phận rất nhạy cảm với các chấn thương. Chỉ một chấn thương do tai nạn cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây chằng, khớp gân, sụn, dịch khớp quanh gối, khiến đầu gối bị đau nhức.

Viêm vùng khớp gối

Viêm bao hoạt dịch: bao hoạt dịch là các sợi xơ mềm, ở bên trong bao khớp, giữ chức năng tiết ra dịch làm trơn, giúp nuôi dưỡng sụn khớp. Khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ gây ra các cơn đau nhức và làm cứng khớp gối.

Viêm gân bánh chè: gân bánh chè có chức năng quan trọng đối với hoạt động của đôi chân. Tình trạng viêm gân bánh chè xảy ra khi có các tổn thương ảnh hưởng đến phần dây chằng nối xương bánh chè đến xương ống quyển, gây ra tình trạng đau nhức khớp gối .

Viêm khớp gối: nếu đau khớp gối kèm theo các triệu chứng sưng, đỏ thì đây có thể là dấu hiệu của viêm khớp gối.

Tổn thương tại khớp gối

Sụn hoặc xương bị vỡ: Các tổn thương hoặc quá trình thoái hoá khớp gối, xương sụn có thể làm một mảnh xương, sụn bị vỡ ra, tạo thành dị vật khớp, làm kẹt khớp gối, khiến khớp gối đau khi cử động.

Trật xương bánh chè: khi xương bánh chè trật khỏi vị trí ban đầu sẽ gây ra các cơn đau nhức khớp gối, khiến người bệnh khó khăn khi hoạt động.

Do bệnh gout: đối với bệnh nhân bị gout thì đau khớp gối là một triệu chứng thường xuyên do các khối acid uric lắng đọng ở các khớp xương chèn ép dây thần kinh cảm giác, gây ra cơn đau khớp.

Điều trị đau khớp gối bằng thuốc tây y

Để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra thì đau khớp gối uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Với y học hiện đại, các loại thuốc điều trị đau khớp gối chủ yếu là chống viêm, giảm đau, giãn cơ, ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa nhằm phục hồi chức năng vận động.

Paracetamol

Đây là loại thuốc giảm đau thông thường được chỉ định đầu tiên. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp giữa Paracetamol với Tramadol, opioid để giảm đau nhanh chóng. Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào tình trạng đau khớp gối của từng trường hợp cụ thể.

Thuốc giảm đau chống viêm không chứa steroid

Một số loại phổ biến là: Aspirin, Celecoxib, Diclofenac, Ibuprofen… có tác dụng giảm đau, chống viêm rất tốt. Tuy nhiên, các loại thuốc này gây nhiều tác dụng phụ như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, thậm chí xuất huyết tiêu hóa.

Thuốc bôi ngoài da

Thuốc bôi ngoài da như Voltaren Emulgel cũng có tác dụng giảm đau, chống viêm và rất ít tác dụng phụ. Người bệnh có thể bôi tại khớp gối từ 2 – 3 lần/ngày.

Thuốc tiêm corticoid

Một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc tiêm trực tiếp vào khớp gối. Tuy nhiên, khi tiêm corticoid phải cân nhắc kỹ và thực hiện đúng thời gian của liệu trình mới có thể làm giảm phản ứng viêm trầm trọng. Trường hợp lạm dụng và tiêm không đúng cách sẽ gây ra các tai biến nặng như nhiễm trùng khớp, hoại tử, teo da, teo cơ…

Người bệnh không nên sử dụng thuốc giảm đau khớp gối có chứa corticoid bằng đường uống.

Thuốc bổ trợ cho khớp gối, làm chậm quá trình tổn thương

Hiện nay, một số người có xu hướng sử dụng các loại thuốc bổ trợ cho khớp gối như glucosamin sulfat, chondroitin sulfat, diacerein, piascledine…Đây là các loại thuốc thường được dùng kết hợp với thuốc giảm đau, kháng viêm trong suốt thời gian bị bệnh. Các thuốc này có tác dụng bổ sung dịch ổ khớp, nuôi dưỡng sụn khớp…

Glucosamin sulfat

Glucosamin sulfat là một chất được sử dụng khá phổ biến hiện nay, có tác dụng giảm đau đầu gối từ trung bình đến nặng. Tuy nhiên, chất này không có hiệu quả đối với người bị đau đầu gối nhẹ, bị đau trong thời gian dài hoặc thừa cân.

Cách sử dụng:

Glucosamin sulfat 750mg dạng viên nén và dùng 3 lần/ngày.

Tuy nhiên, có nhiều dạng glucosamin khác nhau nên người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Trong một số trường hợp sử dụng glucosamin sulfat gây ra tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy, buồn ngủ, đau đầu, ợ hơi, buồn nôn, phát ban hoặc có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và insulin. Vì vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Chondroitin sulfat

Chondroitin sulfat có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm khớp, có thể kết hợp sử dụng với glucosamin.

Sử dụng từ 1000 – 1200mg/ngày, có thể uống 1 lần hoặc 2 – 3 lần/ngày, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân, độ tuổi, tiền sử bệnh để có liều lượng thích hợp. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Không sử dụng chondroitin sulfat trong trường hợp: phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em, người bị tái biên tim mạch, người bệnh mới phẫu thuật hoặc bị bỏng lớn, vận động viên thể hình hoặc cử tạ cần phát triển cơ bắp.

Chondroitin sulfat có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, táo bón, rụng tóc, phù chi dưới, phù mi mắt, hen suyễn, đau dạ dày, buồn nôn, nổi mề đay, ngứa.

Chondroitin sulfat giúp điều trị các bệnh về xương khớp, tuy nhiên người bệnh cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, tránh gây ra tác dụng không mong muốn.

Diacerein

Diacerein là một loại thuốc thuộc nhóm antraquinone và được sử dụng để điều trị các triệu chứng liên quan đến bệnh thoái hoá khớp, viêm khớp. Thuốc này hoạt động chậm và được sử dụng như một phương pháp điều trị lâu dài viêm khớp mãn tính.

Sử dụng diacerein có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau dạ dày, buồn nôn, nôn, vàng da và mắt, nước tiểu màu vàng đậm, tăng men gan, da dị ứng…

Đây là thuốc đặc trị nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng và cách sử dụng.

Piascledine

Piascledine được sử dụng trong việc điều trị các bệnh về viêm xương khớp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người dùng có thể gặp phải tác dụng phụ của thuốc như đau bụng, tiêu chảy.

Tùy tình trạng sức khỏe, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng vì đây là thuốc đặc trị.

Điều trị đau khớp gối bằng thuốc đông y

Những bài thuốc dân gian dưới đây sẽ giúp bạn kịp thời “đối phó” được với cơn đau xương khớp khi chúng ghé đến bất ngờ:

Hỗn hợp mật ong và bột quế

Kết hợp mật ong với bột quế sẽ tạo thành bài thuốc chữa viêm khớp hữu hiệu bởi 2 nguyên liệu này đều có tính ấm và kháng khuẩn rất tốt. Bạn chỉ cần hòa 1 thìa cà phê bột quế, 2 thìa cà phê mật ong cùng một chút nước ấm để tạo thành hỗn hợp sền sệt.

Thoa một lớp mỏng hỗn hợp này lên vùng khớp bị đau và giữ như vậy trong khoảng 20 phút. Mỗi ngày đắp 1 lần và duy trì trong 1 tuần, bài thuốc mật ong kết hợp bột quế không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp giảm sưng khớp.

Rượu nếp ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì hay còn gọi là cây sâm nam khi nấu cùng gạo nếp sẽ tạo thành món cơm rượu nếp có tác dụng giảm đau nhức xương khớp. Nguyên liệu cần có để nấu loại cơm rượu này là 50g ngũ gia bì, 500g gạo nếp và chút men rượu.

Trước tiên, bạn sắc ngũ gia bì đã rửa sạch với khoảng 3 bát nước trong 30 – 40 phút (để lửa nhỏ). Tiếp đó, bạn lọc lấy nước ngũ gia bì dùng làm nước nấu cơm nếp.

Khi cơm nếp chín, bạn xới cơm lên và để nguội rồi trộn đều với men rượu đã chuẩn bị. Cuối cùng, chờ cơm nếp lên men rồi chắt lấy nước uống trong 7 ngày, cảm giác đau nhức xương khớp sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Đắp cam nướng phèn chua

Cam nướng phèn chua và hành khô có lẽ là bài thuốc giảm đau giảm viêm xương khớp ít phổ biến nhất vì khâu thực hiện khá phức tạp. Bạn phải cắt bỏ 1 khoanh nhỏ ở phần đầu và khoét một lỗ nhỏ dọc giữa quả cam rồi cho 2 thìa cà phê hành khô băm nhuyễn cùng chút phèn chua vào bên trong.

Nướng quả cam đã ướp hành và phèn chua trên than cho đến khi vỏ cam chuyển màu đen thì bạn lấy ra để nguội. Sau đó, cắt từng lát cam mỏng đắp lên khớp bị đau và giữ trong khoảng 15 phút. Vừa đắp cam vừa xoa bóp nhẹ nhàng sẽ làm dịu cơn đau và giảm căng cơ.

Bài thuốc từ rễ cây đinh lăng

Thành phần của rễ cây đinh lăng có chứa rất nhiều axit amin và vitamin có tác dụng tăng cường sức đề kháng và độ dẻo dai cho xương khớp.

Cách làm:

– 30g rễ cây đinh lăng và 2 lít nước lọc

– Lấy rễ cây đinh lăng rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ sau đó cho vào chảo sao khô. Đến khi rễ chuyển sang màu vàng thì tắt bếp và cho vào nồi sắc với 2 lít nước. Sắc đến khi còn ½ nước thì tắt bếp, chắt nước uống dần. Uống liên tục trong vòng từ 7 – 10 ngày.

Bài thuốc từ củ nghệ

Trong củ nghệ có chứa thành phần curcumin có tác dụng giảm đau nhức và giảm tê cứng xương khớp.

Cách thực hiện như sau:

Bạn dùng 1 thìa tinh bột nghệ nguyên chất, 1 lòng đỏ trứng gà và 2 thìa dầu dừa, trộn đều tất cả các hỗn hợp vào với nhau và cho vào máy xay xay nhuyễn. Sau đó đổ ra và chắt lấy nước uống trực tiếp. Ngày uống 1 lần và duy trì liên tục trong vòng 2 tuần.

5/5 - (1 bình chọn)

Recent Posts

Sữa Cỏ – Hiểm Họa Tiềm Ẩn

Hiểm Họa Tiềm Ẩn Từ Sữa Giả Trên Thị Trường Hiện Nay Khám phá sự…

2 giờ ago

Sữa Xương Khớp: Bí Quyết Vàng Cho Sức Khỏe Xương Khớp Toàn Diện

Khám phá lợi ích của sữa xương khớp trong việc tăng cường sức khỏe xương…

3 giờ ago

Sữa Phát Triển Trí Não: Bí Quyết Nuôi Dưỡng Sự Thông Minh

Khám phá sữa phát triển trí não với công thức dinh dưỡng tối ưu, hỗ…

5 giờ ago

Sữa Xương Khớp Giải Pháp Cho Thoái Hóa Cột Sống Và Khớp

Tìm hiểu về sữa xương khớp, công dụng vượt trội dành cho người thoái hóa…

1 ngày ago

Sữa Tốt Cho Tim Mạch – Sống Khỏe Mỗi Ngày

Khám phá lợi ích của sữa tốt cho tim mạch, bí quyết lựa chọn và…

1 ngày ago

Sữa Tim Mạch – Giải Pháp Vàng Dành Cho Cả Nhà

Tìm hiểu cách lựa chọn sữa tim mạch để bảo vệ sức khỏe trái tim…

2 ngày ago