“Bàn tay ta làm nên tất cả” nhưng sẽ thế nào nếu như nó bị đau. Không chỉ đau ở một bộ phận mà đau ở ngón tay mà ở cổ tay, khuỷu tay cũng rất dễ bị tổn thương. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nên những bệnh khác, biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng chuyên gia Bác sĩ alo tìm hiểu đau khớp cổ tay và phương pháp điều trị trong bài viết này.
Mục lục
Đau khớp tay được hiểu là ở tất cả những bộ phận có khớp. Đau khớp ở 10 ngón tay, đau khớp ở cổ tay và đau khớp ở khuỷu tay là phổ biến nhất. Đa số người bị viêm khớp thường là những người đã có tuổi. Lúc này dịch khớp đã bị giảm đi nhiều nên mọi hoạt động của cánh tay, bàn tay không được linh hoạt. Nhưng đôi khi nó đã xảy ra ở những người rất trẻ. Căn bệnh xương khớp này nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh.
Đầu tiên phải kể đến bệnh đau ở cổ tay. Nơi mà phải hoạt động nhiều nhất, thường xuyên chịu tác động từ bên ngoài hoặc bên trong. Phần khớp của cổ tay sẽ bị bào mòn dần theo tuổi tác hoặc do bị chấn thương làm lộ phần xương. Không còn phần sụn đệm, phần dịch nhầy khiến khớp bị đau khi cử động hoặc xoay ngang, xoay dọc.
Các dấu hiệu thường gặp đó là cứng khớp, sưng đỏ, hạn chế khả năng làm việc. Khi bị đau khớp bạn có thể bị dẫn đến các bệnh như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp sau chấn thương, đau khớp cổ tay sau sinh.
Bệnh đau khớp cổ tay có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm gân ( biểu hiện viêm gân thường đau xung quanh khớp, nghỉ ngơi sẽ đỡ đau hơn). Còn viêm cổ tay thì chỉ đau ở chỗ viêm mà thôi, có xu hướng tiến triển theo thời gian ngay cả khi nghỉ ngơi cũng bị đau, tê tay. Chính vì vậy cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể. Sử dụng thuốc đúng bệnh.
Ngón tay của chúng ta phải hoạt động mỗi ngày với rất nhiều động tác khác nhau. Nếu bị đau khớp cổ tay ngón cái hay nhiều ngón khác thì bạn cần theo dõi sát sao bệnh lý tránh để lâu dài.
Mọi người thường chủ quan khi ban đầu chỉ là những cơn đau nhức do làm việc quá nhiều. Tưởng rằng chỉ cần xoa bóp, dừng làm việc là đủ. Tuy nhiên, tình trạng sẽ bị gia tăng và mạnh đau hơn khiến toàn bộ bàn tay bị đau đớn. Nặng hơn sẽ bị sưng tấy, nóng đỏ, kéo dài liên tục đau đớn.
Viêm khớp có thể xuất hiện ở bất kỳ ngón nào. Như khớp ngón cái, khớp ngón út, tình trạng các sụn khớp bị mòn đi và thoái hoá. Thường gọi là thoái hoá khớp ngón diễn ra trong nhiều năm chứ không phải biểu hiện ngay ra. Chính vì vậy bệnh nhân khó phát hiện ra bệnh sớm.
Bị đau khớp phần lớn do lão hoá và một phần vì chấn thương. Những chấn thương do tai nạn khiến bong gân nặng, gãy xương, chấn thương khớp tác động mạnh đến hoạt động của khớp.
Đối tượng nhân viên văn phòng, vận động viên thể thao chơi golf, tennis, quần vợt… là nhóm người dễ bị bệnh đau khớp cổ tay nhất.
Khớp cổ tay đau phát sinh do rất nhiều yếu tố. Phổ biến thường là:
Một số nguyên nhân khác do thói quen sinh hoạt hàng ngày, công việc. Phụ nữ mang thai, có tiền sử bệnh tiểu đường cũng có khả năng bị đau khớp cổ tay sau sinh.
Tình trạng đau khớp cổ tay thường có các triệu chứng là:
Cơn đau ở mỗi bệnh nhân sẽ có biểu hiện khác nhau. Thời kỳ đầu có thể tự biến mất nhưng khi đau biến thành viêm nghiêm trọng phần sụn giữa các khớp sẽ bị bào mòn. Hàng rào bảo vệ bị phá vỡ cổ tay có thể bị đau ngay cả khi không có bất kỳ hoạt động nào.
Khớp tay sẽ không vận động được thoải mái, thường xuyên bị co cứng rất khó chịu.
Các mô sụn cổ tay có chức năng bảo vệ khớp xương. Nếu tình trạng sưng viêm sẽ làm tổn thương. Nặng hơn là các dịch khớp bị khô, viêm nên cảm giác sưng đau càng mạnh mẽ.
Tình trạng biến dạng dễ nhận thấy nhất ở khớp. Khi viêm khớp cổ tay phát triển thì các dây chằng trở nên yếu hơn. Nó làm biến dạng cả bàn tay của người bệnh.
Khi bị đau khớp ở tay người bệnh sẽ có khá nhiều biển hiện. Cơn đau đầu tiên xuất hiện thoáng qua ở các khớp. Lúc đầu mọi người còn chủ quan nên về sau nó sẽ biến chứng nặng hơn thành cứng khớp, vận động khi đau. Nếu để lâu dài bệnh thành viêm khớp mãn tính khó chữa. Nặng hơn là những biến dạng ở cổ tay, khuỷu tay. Chúng dễ bị tổn thương ngay cả khi bạn chỉ vận động nhẹ nhàng.
Để giúp xác định đúng bệnh đang mắc phải là gì và hướng điều trị ra sao thì cần đi thăm khám bác sĩ. Chuyên gia sẽ hỏi bệnh nhân về tình trạng hiện tại, trước đây. Các dấu hiệu của bệnh như thế nào sau đó chỉ định các để chẩn đoán bệnh bằng cách:
Qua hình ảnh X-quang thì bác sĩ sẽ nhận biết được hình thái khớp và xương của bệnh nhân nhân như thế nào. Hình ảnh sẽ giúp quan sát được cấu trúc khớp, mô sụn, dây chằng cấu thành nên khớp cổ tay, khuỷu tay. Từ đó bác sĩ sẽ khoanh vùng được khả năng gây viêm là do đâu.
Dịch khớp được chọc hút để xem có bị nhiễm trùng do vi khuẩn, viêm khớp dạng thấp/ viêm khớp vảy nến ( kháng thể trong dịch khớp), bệnh gout ( có tinh thể muối urat trong khớp).
Đo xung điện thần kinh nhằm xác định độ chèn ép dây thần kinh, xác định khả năng di chuyển của khớp.
Một số xét nghiệm máu, nội soi khớp sẽ được chỉ định nếu cần thiết.
Phương pháp điều trị bệnh đau khớp cổ tay khá đa dạng. Bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân để chỉ định biện pháp chữa trị. Nếu nhẹ thì chỉ cần dùng các biện pháp hỗ trợ vật lý trị liệu. Nặng hơn thì phải dùng đến thuốc hoặc can thiệp.
Những biện pháp chữa viêm khớp tay hiệu quả
Những cơn đau âm ỉ, ê ẩm, tê cứng khớp bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân thuốc dòng đặc trị như Paracetamol, NSAID, Colchine,… chuyên dùng để giảm bớt đau nhức cũng như chống viêm.
Dòng thuốc Colchine, Probenecid, Allopurinol, Febuxostat,…vừa giảm đau, vừa điều chỉnh nồng độ axit uric trong máu. Nó cũng thường được dùng để trị viêm đau khớp do bệnh Gout.
Thuốc thấp khớp Methotrexate được chỉ định chữa khớp cổ tay, viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp vảy nến. Nếu đau nhức hơn có thể tiêm corticoid nội khớp theo chuyên gia chỉ định. Nó giúp giảm viêm mạnh, nhanh chóng nhưng lại có tác dụng phụ lớn. Do vậy cần được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn.
Nhóm thuốc giãn cơ, giảm đau nhức thần kinh. Nếu xảy ra thoái hóa khớp bác sĩ sẽ kê cho những loại thuốc khác.
Chữa đau khớp bằng cách thực hiện các phẫu thuật chỉ đến giai đoạn cuối. Tình trạng bệnh không đáp ứng các biện pháp khác.
Đau khớp tay nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc không hẳn là tốt. Bạn hãy tham khảo các bài thuốc dân gian. Trong đông y cũng rất hay sử dụng bài thuốc này.
Cụ thể gồm có:
Ngải cứu là một loại cây gia vị quen thuộc trong nhiều bữa ăn của gia đình Việt. Trong đông y nó còn được sử dụng như một bài thuốc hỗ trợ về bệnh khớp. Dùng một nắm lá ngải rửa sạch để ráo nước và rang cùng với muối. Khi lá ngải nóng thì cho vào một mảnh vải rồi chườm lên vùng khớp tay đau.
Thường xuyên áp dụng hàng ngày thì tình trạng sưng viêm sẽ nhanh chóng biến mất.
Gừng cũng là một loại gia vị có nhiều công dụng đối với sức khoẻ của con người. Trong gừng cũng có nhiều tinh dầu. Cách thực hiện chữa đau khớp bằng gừng là rửa sạch và cắt lát mỏng. Cho vào chảo cùng muối rồi rang nóng lên. Cho vào khăn mỏng chườm lên vùng khớp cổ tay, khuỷu tay bị đau.
Bên cạnh dùng thuốc thì những bài tập vật lý trị liệu tại nhà cũng rất hiệu quả cho người bị bệnh khớp. Bạn hãy thực hiện bài tập nắm bàn tay vào và xoè ra. Thực hiện từ từ, không nên siết quá chặt để các ngón được duỗi thẳng. Mỗi lần thực hiện 10 lần mỗi tay.
Cổ tay thì để căng cơ, giãn cơ. Giữ cánh tay phải lòng bàn tay úp xuống, tay trái nhấn bàn tay phải xuống cho đến khi căng ở cổ và cánh tay. Mỗi lần thực hiện 10 lần. Những bài tập này rất đơn giản thường có trong bộ môn yoga. Có điều kiện tham tham các lớp tập yoga rất tốt, được giảng viên hướng dẫn cụ thể.
Trong quá trình đau khớp thì dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng. Có những thực phẩm cần ăn kiêng hoặc đồ nên ăn. Viêm khớp nói chung và khớp tay nên bổ sung loại acid béo thường có trong dầu cá, dầu hạnh nhân, các loại cá hồi, cá thu, cá trích. Omega 3 có trong các loại thực phẩm có tác dụng trong việc giảm bớt các triệu chứng vào buổi sáng, tăng tiết dịch nhờn.
Nên ăn các loại trái cây rau củ màu xanh, đỏ, cam có nhiều vitamin tốt cho xương. Không nên ăn đồ có nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh và đồ chế biến sẵn. Người bị bệnh xương khớp được khuyên ăn cá nhưng với hải sản thì lại không nên ăn. Những loại tôm, cua, sò thường chứa nhiều kẽm. Thành phần tăng nguy cơ phá huỷ các sụn khớp. Điều này khiến cho những lớp sụn bị va vào nhau gây tiếng kêu hoặc sưng đau sau khi ăn hải sản.
Đau khớp tay người bệnh không nên lười vận động. Cần thực hiện những bài tập liên quan đến khớp để cho chúng được linh hoạt, tránh cứng khớp làm cho tay bị cứng liệt vĩnh viễn.
Bị viêm khớp, sưng đau khớp không thể tránh khỏi việc phải dùng đến thuốc. Do vậy, các bệnh nhân nên lựa chọn và sử dụng đúng loại nhằm hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi hơn. Những thực phẩm chức năng nên tìm hiểu về thành phần, công dụng và các tác dụng phụ xung quanh để tránh.
Các bài tập đơn giản chỉ với cổ tay sẽ làm tăng sự dẻo dai của bàn tay. Bàn tay có thể cử động các khớp một cách trơn tru nhất. Sau đây là hướng dẫn:
Bài 1: Khởi động: Chườm ấm cho cổ tay, khớp ngón bằng nước ấm để làm giãn các cơ, dây chằng
Bài 2: Nắm tay: Nắm chặt tay và giữ sau đó bung ra. Cố gắng căng từng ngón rồi lại nắm lại. Lặp lại từ 4-6 lần.
Bài 3: Căng tay: Úp bàn tay xuống bàn hoặc trên mặt phẳng. Không dùng lực tác động lên khớp cổ tay mà giữ tự nhiên.
Bài 4: Móng vuốt: Giơ hai bàn tay ra phía trước, lòng bàn tay hướng vào nhau. Sau đó co các đầu tay lại, cho các móng chạm vào gốc ngón tay. Giữa khoảng 1 phút rồi thả ra, sau đó lặp lại tương tự khoảng 4 lần.
Bài 5: Tăng sức nắm: Cầm 1 quả bơi hơi nhỏ, dùng lực ép bóng càng chặt càng tốt, giữ vài giây rồi thả ra.
Lưu ý các bài tập tay không cần sử dụng gắng sức hay thường xuyên. Có thể mỗi ngày tập một ít hoặc 2 ngày tập một lần. Không nên để vùng khớp bị tổn thương vì căng cơ quá nhiều.
Đau khớp cổ tay dựa vào nguyên nhân của nó hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Đồng thời điều trị đúng cách thì cũng dứt điểm được các triệu chứng. Các chuyên gia khuyên mọi người nên có lối sống lành mạnh, rèn luyện thể thao đúng cách để không chỉ khớp tay mà một số khớp khác đều khỏe mạnh, hạn chế đau, viêm khớp.
Trong công việc không nên dùng bàn tay cầm nắm những vật nặng quá lâu, quá nặng. Nên tùy theo cảm nhận của cơ thể. Nên bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tăng cường rau xanh, các loại cá giàu omega 3 hay các loại hạt. Hạn chế ăn quá nhiều thị đỏ, đồ chế biến sẵn, đồ ăn mặn hay quá nhiều đường.
Phát hiện dấu hiệu triệu chứng đau khớp cổ tay khác so với các dạng đau thông thường thì hãy khám bác sĩ ngay. Không để tình trạng đau kéo dài dẫn đến viêm khớp, thoái hoá khớp cổ tay.
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.
Mấy ngày qua, tôi xem trên mạng xã hội chia sẻ rằng việc ăn dưa…
Trong những ngày rét, nhiều người thích quây quần cùng nhau thưởng thức lẩu. Nhưng…
Măng tươi và măng khô đều là thực phẩm giàu chất xơ và khoáng chất…
Tôi có sở thích uống rượu mạnh, mỗi lần dùng khoảng 5-6 chén. Tôi cần…
Bác sĩ người Mỹ Sam Ghali đã chia sẻ thông tin sức khỏe của người…
Bác sĩ phẫu thuật người Mỹ Vivek Murthy tin rằng có mối liên hệ mạnh…