Mỡ máu cao có thể gây nên hàng loạt các vấn đề về sức khỏe. Việc biết được chỉ số máu nhiễm mỡ bao nhiêu là cao giúp chúng ta chủ động trong việc kiểm soát và phòng ngừa mỡ máu cao, bảo vệ sức khỏe.
Mỡ máu còn được gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu hay máu nhiễm mỡ. Bình thường trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid… Nếu các chỉ số này vượt quá mức cho phép thì gọi là mỡ máu cao. Cholesterol cao là chỉ số máu nhiễm mỡ đặc trưng.
Theo các bác sĩ, cholesterol trong máu được tạo thành từ một nhóm các chất béo cần thiết cho cơ thể. Những chất béo này được sản xuất trong gan để ổn định màng tế bào và làm cho chúng thấm các chất dinh dưỡng. Khi lượng cholesterol trong máu vượt quá mức bình thường, bệnh nhân có thể có nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch, làm tăng huyết áp, tắc nghẽn mạch máu đặc biệt mạch máu ở não và mạch vành, làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ về sau. Chính vì thế, mỡ máu cao luôn là nỗi lo sợ, ám ảnh của tất cả mọi người.
Các nguyên nhân gây ra mỡ máu cao bao gồm:
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
Bệnh mỡ máu gia đình là do rối loạn di truyền.
Cha hoặc mẹ truyền cho con đoạn gen bị đột biến dẫn đến thụ thể LDL bị mất hay rối loạn chức năng. Nghĩa là cơ thể không thể loại bỏ LDL ra khỏi máu, từ đó dẫn đến tăng nồng độ LDL máu đến mức nguy hiểm.
Một vài nhóm người như Người Canada-Pháp, người Leban đạo Cơ-đốc, và một vài nhóm người ở Nam Phi, bao gồm người Afrikan, Ashkenazi hồi giáo, và Ấn Độ, có nguy cơ cao mắc bệnh mỡ máu gia đình.
Có nhiều loại mỡ máu cao gây ra các ảnh hưởng khác nhau lên cơ thể. Các bác sĩ phân loại chúng dựa vào các loại chất béo liên quan và sự ảnh hưởng của từng loại lên cơ thể.
Loại III: Là rối loạn chuyển hóa lipoprotein máu do di truyền, gây ảnh hưởng đến lipoprotein. Nó còn xảy ra khi nồng độ LDL trong máu quá thấp, nhưng nồng độ HDL vẫn bình thường. Một đặc tính điển hình của loại III là sự xuất hiện của xanthoma, hay các mảng vàng, vàng xám trên mí mắt và xung quanh mắt.
Loại III là tăng nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh động mạch ngoại biên sớm.
Loại IV: Loại IV, hay tăng triglycreride máu, làm tăng nồng độ triglycerid máu hơn là tăng cholesterol. Loại này cũng dẫn đến béo phì, đường máu cao, và nồng độ insulin cao.
Bệnh nhân có thể không nhận ra đã mắc bệnh cho đến khi trưởng thành.
Chỉ số máu nhiễm mỡ bao nhiêu là cao ?
Chỉ số cholesterol toàn phần trong máu lớn hơn 5,2 mmol/lít và chỉ số LDL-c lớn hơn 3,4mmol/l được gọi là mỡ máu cao. Chỉ số triglyceride ở mức trên 2,26 mmol/l được gọi là triglyceride cao. Chỉ số cholesterol xấu và triglyceride đều cao được gọi là tăng mỡ máu hỗn hợp. Mỡ máu cao thường được phát hiện thông qua xét nghiệm máu và khám sức khỏe định kỳ.
Hầu hết mọi người chỉ phát hiện bệnh khi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng, gây nhiều tổn thương cho các cơ quan và cơ thể bởi máu nhiễm mỡ không có triệu chứng điển hình. Đặc biệt, bệnh lý này ở người trẻ diễn biến âm thầm, khó nhận biết, khiến nhiều người chủ quan.
Một số triệu chứng người bệnh có thể gặp phải như:
– Khi bệnh chưa tiến triển sang giai đoạn cuối: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thở gấp, tim đập nhanh, đau tức ngực,…
– Khi bệnh phát triển đến giai đoạn cuối: Đau tim, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,…
Một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ban vàng dưới da, thể hiện là các nốt phồng nhỏ có bề mặt bóng loáng, màu vàng. Ban vàng dưới da có thể xuất hiện khắp cơ thể, kích thước lớn gây mất thẩm mỹ.
Đây là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:
Hàm lượng mỡ trong máu cao cùng rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch như: xơ vữa động mạch, tắc mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
Gây bệnh viêm tụy
Viêm tụy là biến chứng nguy hiểm của bệnh. Nguyên nhân do hàm lượng triglyceride trong máu cao tác động gây sưng viêm tuyến tụy với các triệu chứng như: sốt, nôn, đau bụng dữ dội, đi ngoài, nhịp thở nhanh,… Viêm tụy cấp diễn biến phức tạp, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Tai biến mạch máu não
Cholesterol và Triglyceride trong máu cao ở bệnh nhân máu nhiễm mỡ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm máu cung cấp đến não. Lâu dần lòng động mạch ngày càng thu hẹp, nguy cơ tai biến mạch máu não.
Suy giảm chức năng gan
Bệnh lý này là một trong những nguyên nhân chính gây gan nhiễm mỡ cũng như các bệnh lý về gan khác.
Cao huyết áp
Bệnh nhân máu nhiễm mỡ thường gặp tình trạng lưu thông máu tới các cơ quan kém do hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn. Khi đó áp suất máu cũng tăng, nguy cơ gây bệnh cao huyết áp.
Chế độ ăn cho người mỡ máu giúp cải thiện bệnh sau 3 tháng
Máu nhiễm mỡ do nhiều nguyên nhân gây nên. Một phần lớn người mắc bệnh là do chế độ ăn uống luyện tập hàng ngày. Vậy nên, chế độ ăn cho người mỡ máu như thế nào để cải thiện bệnh là điều mà nhiều người quan tâm. Hãy tham khảo chế độ ăn cho người mỡ máu cao mà chúng tôi đưa đến cho các bạn.
Người bị máu nhiễm mỡ cần đi xét nghiệm máu thường xuyên hơn để theo dõi tình trạng bệnh. Người bệnh cần nghe nhiều hơn những lời khuyên và điều trị theo đơn thuốc từ chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, điều quan trọng nữa mà người bệnh máu nhiễm mỡ không thể không thực hiện. Đó là tuân thủ những nguyên tắc trong chế độ ăn cho người mỡ máu.
Sau đây là 5 nguyên tắc tối thiểu nhất mà mỗi người bệnh cần thực hiện nếu muốn cải thiện tình trạng bệnh.
Bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn các thực phẩm chứa ít cholesterol
Điều đầu trong chế độ ăn cho người mỡ máu là không cholesterol
Đây là nguyên tắc mà người bệnh cần lưu ý đầu tiên bởi lượng cholesterol tăng lên sẽ làm cho lượng mỡ có trong máu cũng tăng theo. Các thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp mà người bệnh nên lựa chọn như: rau xanh, ngũ cốc, thịt nạc, bí đỏ, nấm hương, hoa quả,..
Các chất béo no làm tăng nguy cơ gây tắc động mạch, vì vậy việc hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo no là điều cần thiết, chất béo này thường có trong mỡ và nội tạng của động vật, khi sử dụng sữa thì nên lựa chọn loại có hàm lượng chất béo thấp khoảng 1 – 2%. Trong chế biến đồ ăn máu nhiễm mỡ nên lựa chọn các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật thay cho các loại dầu có chiết xuất từ mỡ động vật.
Hàm lượng chất xơ trong nước ép đã giảm đi rất nhiều, với người bị bệnh máu nhiễm mỡ cần tăng cường lượng chất xơ, mà chất xơ trong hoa quả lại có tác dụng làm giảm lượng chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể, ngoài ra nó còn cải thiện đáng kể tình trạng tiêu hóa.
Ngoài kiêng các chất béo no người bệnh máu nhiễm mỡ cần kiêng ăn thịt đỏ bao gồm thịt trâu, thịt bò, thịt lợn…Bởi trong thịt đỏ có chứa nhiều cholesterol, nếu người bệnh sử dụng các loại thịt đỏ thường xuyên với số lượng lớn sẽ làm cho chỉ số máu nhiễm mỡ sẽ càng ngày càng gia tăng. Thay bằng việc sử dụng thịt đỏ người bệnh nên sử dụng các loại thịt trắng như: thịt cá, thịt gà loại bỏ da, thịt vịt,..
Vào buổi tối lượng năng lượng mà cơ thể tiêu thụ là rất ít nên nếu người bệnh ăn tối quá muộn sẽ làm lượng cholesterol bị ứ đọng lại từ đó rất dễ dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. Chính vì vậy người bệnh cần lên cho mình một lịch trình ăn uống cụ thể nếu muốn điều trị căn bệnh máu nhiễm mỡ. Ngoài ra, người bệnh máu nhiễm mỡ không nênsử dụng rượu bia, thuốc lá và các đồ uống chứa chất kích thích.
Bên cạnh việc bổ sung các nhóm thực phẩm giảm mỡ máu thì không ít người đang mơ hồ về việc phải kiêng những gì? Một chế độ ăn cho người mỡ máu sẽ hiệu quả khi có sự kết hợp với việc kiêng những thực phẩm sau:
– Những sản phẩm từ thịt béo bao gồm thịt đỏ, da gia cầm, bơ, mỡ heo, nội tạng động vật… thường có hàm lượng cholesterol và chất béo bão hoà cao, do đó dễ làm tăng cholesterol, cực kì không tốt cho hệ tim mạch.
– Thực phẩm chế biến sẵn (thịt hộp) thường chứa nhiều chất béo đã chuyển hoá và làm tăng hàm lượng triglyceride lên mức đáng kể. Điều này hoàn toàn không tốt cho cơ thể của bạn.
– Các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào là nguồn gốc của chất béo chuyển hóa bao gồm khoai tây chiên, bánh nướng, bánh rán, bơ thực vật… cũng là nguyên nhân làm tăng cholesterol xấu gây mỡ máu cao.
– Tránh ăn đường tinh luyện thường có trong thực phẩm chế biến như bánh kẹo, nước ngọt có gas.
– Hạn chế tối đa sử dụng các thức uống có cồn như rượu, bia và các loại chất kích thích khác như thuốc lá, thuốc lào.
Tóm tắt
Bệnh mỡ máu cao là yếu tố nguy cơ lớn dẫn đến bệnh tim mạch. Đây là tình trạng nồng độ cholesterol LDL và tricglycerid trong máu quá cao.
Bác sĩ xem lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) là cholesterol xấu và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) là cholestrol tốt.
Nhược giáp, chế độ ăn nhiều chất béo, và bị thừa cân là những nhân tố góp phần làm tăng cholesterol. Tuy nhiên, một vài loại mỡ máu cao là do di truyền.
Hoạt động thể chất thường xuyên và chế độ ăn giàu chất béo tố có thể cải thiện sự cân bằng của cholesterol trong máu và giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe. Chúc mọi người luôn có sức khỏe tốt .
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.
Hiểm Họa Tiềm Ẩn Từ Sữa Giả Trên Thị Trường Hiện Nay Khám phá sự…
Khám phá lợi ích của sữa xương khớp trong việc tăng cường sức khỏe xương…
Khám phá sữa phát triển trí não với công thức dinh dưỡng tối ưu, hỗ…
Tìm hiểu về sữa xương khớp, công dụng vượt trội dành cho người thoái hóa…
Khám phá lợi ích của sữa tốt cho tim mạch, bí quyết lựa chọn và…
Tìm hiểu cách lựa chọn sữa tim mạch để bảo vệ sức khỏe trái tim…