Chỉ số Lipid máu hay còn được gọi là “mỡ máu”, là một thành phần quan trọng đối với cơ thể. Trong thực tế, lipid máu bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó quan trọng nhất là cholesterol.
Nhiều người vẫn nghĩ là cholesterol là thành phần “ xấu” trong cơ thể , là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh . Nhưng thực tế cholesterol là một chất quan trọng có mặt ở nhiều cơ quan, bộ phận cơ thể cũng như trong các hormon của cơ thể, giúp cho cơ thể phát triển và hoạt động bình thường khỏe mạnh.
Vì là chất mỡ không hòa tan trong nước, cholesterol và các chất mỡ như triglyceride phải kết hợp với chất dễ tan trong nước là lipoprotein để dễ di chuyển trong máu .Có hai loại cholesterol chính là loại “ mỡ tốt” và loại “ mỡ xấu”. Chúng ta cần hiểu rõ sự khác nhau giữa hai loại này và hiểu biết về nồng độ của chúng trong máu của bạn như thế nào là tối ưu. Mỡ máu tăng cao khi loại xấu tăng và loại tốt giảm, gây ra nhiều loại bệnh tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não…
LDL cholesterol được coi là một trong những chỉ số quan trọng cần theo dõi trong quá trình điều trị. LDL tăng có thể liên quan đến yếu tố ăn uống không lành mạnh , các thói quen có hại như hút thuốc lá, rượu bia , lười vận động hoặc liên quan các bệnh lí khác như tăng huyết áp, đái tháo đường…Đây là thành phần được coi là “xấu” của cholesterol, khi lượng LDL này tăng nhiều trong máu dẫn đến sự lắng đọng ở thành mạch máu và gây nên mảng xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa này được hình thành dần dần gây hẹp hoặc tắc mạch máu hoặc có thể vỡ ra đột ngột gây tắc cấp mạch máu và dẫn đến các bệnh nguy hiểm như Nhồi Máu Cơ Tim hoặc Tai Biến Mạch Não.
Triglyceride là một dạng mỡ trong cơ thể bạn. Tăng triglycerides thường gặp ở những người thừa cân, ít vận động, uống quá nhiều bia, rượu… Những người có triglycerides trong máu tăng cao thường đi kèm tăng cholesterol toàn phần, bao gồm tăng LDL (loại xấu) và giảm HDL (tốt). Các nhà khoa học cho thấy việc tăng triglyceride trong máu cũng có thể liên quan đến các biến cố về tim mạch.
Loại này chiếm khoảng 1/3 – 1/4 tổng số cholesterol trong máu của bạn. HDL – cholesterol được cho là loại tốt bởi vì nó vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan, cũng vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch máu và chúng làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến cố tim mạch trầm trọng khác.
Theo khuyến cáo của các y bác sĩ Việt Nam , năm 2010, tất cả những người trên 20 tuổi nên làm xét nghiệm 5 năm 1 lần các thành phần cơ bản của lipid máu và các xét nghiệm nên được làm khi đói để có kết quả tốt .
Rối loạn lipid máu là tình trạng nồng độ cholesterol toàn phần, triglyceride, lipoprotein trọng lượng phân tử lượng thấp (LDL-C) cao hơn và nồng độ lipoprotein trọng lượng phân tử lượng cao (HDL-C) thấp hơn các giá trị bình thường trong huyết tương.
Cùng với việc tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, đái tháo đường, đây là một rối loạn chuyển hóa mạn tính thường gặp, làm tăng quá trình xơ vữa động mạch, tổn thương các cơ quan như : tim, não, thận…
Rối loạn lipid máu :Là một quá trình chuyển biến sinh học, xảy ra sau một thời gian dài mà không nhận biết được. Do đó, tình trạng này hiếm có những triệu chứng đặc biệt. Phần lớn các biểu hiện của rối loạn lipid máu chỉ được phát hiện khi nồng độ các thành phần lipid máu cao kéo dài hoặc gây ra các biến chứng ở các cơ quan như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não… Ngoài ra, khi nồng độ triglyceride tăng cao trong máu, làm huyết tương đục như sữa và có thể gây viêm tụy cấp tính rất dễ ảnh hưởng đến tính mạng con người
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu bao gồm:
Rối loạn lipid máu do lắng đọng trong cơ thể: Do giảm các chất tiêu mỡ, quá trình chuyển hóa bị rối loạn gây lắng đọng mỡ trong cơ thể.
Do tăng huy động: Những người tâm lý căng thẳng, stress, mắc bệnh đái tháo đường rất dễ làm tăng lipid dự trữ trong cơ thể dẫn đến việc rối loạn chuyển hóa lipid.
Do ăn uống thiếu khoa học : ăn quá nhiều các chất chứa dầu mỡ, chất béo, sử dụng rượu bia trong thời gian dài gây rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Xét nghiệm lipid máu để chẩn đoán những nguy cơ mắc bệnh liên quan đến rối loạn lipid máu. Từ đó có thể giúp người bệnh chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tốt nhất .
Xét nghiệm lipid máu được chỉ định cho những người:
– Có biểu hiện lâm sàng của bệnh tim mạch.
– Tiến hành tầm soát rối loạn lipid máu bất kỳ khi nào cần tầm soát các yếu tố nguy cơ gây tim mạch.
– Xét nghiệm mỡ máu ở những người có tình trạng viêm mạn tự miễn như: viêm khớp thấp, vảy nến …
– Những người bị bệnh động mạch ngoại biên hoặc tăng độ dày lớp nội trung mạch, hoặc xơ vữa động mạch cảnh.
– Tất cả người trưởng thành đều nên đi xét nghiệm rối loạn mỡ máu. Đặc biệt với những người có yếu tố mắc bệnh tim mạch
– Ở phụ nữ đái tháo đường hoặc cao huyết áp trong thai kỳ cũng là đối tượng có nguy cơ về tim mạch.
– Những người bị rối loạn lipid máu di truyền với biểu hiện như u vàng (xanthoma), xanthelasma dưới 45 tuổi. Những người trong gia đình có tiền sử về rối loạn lipid máu cũng được chỉ định.
Quá trình xét nghiệm máu tập trung đánh giá các thông số của các thành phần trong lipid máu, xác định lipid máu bình thường hay không, phát hiện các nguy cơ mắc bệnh liên quan đến rối loạn mỡ máu và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
– LDL-C (Lipoprotein Cholesterol tỉ trọng thấp): là thành phần chủ yếu để phân tích lipid máu.
– TG (Triglycerid): là thành phần bổ sung thông tin về nguy cơ, đồng thời chỉ định sử dụng trong chẩn đoán và điều trị.
– HDL-C (Lipoprotein Cholesterol tỉ trọng cao): được dùng để phân tích trước khi bắt đầu điều trị
– Non-HDL-C (Cholesterol không HDL-C) được phân tích để mô tả thêm đặc điểm của rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường, người mắc hội chứng chuyển hóa hoặc bệnh thận mạn tính
Đa số các trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid máu là do dinh dưỡng không hợp lý: chế độ ăn quá nhiều mỡ động vật, nhiều thức ăn chứa cholesterol ví dụ như : (nội tạng động vật, mỡ động vật, bơ sữa toàn phần, trứng), thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá,…. Bỏi vậy, người bị rối loạn lipid máu ngoài việc sử dụng thuốc còn cần có một chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để điều trị bệnh hiệu quả.
Trong điều trị rối loạn lipid máu, để giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành, chế độ ăn cho người bệnh cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
– Giảm lượng ăn vào trong ngày để từ đó giảm cân theo chỉ số khối cơ thể nếu có tình trạng thừa cân, béo phì. Trong một số trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid nhẹ, bệnh có thể ổn định sau khi bệnh nhân áp dụng chế độ ăn giảm cân. Người bệnh nên giảm khẩu phần ăn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300Kcal so với khẩu phần trước đó cho tới khi đạt được năng lượng tương ứng với mức BMI
– Ăn nhiều rau quả để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Ăn nhạt khi có bệnh kèm theo như: tăng huyết áp, suy tim,…
– Số bữa ăn hằng ngày của bệnh nhân rối loạn mỡ máu nên chia thành nhiều bữa, tối thiểu 5 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau tối thiểu 3 giờ và cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm chính ,giảm tối đa lượng chất béo
– Cung cấp đủ 2 – 3 lít nước/ngày.
– Giảm lượng chất béo : Chất béo chỉ nên chiếm 15 – 20% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các chất béo bão hòa, thay vào đó nên ăn các chất béo không bão hòa
– Sử dụng ngũ cốc kết hợp với khoai củ, chiếm khoảng 55 – 60% năng lượng khẩu phần. Người bệnh rối loạn lipid máu nên ăn gạo lứt, hạt nguyên vỏ để cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể, góp phần đào thải cholesterol nội sinh ra ngoài
Trên thực tế, có nhiều loại thực phẩm có tác dụng giảm lipid máu, đôi khi giúp bệnh nhân bị rối loạn lipid máu nhẹ không cần sử dụng thêm thuốc để điều trị bệnh. Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh nên dùng khi mỡ máu cao
– Ngũ cốc chế biến thô: bánh mì đen, gạo thô,…
– Sữa không béo;
– Thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da;
– Các loại hạt có dầu như hạt dẻ, lạc, vừng, bí ngô
– Cá béo, ăn tối thiểu 2 lần/tuần
– Dầu thực vật không bão hòa: dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành
– Tỏi: có tác dụng làm tăng HDL-Cholesterol, có tác dụng giảm cholesterol, triglyceride, LDL-Cholesterol máu và dự phòng xơ vữa động mạch, ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông
– Hành tây: có tác dụng giảm cholesterol máu, cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch giảm độ nhớt của máu tương tự như aspirin
– Đậu tương: ăn 100g đậu tương mỗi ngày giúp giảm 20% cholesterol máu, đặc biệt là giảm nồng độ LDL-cholesterol
– Dưa leo: chứa rất nhiều chất xơ, cải thiện quá trình tiêu hóa, tăng đào thải và giảm hấp thu cholesterol
– Các loại nấm: nấm hương, linh chi, mộc nhĩ giúp giảm cholesterol và triglyceride máu
– Táo: chứa nhiều pectin, giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu
– Kiwi: có hàm lượng cao chất arginine, giúp tăng cường lưu thông máu, hạn chế hình thành các cục máu đông, giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao…
– Ớt: có hàm lượng vitamin C cao, cải thiện vi tuần hoàn của cơ thể, làm giảm lượng cholesterol máu
– Súp lơ: có hàm lượng chất xơ rất cao, giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là flavonoid
– Mướp đắng: giàu vitamin B1, vitamin C và nhiều loại khoáng chất, giúp giảm mỡ máu và nâng cao sức đề kháng của cơ thể
– Cà rốt: giàu beta-carotene và các loại vitamin, chất xơ, khoáng chất, tốt cho người mắc bệnh mạch vành, giảm mỡ máu và hạ huyết áp
Gần giống như các bệnh lý chuyển hóa khác chỉ số lipid máu không biểu hiện gì rầm rộ nhưng lại là nguyên nhân gây chết người một cách âm thầm thông qua các bệnh lý tim mạch, đột quỵ, suy thận mạn. Chính vì vậy, việc khám bệnh định kỳ và xét nghiệm lipid máu mỗi 6 tháng đến 1 năm
BS Trần Minh Tuấn, chuyên gia hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khoẻ. Hiện tôi đang công tác tại phòng khám Đa khoa Minh Thịnh và là người sáng lập, quản lý chuyên môn trang sức khoẻ Bác sĩ Alo. Với tâm niệm mang đến “Món quà tặng cho sức khoẻ” tôi cùng đôi ngũ y bác sĩ luôn luôn lắng nghe và thấu thiếu mong muốn và giúp mọi người có sức khoẻ tốt nhất.
Hiểm Họa Tiềm Ẩn Từ Sữa Giả Trên Thị Trường Hiện Nay Khám phá sự…
Khám phá lợi ích của sữa xương khớp trong việc tăng cường sức khỏe xương…
Khám phá sữa phát triển trí não với công thức dinh dưỡng tối ưu, hỗ…
Tìm hiểu về sữa xương khớp, công dụng vượt trội dành cho người thoái hóa…
Khám phá lợi ích của sữa tốt cho tim mạch, bí quyết lựa chọn và…
Tìm hiểu cách lựa chọn sữa tim mạch để bảo vệ sức khỏe trái tim…