Categories: Máu nhiễm mỡ

Bị mỡ máu có nguy hiểm không và cách phòng, điều trị hiệu quả

Mỡ máu là một bệnh lý liên quan mật thiết đến các thói quen sống hàng ngày. Bệnh thường  rất khó để người bệnh  phát hiện trong thời gian đầu. Chúng ta chỉ biết được bệnh qua bác sĩ chẩn đoán bị mỡ máu hay không sau khi có kết quả xét nghiệm máu. Vậy mỡ máu là gì, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Bacsi Alo tìm hiểu về  những thông tin dưới đây để hiểu thêm về bệnh bị mỡ máu có nguy hiểm không ?

1 Bệnh mỡ máu là gì ?

Bệnh mỡ máu là tình trạng chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn do các nguyên nhân dẫn đến rồi loạn các chức năng chuyển hóa lipid trong máu . Mỡ máu là một bệnh lý liên quan mật thiết đến các thói quen sống hàng ngày.

Các chỉ số bình thường của thành phần mỡ có trong máu :

Triglyceride: < 2.2 mmol/L.

HDL – Cholesterol: > 1.3 mmol/L.

Cholesterol toàn phần: < 5.2 mmol/L .

LDL – Cholesterol: < 3.3 mmol/L.

Các chỉ số trên ở mức bình thường, các xét nghiệm cho kết quả cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol, Triglyceride cao hơn chứng tỏ bạn đang có biểu hiện bệnh mỡ máu.

2 Nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu

Mỡ máu cao thường xảy ra ở các đối tượng trung niên độ tuổi từ 40 trở nên . Tuy nhiên , hiện nay do ảnh hưởng lối sống thiếu khoa học , sinh hoạt và ăn uống không phù hợp gây tổn hại đến sức khoẻ và làm giảm hiệu quả chuyển hoá lipid trong máu.

* Chế độ dinh dưỡng khoa học

Sử dụng nhiều chất béo trong bữa ăn hằng ngày là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh máu nhiễm mỡ. Trong đó,  thịt lợn, trứng, sữa…chứa nhiều chất béo bão hòa. Các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chứa dầu dừa, dầu cọ, bơ, ca cao cũng có hàm lượng chất béo cao. Nếu thường xuyên lạm dụng những loại thực phẩm này bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh máu nhiễm mỡ.

*Béo phì

Béo phì khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Đặc biệt, lượng mỡ thừa thường tập trung chủ yếu ở bụng thay vì ở hông hay đùi. Béo phì khiến nồng độ HDL – cholesterol có lợi giảm còn nồng độ LDL – cholesterol tăng cao dẫn đến nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.

* Ảnh hưởng của tuổi tác và giới tính

Nữ giới từ 15 – 45 tuổi thường có tỉ lệ triglyceride thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào độ tuổi mãn kinh, nồng độ triglyceride và cholesterol xấu ở nữ giới sẽ tăng cao và làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạnh. Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormone Estrogen sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo và tác động trực tiếp đến các mạch máu.

*Thường xuyên hút thuốc lá

Hút thuốc lá khiến nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể giảm mạnh, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

*Yếu tố di truyền

Mỡ máu cao cũng có thể gây ra do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị mỡ máu cao bạn cũng có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ cao hơn bình thường.

*Lười vận động

Khi cơ thể lười vận động sẽ làm tăng nồng độ lipoprotein xấu và làm giảm nồng độ cholesterol tốt. Chính vì thế, ít vận động, thường xuyên nằm hoặc ngồi nhiều một chỗ nguy cơ bị máu nhiễm mỡ là rất cao.

*Thường xuyên căng thẳng, stress

Stress, áp lực cũng là một trong những thủ phạm chính gây máu nhiễm mỡ. Nguyên nhân là do, khi cơ thể bị mệt mỏi, áp lực sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn và ít vận động, lười tập thể dục hơn. Ngoài ra, một số người còn có thói quen sử dụng rượu bia, các chất kích thích khiến cho nồng độ cholesterol trong máu tăng cao.

*Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác

Một số bệnh lý như tiểu đường, giảm hoạt động của tuyến giáp cũng khiến lượng mỡ trong máu tăng cao hơn. Ngoài ra các nguyên nhân khác cũng tác động vào quá trình làm tăng mỡ máu như biến chứng của các bệnh: đái tháo đường, suy thận, suy gan, bệnh nhiễm trùng, hội chứng Cushing, viêm ruột,… Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc lợi niệu, thuốc an thần,… cũng có nguy cơ làm rối loạn chuyển hóa lipid, tăng lượng mỡ trong máu.

3 Các triệu chứng của bệnh mỡ máu

Bệnh mỡ máu thường rất ít có triệu chứng để bệnh nhân phát hiện và người bệnh sẽ rất chủ quán . Các lipid xấu trong máu sẽ tích tụ dần vào trong lòng mạch lâu ngày sẽ tạo thành các mảng bám lớn hơn , chèn ép lối đi của dòng máu . Điều này cản trở sự lưu thông máu đến các cơ quan , gây ra các hiện tượng như : đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau tức ngực, tim đập nhanh, thở gấp…Bệnh phát triển đến giai đoạn cuối sẽ gây ra những triệu chứng nguy hiểm như: huyết áp cao, đau tim, xơ vữa động mạch…

Một số trường hợp có ban vàng dưới da: da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mặt, khuỷu tay, lưng, ngực… to bằng đầu ngón tay không có cảm giác đau, ngứa. Đặc biệt khi các mảng bám lớn xuất hiện ở các mạch máu lớn ở tim, gan, thận gây tắc nghẽn mạch máu có thể khiến các cơ quan này ngừng hoạt động, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Lưu ý: Nên phối hợp tất cả các phương pháp với nhau để cho hiệu quả tốt nhất. Khi kết quả điều trị thành công, các chỉ số mỡ trong máu trở lại mức bình thường thì vẫn nên giữ thói quen tốt nêu trên vì bệnh có khả năng tái phát dễ dàng, giữ lối sống khoa học và đi khám định kỳ thường xuyên để nắm chỉ số mỡ trong máu.

Triệu chứng của rối loạn mỡ máu

4 Bệnh mỡ máu có chữa trị được không và điều trị bằng phương pháp ntn

Do các triệu chứng không rõ ràng nên việc phát hiện bệnh này khó khó khăn . Vì thế phải đòi hỏi người bệnh thường xuyên chú ý đến sức khỏe của bản thân và tiến hành đến các cơ sở y tế để thăm khám tiến hành làm xét nghiệm máu theo định kỳ . Nếu phát hiện được sớm  sẽ giúp nâng cao tỷ lệ bệnh tình chữa khỏi và hạn chế gây biến chứng nguy hiểm cho sau này .

Tuy nhiên chính vì khó khăn đó mà đa số các trường hợp bị bệnh đều được phát hiện khi bệnh nhân đã trong giai đoạn nặng , khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn . Bệnh gây biến chứng trên nhiều cơ quan khác nhau , lúc này ngoài việc điều trị đưa chỉ số mỡ ở trong máu về mức độ bình thường thì bạn còn phải điều trị thêm các biến chứng khác xảy ra ví dụ như : Xơ vữa động mạch , suy tim , xơ gan … lúc này việc chữa trị rất mất thời gian và tốn kém tiền bạc .

Ai là người có nguy cơ cao mắc bệnh mỡ máu cao

Khi gặp phải 50% các điều kiện sau , khả năng bạn có nguy cơ mỡ máu rất cao : Thừa cân , béo phì , uống nhiều hcaats kích thích , hút thuốc lá quá nhiều …sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu .Bên cạnh đó bệnh mỡ máu còn do biến chứng của các bệnh như : hội chứng hư thận , đái tháo đường , uống nhiều thuôc stransh thai , nghiện rượu , nhóm thuốc lợi tiểu thiazid .. chiếm đến khoảng 5 đến 10% nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu cao

Bị mỡ máu có nguy hiểm không, có tử vong không?

Tuy bệnh không trực tiếp gây tử vong nhưng dối loại lipid lại nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm khác như : Xơ vữa động mạch , đột quỵ não , gan nhiễm mỡ .. Tại Việt Nam , có tới 200.000 người mắc bệnh đột quỵ não mỗi năm và 50% trong số đó tử vong . Bởi mỡ máu cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành các mảng xơ vữa ở thành mạch máu , từ đó sẽ gây hẹp lòng mạch , thiếu máu cơ tim , thiếu máu lên não , nặng hơn nữa là các mảng xơ vữa dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong .

Phương pháp điều trị hiệu quả

Để phòng tránh bệnh mỡ máu cao hiệu quả, bạn nên thực hiện theo những biện pháp sau:

– Ăn uống khoa học , lành mạnh , ăn nhiều rau xanh , trái cây tươi để bổ xung chất xơ và chất khoáng cho cơ thể …

– Tránh xa rượu bia ,  không hút thuốc lá và các chất kích thích .

– Sống thoải mái , thư giãn , hạn chế stress , căng thẳng

Thực phẩm cần bổ sung

– Kiểm soát cân nặng cơ thể và duy trì ở mức hợp lý.

– Không nên ăn  quá nhiều chất đạm vì sẽ gây khó tiêu, cholesterol bị đọng lại trên thành động mạnh

– Dùng thuốc điều trị: Hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị bệnh mỡ máu, tuy nhiên mỗi loại thuốc phù hợp với cơ địa của từng người khác nhau vì vậy cần có chỉ định và kê đơn từ bác sĩ, nên phối hợp sử dụng các bài thuốc từ thảo dược.

lưu ý : Nên phối hợp và có những biện pháp kết nối để mang lại hiệu quả tốt nhất . Khi kết quả điều trị thành công , các chỉ số mỡ trong máu sẽ trở lại mức bình thường thì vẫn nên duy trì , giữ thói quen tốt nêu trên vì bệnh rất có khả năng tái phát lại dễ dàng , giữ lối sống văn minh và đi khám định kỳ thường xuyên để nắm chỉ số mỡ trong máu .

Nên ăn gì để kiểm soát mỡ máu .

Để phòng ngừa bệnh mỡ máu thì việc duy trì chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học rất quan trọng. Theo đó, để hạn chế tình trạng mỡ máu tăng cao, bạn nên hạn chế sử dụng đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, các loại thịt màu đỏ, da động vật, không hút thuốc lá, rượu bia.. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại dầu thực vật, dầu oliu, dầu đậu nành, ăn cá thay các loại thịt. Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây để cung cấp chất xơ, vitamin và chất khoáng. Các dưỡng chất này giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đào thải độc tố.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì việc tập luyện cũng rất quan trọng, Hàng ngày, bạn nên cần tăng cường tập thể dục đều đặn hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe như đi bộ, chơi cầu lông, đọc sách báo, tập yoga sinh hoạt câu lạc bộ.* Nên ăn các loại rau xanh vì chúng ít Cholesterol.

– Ăn thịt nạc thăn, hạn chế ăn thịt mỡ và nội tạng động vật.

– Ăn thức ăn ít chất béo như cá, các họ đậu, hoa quả tươi.

– Các loại nấm: nấm hương, mộc nhĩ.

– Gừng hỗ trợ rất tốt trong việc giảm mỡ trong máu.

– Trà sen hoặc các loại trà thanh lọc cơ thể.

* Các loại thực phẩm cần tránh ăn nhiều:

– Đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ.

– Đồ ăn chế biến sẵn.

– Nội tạng động vật.

– Ăn nhạt sẽ tốt hơn cho hoạt động của tim mạch.

Cuối cùng người mắc bệnh mỡ máu cần tái khám sức khỏe định kỳ để thực hiện các xét nghiệm. Từ đó các bác sĩ sẽ có hương tư vấn, thăm khám và điều trị phù hợp, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng mỡ máu tăng cao có thể gây ra.

5/5 - (1 bình chọn)

Recent Posts

Sữa Cỏ – Hiểm Họa Tiềm Ẩn

Hiểm Họa Tiềm Ẩn Từ Sữa Giả Trên Thị Trường Hiện Nay Khám phá sự…

4 giờ ago

Sữa Xương Khớp: Bí Quyết Vàng Cho Sức Khỏe Xương Khớp Toàn Diện

Khám phá lợi ích của sữa xương khớp trong việc tăng cường sức khỏe xương…

5 giờ ago

Sữa Phát Triển Trí Não: Bí Quyết Nuôi Dưỡng Sự Thông Minh

Khám phá sữa phát triển trí não với công thức dinh dưỡng tối ưu, hỗ…

7 giờ ago

Sữa Xương Khớp Giải Pháp Cho Thoái Hóa Cột Sống Và Khớp

Tìm hiểu về sữa xương khớp, công dụng vượt trội dành cho người thoái hóa…

1 ngày ago

Sữa Tốt Cho Tim Mạch – Sống Khỏe Mỗi Ngày

Khám phá lợi ích của sữa tốt cho tim mạch, bí quyết lựa chọn và…

1 ngày ago

Sữa Tim Mạch – Giải Pháp Vàng Dành Cho Cả Nhà

Tìm hiểu cách lựa chọn sữa tim mạch để bảo vệ sức khỏe trái tim…

2 ngày ago