Categories: Bệnh Gout

Băn khoăn bệnh gout có lây hay không? Phòng ngừa gut lây

Bệnh gout (gút) hay còn gọi thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân. Nhưng bệnh gout có lây hay không thì còn còn nhiều thắc mắc.

Bệnh gout đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân (như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay), cả cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng.

Bệnh gút có bị lây không

Bệnh gout có nguy hiểm không?

Tuy bệnh gout có thể làm cho người bệnh căng thẳng, đau đớn và mất ngủ nhưng gout là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn.

Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh gout. Thông thường, người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh gout sau khi bị bệnh sỏi thận.

Giai đoạn 2: nồng độ axit uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân (nốt tophi). Nốt tophi thường biểu hiện chậm, hàng chục năm sau cơn gout đầu tiên nhưng cũng có khi sớm hơn. Khi đã xuất hiện thì dễ tăng số lượng và khối lượng và có thể loét. Nốt tophi thường thấy trên sụn vành tai rồi đến khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân và gân gót.

Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài. Một thời gian sau, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác của bệnh gout với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng.

Giai đoạn 3: các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp.

Hầu hết người bị bệnh gout chỉ ở giai đoạn 1 hoặc 2, rất hiếm người có bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 do các triệu chứng bệnh gout đã được điều trị đúng cách ở giai đoạn 2.

Nguyên nhân bệnh gout

Nguyên nhân bệnh gout gồm hai nguyên nhân chính: nguyên phát (đa số các trường hợp) và thứ phát

Một số nguyên nhân gây ra bệnh Gout

Nguyên phát:

95% các trường hợp xảy ra ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.

Chưa rõ nguyên nhân.

Chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… được xem là làm nặng thêm bệnh.

Thứ phát

Do các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền): hiếm gặp.

Do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai:

Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận

Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp

Dùng thuốc lợi tiểu như furosemid, thiazid, acetazolamid, …

Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính

Dùng thuốc kháng lao như ethambutol, pyrazinamid, …

Triệu chứng bệnh Gout (gút)

Triệu chứng bệnh gout thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Trong một số trường hợp, bệnh gout không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gút thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính.

Các triệu chứng chính của bệnh bao gồm:

  • Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy
  • Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào
  • Khớp sưng đỏ
  • Vùng xung quanh khớp ấm lên

Hầu hết các biểu hiện của bệnh  gout thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.

Nếu người bị bệnh gout không dùng thuốc trị gout thường xuyên, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.

  • U cục tophi: bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thông thường, các khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn hơn.
  • Tổn thương khớp: nếu người bệnh không dùng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác.
  • Sỏi thận: nếu không điều trị gout đúng cách, các tinh thể acid uric không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn tích tụ trong thận gây ra sỏi thận.

Đối tượng nguy cơ bệnh Gout

Tỷ lệ mắc bệnh gout là khoảng 1/200 người trưởng thành. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nam giới từ 30–50 tuổi và phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh thường mắc bệnh này nhiều hơn. Bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ và trẻ em.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

  • Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản
  • Tuổi tác và giới tính: bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi
  • Uống nhiều bia trong thời gian dài
  • Béo phì
  • Gia đình có người từng bị gout
  • Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật
  • Tăng cân quá mức
  • Tăng huyết áp
  • Chức năng thận bất thường
  • Sử dụng một số loại thuốc có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong cơ thể như: Aspirin, Thuốc lợi tiểu, Thuốc hóa trị liệu, Các loại thuốc có thể làm suy giảm hệ miễn dịch như cyclosporine
  • Từng mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, tăng huyết áp
  • Mất nước
bệnh gút có bị lây không

Phòng ngừa bệnh Gout

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh gout:

  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc được kê toa.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe.
  • Điều trị tốt các bệnh lý gây bệnh gout thứ phát như suy thận, các bệnh lý chuyển hóa, …
  • Tập thể dục hằng ngày
  • Duy trì cân nặng hợp lý

Đặc biệt cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý:

  • Tránh ăn nội tạng, nhất là gan, cá mòi
  • Tránh ăn hải sản và thịt đỏ
  • Ăn ít chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa ít chất béo
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua, …
  • Thay thế dùng đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc
  • Uống nhiều nước: uống từ 2,5–3 lít nước mỗi ngày
  • Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia rượu
  • Không uống cà phê, trà, nước uống có ga
cách phòng tránh ngay

Các biện pháp chuẩn đoán bệnh Gout ( gút )

Bệnh gout thường rất khó để chẩn đoán chính xác vì các triệu chứng gần giống với các bệnh khác.

Các biện pháp chẩn đoán được áp dụng bao gồm:

  • Hỏi bệnh sử
  • Khám lâm sàng
  • Xét nghiệm cận lâm sàng:

Xét nghiệm máu để đo nồng độ acid uric trong máu

Chọc hút dịch khớp tìm tinh thể acid uric

Chụp x quang  khớp

Siêu âm khớp

Chụp CT scanner khớp

Bệnh gout có thể chữa khỏi không?

Gút là bệnh lý rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, nên khó có thể chữa khỏi được hoàn toàn.

Hiện có nhiều loại thuốc Tây giúp giảm đau, chống viêm nhanh và hiệu quả trong các đợt gút cấp. Đồng thời có các thuốc để kiểm soát ổn định lượng acid uric máu. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh ở giai đoạn sớm hoặc ổn định tình trạng ở giai đoạn muộn mà không điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh cần phục hồi chức năng gan thận, hỗ trợ kiểm soát acid uric máu đồng thời điều trị các rối loạn chuyển hóa đi kèm.

Bệnh gout có lây hay không?

Theo TS.BS. Tăng Hà Nam Anh (Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) cho biết, bản chất thực sự của bệnh gút là sự tăng nhanh lượng axit uric trong máu. Thời gian dài, người bệnh không kiểm soát được sự rối loạn chuyển hóa axit uric dẫn đến các tinh thể muối urat nhanh chóng lắng đọng ở các mô mềm xung quanh khớp. Điều này khiến cho màng hoạt dịch ở khớp bị sưng viêm, gây đau đớn cho người bệnh.

Tuy nhiên, bệnh lý này không lây lan từ người này sang người khác. Nếu cơ thể người bệnh không sản sinh ra lượng axit uric và thận hoạt động tốt, đào thải được chất này ra ngoài cơ thể thì tinh thể urat không thể lắng đọng và khiến người bệnh mắc bệnh gút. Do đó, căn bệnh này xuất phát từ nguyên nhân do chính bản thân người bệnh chứ không phải do người khác lây truyền. Chính vì vậy, mọi người có thể an tâm khi tiếp xúc với những bệnh nhân mắc bệnh gút.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến lượng axit uric trong máu tăng. Một số nguyên nhân chính khiến bệnh nhân bị gút, mọi người nên biết để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe của mình.

  • Tuổi tác, giới tính: Hầu hết nam giới mắc bệnh gút nhiều hơn nữ giới, người trưởng thành bị bệnh nhiều hơn trẻ em.
  • Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân, béo phì, không kiểm soát được cân nặng có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn. Với những người này, lượng axit uric trong máu không bị phân hủy được tích tụ lại, nhất là người ăn nhiều chất đạm sẽ đứng trước nguy cơ tăng axit uric trong máu.
  • Thiếu hụt enzym phân hủy purin: Một số bệnh nhân có lượng enzym giúp phân hủy purin rất ít, không đủ để đáp ứng thực hiện các hoạt động của cơ thể. Điều này sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn.
  • Sử dụng chất kích thích: Những người uống nhiều rượu, bia, thuốc lá có chứa chất purin sẽ rất dễ bị gút bởi thành phần này sẽ ngăn ngừa sự đào thải các axit uric ra ngoài cơ thể.
  • Rối loạn chuyển hóa: Tình trạng này liên quan đến một số bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, thận,… Nếu mắc những căn bệnh này, sức khỏe của người bệnh bị giảm sút và tăng nguy cơ mắc bệnh gút gấp 3 lần.
  • Yếu tố di truyền: Theo ước tính thì có khoảng 18% bệnh nhân mắc bệnh gút có người thân trong gia đình (bố, mẹ, ông, bà,…) mắc phải căn bệnh này.
  • Cấy ghép một cơ quan nào đó vào trong cơ thể: Điều này khiến cho cơ thể không kịp thích ứng, gây ra tình trạng rối loạn và hạn chế các chức năng đào thải axit uric của thận, khiến bệnh nhân bị gút.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Người bệnh sử dụng thuốc bổ hoặc thuốc chữa các bệnh lý khác làm tăng nguy cơ sản sinh lượng axit uric trong cơ thể. Lâu dần, những loại thuốc này sẽ giảm khả năng hoạt động của thận, ngăn ngừa đào thải axit uric ra bên ngoài.
  • Từ những nguyên nhân trên, ta có thể khẳng định bệnh gút không lây truyền từ người này sang người khác. Có chăng là một phần nhỏ bệnh chỉ di truyền từ những người thân trong gia đình. Dù bệnh không lây lan nhưng mọi người cũng cần chú ý đến sức khỏe, chế độ ăn uống để cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa mắc bệnh gút, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
  • Những bệnh nhân mắc bệnh gút càng cao tuổi thì việc điều trị bệnh sẽ càng khó khăn hơn. Tốt nhất, khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên nhanh chóng tiến hành thăm khám sớm. Tùy thuộc vào mức độ, chuyển biến của bệnh và sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Bệnh gút lây qua đường nào?

  • Gút không phải là bệnh lý lây truyền như nhiều người vẫn nhầm tưởng. Vốn dĩ căn bệnh này xuất phát từ yếu tố tự thân (tức lượng axit uric trong cơ thể không được kiểm soát, tăng vượt ngưỡng cho phép) và một phần nhỏ là do di truyền. Do đó, mọi người hoàn toàn có thể tiếp xúc trực tiếp với những người mắc bệnh gút mà không cần phải lo lắng bệnh sẽ lây nhiễm qua nhiều con đường khác.
  • Về vấn đề ăn uống của người bệnh, bạn có thể ăn chung với họ bình thường mà không sợ lây nhiễm. Đặc biệt, mọi người có thể ngủ chung giường, sử dụng các vật dụng cá nhân của họ bình thường. Căn bệnh này chỉ khiến cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc vận động, đi lại. Đồng thời khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, mọi người có thể an tâm khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh gút.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề: Bệnh gút có lây không? Nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu mắc bệnh gút, người bệnh không nên chủ quan. Bạn cần sớm điều trị bệnh kịp thời. Bên cạnh đó, bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc điều trị, khiến bệnh không những không khỏi mà còn trầm trọng hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Recent Posts

Phốt Sữa Kabe – Thực Hư Đằng Sau Tin Đồn Là Gì? Sự Thật Gây Bất Ngờ Cho Người Tiêu Dùng

Phốt sữa Kabe là thật hay chỉ là tin đồn thất thiệt? Cùng phân tích…

7 ngày ago

Sữa Nào Tốt Cho Người Bị Thoái Hóa Cột Sống? Lựa Chọn Tối Ưu Cho Sức Khỏe

Sữa Nào Tốt Cho Người Bị Thoái Hóa Cột Sống? Hướng Dẫn Từ A Khám…

7 ngày ago

Trẻ Tự Kỷ Có Nên Uống Sữa Không?

Trẻ tự kỷ có nên uống sữa không? Bài viết này sẽ giúp phụ huynh…

7 ngày ago

Sữa Chống Thoái Hóa Xương – Bí Quyết Xương Khỏe

Tìm hiểu về sữa chống thoái hóa xương – giải pháp hỗ trợ sức khỏe…

7 ngày ago

Sữa Kabe Có Tốt Không? Tìm Hiểu Chi Tiết Từ Nguồn Gốc Đến Chất Lượng Sản Phẩm

Sữa Kabe Có Tốt Không? Đánh Giá Chi Tiết Và Địa Chỉ Mua Uy Tín…

7 ngày ago

Sữa Miwako cho trẻ tự kỷ: Lựa chọn dinh dưỡng an toàn và hiệu quả từ thiên nhiên

Sữa Miwako là giải pháp dinh dưỡng hàng đầu dành cho trẻ tự kỷ, với…

7 ngày ago