Categories: Dinh dưỡng

Ảnh hưởng của khói thuốc lá với trẻ em

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi do hít phải khói thuốc lá lên đến 56%, với trẻ vẫn đang bú mẹ chiếm 95%. Khi hút thuốc lá trong phòng, khói thuốc có thể tồn tại khoảng 2 giờ và bám vào chăn chiếu… không thể thoát đi ngay được.

Ảnh: Trung Hậu

Theo Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) khi trẻ nhỏ hít khói thuốc lá vào sẽ bị tê liệt hệ thống lông trong phổi, ảnh hưởng đến đường thở.

Việc hít khói thuốc thụ động đặc biệt nguy hiểm đối với những trẻ bị bệnh hen suyễn. Trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc sẽ tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn, phải thường xuyên đến phòng cấp cứu cũng như gia tăng số lần phải nhập viện.

Trẻ em hít khói thuốc thụ động có nguy cơ lớn bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bao gồm viêm phế quản và viêm phổi.

Những trẻ dưới 1 tuổi có bố mẹ hút thuốc có tỷ lệ viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi, thường bị bệnh nặng hơn và phải nằm viện lâu hơn 20% thời gian so với con của những người không hút thuốc. 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, với trẻ em, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên rất dễ bị tác động bởi các chất độc hại có trong khói thuốc lá. Trẻ em khi phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường có khói thuốc sẽ có tỷ lệ nhiễm các bệnh về đường hô hấp cao hơn bình thường.

Theo nghiên cứu, trẻ tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá sẽ trở thành người hút thuốc lá thụ động. Chất độc hại trong khói thuốc lá có thể làm suy yếu khả năng học hỏi của trẻ bởi trong khói thuốc lá có nhiều chất gây hại cho hệ thần kinh.

Bên cạnh đó, trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá thường tăng nguy cơ rối loạn hành vi như: Rối loạn tăng động giảm chú ý, quá hiếu động, hung hăng, trầm cảm, phạm pháp… đây là một hệ lụy nghiêm trọng của khói thuốc lá về tâm thần đang được nghiên cứu.

Trẻ em tiếp xúc lâu dài với khói thuốc lá thường có nguy cơ cao bị các chứng bệnh như: Động mạch vành sớm, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, ung thư phổi… khi trưởng thành.

Ngoài ra, khói thuốc lá còn là tác nhân gây ra béo phì, tiểu đường ở trẻ. 

Theo khuyến cáo của WHO, khi ở nhà các ông bố, bà mẹ hãy thực hiện kế hoạch cũng như thói quen một gia đình không khói thuốc; đồng thời nên ý thức cũng như tự giác việc cai thuốc. Khi có bạn bè tới nhà nên giải thích và đề nghị họ không hút thuốc trong phòng mà nên đi ra ngoài.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên chú ý cho trẻ ăn nhiều rau củ quả tươi, đặc biệt là những nhóm giàu vitamin C như đu đủ, cà chua, cà rốt… Cha mẹ cũng nên cho trẻ tập uống nhiều nước, đồng thời vận động cho ra mồ hôi nhiều để tăng cường hiệu quả đào thải chất nicotine có trong thuốc lá ra khỏi cơ thể.

Để kiểm tra xem trẻ có đang bị mắc các bệnh về đường hô hấp mà nguyên nhân là do hút thuốc lá thụ động gây nên, cha mẹ nên cho bé đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát.

Quang Quân (tổng hợp) 



Source link
Đánh giá post

Recent Posts

Hoa đu đủ đực có nhiều tác dụng nhưng ai không nên dùng?

Mùa đông, cả gia đình tôi rất hay bị ho. Hai con tôi ho nhiều…

6 giờ ago

Rau mùi có hương thơm dễ chịu, chữa được nhiều loại bệnh

Rau mùi còn được gọi là ngò rí, hồ tuy, hương tuy, nguyên tuy. Cây…

15 giờ ago

Sữa Bổ Sung Canxi Cho Người Tiểu Đường

Sữa Bổ Sung Canxi Cho Người Tiểu Đường: Giải Pháp Sức Khỏe Tối Ưu Tìm…

1 ngày ago

Stress Trong Mùa Thi Áp Lực: Mẹo Giúp Giảm Căng Thẳng Cho Con

Mùa thi luôn là thời điểm căng thẳng đối với các bạn nhỏ và cha…

1 ngày ago

Sữa Nhiều Chất Dinh Dưỡng Dùng Cho Trẻ Được Chuyên Gia Khuyên Dùng

Tìm kiếm loại sữa nhiều chất dinh dưỡng được chuyên gia khuyên dùng để bảo…

1 ngày ago

Điều gì xảy ra với sức khỏe khi bạn không ăn sau 17h?

Không ăn sau 17h là thói quen ngày càng phổ biến, đặc biệt trong các…

2 ngày ago